II/ Theo ĐB tiền vay
3.2.1 Phân tích tình hình doanh số thu nợ hộ nông dân theo ngành kinh tế
Như ta đã biết ngành nông nghiêp là ngành có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng tương đối lớn, vì vậy doanh số thu nợ của ngành này luôn được NHNo Thach Hà quan tâm. Năm 2005 đạt 20.715 triệu đồng chiếm 37,75%. Sang năm 2006 đạt 39.363 triệu đồng, chiếm 35,89%, tăng 18.648 triệu đồng (90,02%). Đến năm 2007 đạt 54.876 triệu đồng, chiếm 37,5%,tăng 15.513 triệu đồng (39,41%). Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp
Bảng 5: Doanh số thu nợ hộ nông dân theo ngành kinh tế & theo ĐBTV qua 3 năm
ĐVT: Tiệu đồng Chỉ tiêu 2005 (tr.đ) 2006 (tr.đ) 2007 (tr.đ) 06/05 07/06 +/- % +/- % Tổng DSTN 61.375 109.676 146.351 48.301 78,7 36.675 33,44 I/ Theo ngành kinh tế 1.nông nghiệp 20.715 39.363 54.876 18.648 90,02 15.513 39,41 2.Lâm nghiệp 4.769 9.868 11.937 5.099 106,92 2.069 20,97 3.Thuỷ sản & DN 7.875 6.721 8.911 -1.154 -14,65 2.190 32,58 4.Thương nghiệp & DV 24.587 45.202 58.946 20.615 83,85 13.744 30,41 5.Đời sống 2.142 5.209 7.095 3.067 143,18 1.886 36,21 6.Ngành nghề khác 1.278 3.309 4.586 2.031 158,92 1.277 38,59
II/ Theo ĐBTV
1DSTNkhông có ĐBTS 42.962 74.579 98.055 31.617 73,59 23.476 31,48 2.DSTNcó ĐBBTS 18.413 35.097 48.296 16.684 90,61 13.199 37,61
Nguồn: Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà
không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng lên về tỷ trọng. Mặc dù sản xuất nông nghiệp là ngành gặp nhiều khó khăn, rủi ro, giá cả và phương cách thu mua không ổn định...Nhưng sự tăng lên về doanh số thu nợ trên đã phản ánh được hiệu quả tín dụng đối với ngành này Thương nghiệp và dịch vụ là ngành được chú trọng phát triển trên địa bàn, doanh số thu nợ của ngành này trong những năm qua không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thu nợ của tất cả các ngành. Nếu như năm 2006 doanh số thu nợ ngành này đạt 45.202 triệu đồng (41,21%), tăng 20.615 triệu đồng (83,85%), thì đến năm 2007 đạt 58.946 (40,28%), tăng 13.744 triệu đồng (30,41%)
Do đặc thù của ngành lâm nghiệp là ngành cần nhiều vốn, có chu kỳ sản xuất dài, thời gian thu hồi vốn chậm, nên vòng quay tín dụng chậm hơn so với các ngành khác, vì vậy việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn, dễ bị rủi ro. Tuy nhiên trong những năm qua nhờ sản xuất có hiệu quả hơn cùng với sự cố gắng, nổ lực của cá bộ ngân hàng nên doanh số thu nợ của ngành này ngày một tăng lên. Năm 2006 tăng 5.009 triệu đồng (106,92%) so với năm 2005, đến năm 2007 tăng 2.069 (20,97%) so với năm 2006
Ngoài các ngành kể trên thì doanh số thu nợ ngành thuỷ sản và diêm nghiệp cũng có sự biến động rõ rệt. Năm 2006 doanh số thu nợ giảm 1.154 triệu đồng (14,65%), điều này là do bảo lụt thường xảy ra nên việc đấnh bắt, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều kho khăn. Tuy nhiên đến năm 2007 doanh số thu nợ của ngành này đã tăng lên 2.190 triệu đồng (32,58%). Điều này chứng tỏ được hiệu quả sử dụng vốn vay của người dân và sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ kịp thời.
Doanh số thu nợ của ngành nghề khác và đời sống tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay nhưng cũng có xu hướng tăng lên qua các năm
Tóm lại doanh số thu nợ không thiên về bất cứ ngành kinh tế nào, tất cả đều có xu hướng tăng lên, nhưng ngành nông nghiệp và thương nghiệp-dịch vụ vẫn là chủ yếu. Trong thời gian tới chi nhánh cần phải coi trọng công tác thu hồi nợ hơn nữa để giải quyết những vấn đề khó khăn của ngân hàng, đảm bảo vấn dề cho vay một cách liên tục và có hiệu quả. Đồng thời cần đưa ra những giải pháp thu nợ hợp lý, nhanh chóng đúng thời hạn