Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các phương pháp định giá cổ phiếu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 72)

động định giá cổ phiếu ACB nói riêng cũng như hoạt động định giá cổ phiếu ngân hàng nói chung có thể dần đi vào thực tế ứng dụng và phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như kết quả định giá đảm bảo được “tính giá trị và thiết thực” đối với nhà đầu tư thì hoạt động định giá cổ phiếu ngân hàng phải đáp ứng được các “điều kiện cần” là việc lựa chọn mơ hình phù hợp để định giá cổ phiếu ngân hàng đồng thời cũng phải thỏa mãn “điều kiện đủ” là thị trường chứng khoán Việt Nam phải khắc phục được những hạn chế để ngày càng phát triển hồn thiện, đảm bảo tính tương thích trong việc ứng dụng các mơ hình lý thuyết vào thực tế hoạt động định giá. Trên cơ sở đó, tác giả trình bày những một số ý tưởng đề xuất về giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu.

3.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu Châu

3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động định giá cổ phiếu ngân hàng

Hệ thống văn bản quy định hiện hành về công tác định giá của Việt Nam đang được xây dựng trên cơ sở áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp mà chưa có văn bản quy định riêng đối với lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng là loại hình doanh nghiệp mang tính chất đặc thù riêng biệt nên thiết nghĩ các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy nhanh quá trình xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý định giá cổ phiếu ngân hàng, kịp thời cải thiện điều kiện và môi trường pháp luật để ban hành khung định giá ngân hàng:

- Xây dựng và ban hành những quy định hướng dẫn riêng đối hoạt động định giá

ngân hàng dựa trên hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động định giá doanh nghiệp nói chung. Trong đó chú trọng đến việc đồng bộ và chuẩn hóa quy trình, phương thức định giá ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế nhằm xác lập

ngân hàng phát triển bền vững. Cơ quan chức năng có thể tổ chức thu thập ý kiến đóng góp từ các ngân hàng thương mại cổ phần, tổ chức định giá uy tính,

cơng ty chứng khốn trong q trình xây dựng và hồn thiện các văn bản quy

định trước khi ban hành.

- Xây dựng quy trình chuẩn để lựa chọn các tổ chức có uy tín, chuẩn mực đạo đức hành nghề, chuẩn mực về định giá để thực hiện công tác định giá ngân hàng đặc biệt đối với công tác định giá để xác định mức giá niêm yết khi các ngân hàng thương mại cổ phần tiến hành niêm yết cổ phiếu lần đầu; xây dựng những quy định chặt chẽ hơn trong việc yêu cầu tổ chức định giá phải công bố đầy đủ những thông tin thuyết minh cần thiết đối với báo cáo kết quả định giá cổ phiếu ngân hàng như số liệu cơ sở, phương thức và quy trình thực hiện cơng tác định giá cổ phiếu ngân hàng để nâng cao tính cơng khai minh bạch trong hoạt động định giá.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức

định giá đặc biệt là các tổ chức được lựa chọn định giá ngân hàng cũng như xây dựng quy chế quản lý giám sát hoạt động tư vấn và xác định giá trị của các tổ chức định giá trên để nâng cao chất lượng của báo cáo định giá, tạo được niềm tin của nhà đầu tư trong việc phát triển thị trường chứng khoán bền vững.

- Thành lập các tổ chức đánh giá rủi ro hoạt động ngân hàng: theo đánh giá thì quy mơ thị trường Việt Nam tuy nhỏ nhưng số lượng ngân hàng hoạt động kinh doanh lại khá đơng. Do đó, đề án phát triển hoạt động ngân hàng Việt Nam chú trọng việc tinh giảm số lượng ngân hàng hoạt động và phát triển quy mô của các ngân hàng trong nước tương xứng với tầm hoạt động của các ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì các cơ quan chức năng cũng nên xây dựng một Tổ chức chuyên biệt có chức năng đánh giá mức độ rủi ro hoạt động ngân hàng, hoạt động độc lập với NHNN. Tổ chức này có thể được xây dựng theo mơ hình các Tổ chức định mức tín nhiệm với chức năng thu thập và thiết lập hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu hoạt động ngân hàng, đây là nguồn cơ sở dữ liệu đầu vào quan trọng đối với công tác định giá cổ phiếu ngân hàng đặc

- Nâng cao vai trị trách nhiệm của các cơng ty kiểm toán độc lập trong việc thực hiện cơng tác kiểm tốn số liệu báo cáo tài chính của ngân hàng: Khung pháp lý cao nhất cho hoạt động hiện nay của các cơng ty kiểm tốn độc lập là Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ban hành ngày 29/03/2011 và Nghị định số 17/2012/NP-CP ngày 13/03/2012 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật kiểm toán độc lập, bên cạnh các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) được soạn thảo dựa trên các quy định của Chuẩn mực kiểm tốn quốc tế (ISA). Theo quy định thì các ngân hàng phải công bố số liệu báo cáo tài chính hàng q và cơng bố kết quả kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nội dung thuyết minh số liệu báo cáo tài chính ngân hàng thường đã bị che lấp phần lớn, nhất là các giao dịch phức tạp giữa các ngân hàng với nhau hoặc các giao dịch của cổ đông lớn. Các giao dịch này vốn tiềm ẩn đã lâu trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng các đơn vị kiểm tốn hồn tồn khơng nhắc đến hoặc đưa ra những cảnh báo trong báo cáo đánh giá của mình như trường hợp của ACB mặc dù số liệu kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng vẫn thực hiện bởi các đơn vị kiểm tốn lớn và uy tín nhất. Sau khi sai phạm tại ACB bị phanh phui thì báo cáo tài chính cơng bố tháng 06/2013 của ngân hàng này mới công bố thông tin các số liệu giao dịch liên quan đến nhóm khách hàng đang bị điều tra và giá trị các giao dịch trên hoàn tồn khơng phải là con số nhỏ. Quy định pháp luật hiện tại chỉ tập trung quá trình điều tra xử phạt các cá nhân vi phạm nhưng chưa thấy cơ quan chức năng nhắc đến vai trò trách nhiệm của đơn vị thực hiện kiểm tốn số liệu báo cáo tài chính của ACB trong những năm trước.

3.2.2 Điều chỉnh các quy định về giao dịch cổ phiếu ngân hàng

Quy định các ngân hàng TMCP phải niêm yết trên sàn để công khai minh bạch hoạt động kinh doanh, giảm tình trạng sở hữu chéo: sau hai năm thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thì số lượng ngân hàng TMCP giảm từ 41 ngân hàng xuống còn 37 ngân hàng. Trong đó mới chỉ có 09 ngân hàng niêm yết trên hai sàn chứng khoán. Giá cổ phiếu của các ngân đang niêm yết trên sàn đa số đều cao hơn giá cổ

khác biệt về quy mô, chất lượng hoạt động của từng ngân hàng cụ thể thì yếu tố tính thanh khoản cao và mức độ cơng khai, minh bạch về thông tin của ngân hàng niêm yết chắc chắn thu hút và tạo niềm tin cho nhà đầu tư cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng chưa niêm yết. Để hoạt động ngân hàng được cơng khai và minh bạch thì điều kiện tiên quyết là các ngân hàng phải niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc trên sàn OTC (sàn giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết). Ngân hàng niêm yết phải tuân thủ các quy định về cơng bố thơng tin, q trình giao dịch cổ phiếu sẽ công khai minh bạch sẽ dần hạn chế được tình trạng sở hữu chéo. Nếu ngân hàng được niêm yết thì

sự minh bạch trong hoạt động của ngân hàng sẽ được thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn

như các báo cáo tài chính phải được kiểm tốn và cơng bố đúng thời hạn, từ đó dưới áp lực của các nhà đầu tư, những quy định khắt khe của thị trường thì bản thân các ngân hàng sẽ phải tự thay đổi tốt hơn

Nâng tỷ lệ sở hữu ngân hàng đối với các nhà đầu tư nước ngoài: theo dự thảo quy định điều chỉnh tỷ lệ sở hữu ngân hàng đối với các nhà đầu tư nước ngồi thì tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân hàng sẽ được nâng lên mức 20% (so với quy định cũ là 15%); đồng thời mức sở hữu cổ phần tối đa (room) của các nhà đầu tư nước ngồi khơng vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng (so với quy định trước đó là 20%); tuy nhiên trong các trường hợp đặc biệt để thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém thì room ở ngân hàng nội địa có thể vượt mức 30% và do Thủ tướng quyết định. Tuy nhiên, theo nhiều nhà đầu tư, do trước đó ở nhiều ngân hàng room của các nhà đầu tư nước ngoài hầu hết đã ở mức 20% nên việc nâng lên 30% là không nhiều, chưa tạo ra được hiệu ứng cao trên thị trường ngân hàng. Đặc biệt khi ngân hàng bị buộc lên sàn niêm yết trong khi room đã đầy, chỉ cịn nâng được thêm 10% thì hiệu quả thu hút được vốn ngoại để tái cơ cấu hoạt động của ngân hàng là không cao. Mặt khác, nhược điểm của hệ thống ngân hàng trong nước là tỷ lệ nợ xấu cao, cơ cấu cổ đơng chưa hồn thiện với tình trạng sở hữu gia đình, sở hữu chéo còn cao. Nếu chỉ để tự bản thân các ngân hàng tự tái cơ cấu thì rất lâu mới thay đổi được và nền kinh tế sẽ phải trả chi phí cao cho việc này. Do đó cần phải có sự tham gia của nhiều cổ đơng bên

lược trên tồn cầu với kinh nghiệm trong quản trị, kinh doanh tài chính ngân hàng để tham gia vào tái cơ cấu hoạt động các ngân hàng. Do đó, nếu chỉ cho phép một nhà đầu tư nước ngồi sở hữu 20% thì các nhà đầu tư tổ chức lớn sẽ không mặn mà bỏ tiền đầu tư bởi họ sẽ khơng có ảnh hưởng nhiều trong các quyết định của hội đồng quản trị nên khơng có ảnh hưởng trong việc điều chỉnh chính sách quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, các cơ quan chức năng nên xem xét điều chỉnh nâng mức sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngân hàng là cần thiết để thu hút được vốn ngoại tham gia mạnh hơn, từ đó góp phần giảm sở hữu chéo và nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

3.2.3 Lựa chọn ứng dụng mơ hình định giá cổ phiếu ngân hàng phù hợp

Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt trong cấu trúc bảng thu nhập giữa ngân hàng và doanh nghiệp nên việc lựa chọn các mơ hình định giá phù hợp để ứng dụng định giá cổ phiếu ngân hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình định giá. Đối với doanh nghiệp thì có thể phân định rõ ràng các khoản mục tài sản và dòng tiền được tạo ra từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Cịn đối với ngân hàng thì cấu trúc tài sản được phân thành các tài sản nợ và tài sản có và dịng tiền của ngân hàng được xác định bằng tổng thu nhập tạo ra từ tài sản có trừ cho tổng chi phí phát sinh từ tài sản nợ, trong đó thu nhập tạo ra từ hoạt động cho vay giữ vai trò quan trọng nhất. Trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng các mơ hình lý thuyết để định giá cổ phiếu ACB thì tác giả nhận thấy việc lựa chọn các mơ hình phù hợp để định giá cổ phiếu ngân hàng gồm có:

Đối với việc ứng dụng các mơ hình định giá chiết khấu dịng tiền: mơ hình DDM phù hợp để định giá cổ phiếu ACB do ngân hàng này có lịch sử chi trả cổ tức đều trong thời gian qua. Còn kết quả định giá cổ phiếu ACB theo mơ hình RI và mơ hình FCFE phản ánh được dòng tiền ròng còn lại của ngân hàng này thuộc về vốn cổ phần thường sau khi đã loại trừ các nghĩa vụ nợ nên được xem là các mơ hình phù hợp để định giá cổ phiếu ngân hàng.

Đối với việc ứng dụng các mơ hình định tương đối mà tiêu biểu là P/E và P/B

trạng một nhóm nhà đầu tư thế lực có khả năng thao túng thị trường và làm giá cổ phiếu nên việc nhà đầu tư chỉ căn cứ vào giá trị nội tại thuần túy của cổ phiếu để quyết định đầu tư thì sẽ khơng thành cơng. Do đó, sự cần thiết phải sử dụng kết hợp phương pháp định giá chỉ số như P/E và P/B để định giá cổ phiếu ACB do kết quả phản ánh mức giá của cổ phiếu dưới sự tác động tổng hợp của cả hai yếu tố là giá trị nội tại và nhìn nhận của thị trường.

Tuy nhiên theo nhận định của tác giả, trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay thì phương pháp phù hợp nhất để xác đinh giá trị cổ phiếu ACB chính là phương pháp giá trị tài sản rịng vì suy cho cùng thì đặc thù hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính là kinh doanh tiền tệ và phụ thuộc phần lớn vào niềm tin của người gửi tiền. Theo số liệu BCTC tháng 06/2013 thì ACB đang hoạt động kinh doanh dựa trên mức vốn tự có khoảng 12.400 tỷ đồng nhưng tổng giá trị tài sản của ACB lại đạt 156.360 tỷ đồng, qua đó có thể thấy giá trị phần tài sản còn lại của ACB có được là từ nguồn tiền gửi huy động được của khách hàng. Phương pháp giá trị tài sản ròng phản ánh giá trị còn lại của ngân hàng theo mức giá thị trường tại thời điểm định giá sau khi trừ đi các khoản nợ. Tuy nhiên việc ứng dụng phương pháp giá trị tài sản rịng khơng đồng nghĩa với quan điểm xác định giá trị thanh lý của ngân hàng hoặc việc xác định giá trị ngân hàng theo cách thức kiểm kê thông thường như xác định giá trị ngân hàng bằng cách cộng giá trị các tài sản cụ thể của ngân hàng. Việc xác định giá trị ngân hàng theo phương pháp tài sản ròng vẫn phản ánh giá trị hiện tại và khả năng sinh lời của ngân hàng trong tương lai.

3.2.4 Nâng cao hiệu quả dự toán hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu Á Châu

Ngân hàng cần công khai minh bạch báo cáo tài chính đặc biệt là thông tin thuyết minh số liệu để nhà đầu tư và thị trường có đủ thơng tin để xây dựng mơ hình định giá ngân hàng. Giá trị ngân hàng, tiến độ và chất lượng công tác định giá phụ thuộc rất nhiều vào sự trung thực, đầy đủ, chính xác của thông tin số liệu, hợp lý của báo cáo tài chính ngân hàng được định giá. Minh bạch cơng bố thơng tin mặc dù sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong ngắn hạn nhưng về dài hạn nó giúp ngân

hàng phát triển bền vững và thực chất, cuối cùng thị trường sẽ đánh giá cao vị thế của ngân hàng.

Ngân hàng cần có biện pháp phân loại tài sản hữu hình, tài sản vơ hình của ngân hàng đồng thời lựa chọn phương pháp định giá tài sản phù hợp với đặc điểm tài sản của ngân hàng mình nhằm đánh giá đúng trị giá tài sản hoặc giá trị chung của ngân hàng. Kinh nghiệm cho thấy, việc định giá tài sản ngân hàng thông thường là sử

dụng phương pháp tài sản và dòng tiền vốn chủ sở hữu. Ðặc biệt trong hoạt động

ngân hàng, tài sản vơ hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng trị giá ngân hàng nên khi định giá tài sản phải đặc biệt đánh giá đầy đủ, có cách nhìn tổng quát về khối lượng tài sản này.

Ngân hàng cần có sự quan tâm đúng mực trong việc xây dựng kế hoạch kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các phương pháp định giá cổ phiếu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)