2.5 Đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu tại SHAMC
2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Việc áp dụng mơ hình AMC để XLNX cho SHB trong những năm trở lại đây được xem là một bước tiến mạnh mẽ trong quá trình thu hồi nợ, tuy nhiên bên cạnh đó SHAMC cịn tồn tại nhiều khó khăn, nguyên nhân là do
Công tác quản lý SHAMC và SHB
SHAMC trong thời gian qua đã tiến hành XLNX cho hệ thống SHB khá thành công, tuy nhiên hoạt động của SHAMC còn tồn tại nhiều hạn chế cơ bản như chỉ nhận ủy thác TSĐB từ các chi nhánh trong hệ thống SHB để xử lý thu hồi nợ xấu, khơng mang tính chất hợp đồng kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, chính vì thế, trong tương lai gần mơ hình hoạt động AMC của SHB cần được nghiên cứu thêm theo hướng phát triển tích cực và bền vững nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các bên liên quan.
Hoạt động XLNX tại SHAMC là một lĩnh vực hoạt động tương đối mới mang tính chất đặc thù, hành lang pháp lý về XLNX còn tồn đọng nhiều bất cập, chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ nên các nhân viên SHAMC vừa phải làm việc vừa phải không ngừng nâng cao kiến thức mới cũng như cập nhật kip thời, nhanh chóng các quy định của NHNN để giải quyết những trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.
Nhân sự mới tuyển dụng cho SHAMC đa số còn trẻ, nhiều nhiệt huyết tuy nhiên kinh nghiệm làm việc còn chưa nhiều. Đặc biệt là do mạng lưới hệ thống SHB cịn ít cũng như số lượng nhân viên làm việc tại SHAMC chưa nhiều nên môi trường làm việc tại nơi này ít cạnh tranh, thiếu động lực để tìm kiếm cơ hội cao hơn. Vì vậy, khi SHAMC phát triển mạnh trong thời gian tới cả về số lượng lẫn chất lượng đòi hỏi nhân viên phải được đào tạo chuyên sâu hơn về kiến thức chuyên môn cũng như khả năng nhận biết các dấu hiệu của nợ xấu.
Tài sản trước khi giao cho SHAMC xử lý tốn nhiều công đoạn và thời gian. Cụ thể là SHB cần phải có thời gian để chuẩn bị phát mãi tài sản do tài sản chưa có hồ sơ pháp lý hồn thiện. Chính vì thế, SHB cần phải tìm đối tác để cho thuê tài sản nhằm tận thu được nợ trong thời gian chờ hoàn thiện hồ sơ phát mãi, thế nhưng hệ quả là tốn kém chi phí đăng báo tìm đối tác, chi phí bảo vệ tài sản… Số thu nợ từ việc khai thác tài sản này thực tế mang lại hiệu quả không cao do nhiều nguyên nhân như: cho thuê tạm thời trong thời gian ngắn với mức giá thấp, tìm khách hàng thuê tài sản
trong thời gian ngắn cùng nhiều ràng buộc kèm theo đẩy SHB phải đưa ra chiến lược giá tốt nhất, việc nâng cấp tài sản để cho thuê không được quan tâm đúng mức do mục tiêu dài hạn là xử lý tài sản nhằm thu hồi nợ.
Quy trình phát mãi tài sản tốn nhiều thời gian. Nguyên nhân chính là do sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong thời gian qua, thêm vào đó là yếu tố tâm lý của khách hàng khi mua lại các tài sản liên quan đến các vụ án thưa kiện cùng với một số yếu tố nội tại như: giá thẩm định của cơ quan thẩm định đưa ra quá cao so với giá thị trường tại thời điểm phát mãi nên SHAMC phải tiến hành điều chỉnh giá nhiều lần mới bán được tài sản (về thủ tục, SHB phải mất hơn một tháng cho mỗi lần giảm giá, sau 4 kỳ đăng báo khi khơng có khách hàng đăng ký mua thì Hội đồng xử lý mới họp để xem xét giảm giá bán) hay do việc điều chỉnh giá bán mỗi lần chỉ giảm 10% so với giá ban đầu; do trường hợp một số tài sản khi xử lý phải xin ý kiến qua nhiều cấp ngành nơi có tài sản xử lý…
Việc Habubank sáp nhập vào SHB mang theo con số nợ xấu rất lớn trong năm tài chính 2012 đã đẩy SHB trở thành ngân hàng đứng đầu với khoản nợ xấu khá lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam. Chính từ việc ơm món nợ lớn từ Vinashin cũng như Bianfishco đã làm cho hoạt động xử lý nợ của SHB gặp nhiều khó khăn.
Việc định giá vốn, xác định thuế phải nộp từ chuyển quyền sử dụng đất chưa hợp lý làm giảm nguồn thu nợ của SHAMC, còn nhiều tồn tại chưa cho phép SHAMC chi hoa hồng môi giới nhằm làm tăng nguồn thu nợ khác ngồi tịa án…
Công tác kiểm tra, giám sát
Hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về giao dịch đảm bảo nên việc phối hợp giữa SHB với các cơ quan hữu quan trong hoạt động xử lý TSĐB nợ vay cịn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc thiếu sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng giữa SHB với chính quyền, nên có nhiều khoản nợ - đặc biệt là các khoản nợ khơng có TSĐB hay khách hàng nợ khơng cịn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho SHB trong hoạt động thu hồi nợ xấu.
Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý
Những khoản nợ thi hành theo bản án, SHAMC không thể thu hồi tài sản trực tiếp mà phải thông qua cơ quan Thi hành án đứng ra xử lý tài sản, sau đó chuyển tiền bán tài sản về ngân hàng tiến hành giảm nợ vay của khách hàng. Chính vì vậy, những khoản nợ thu từ nguồn này thường tốn rất nhiều thời gian.
Công tác tiếp nhận tài sản thế chấp, tài sản cầm cố tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức chẳng hạn như thuê bảo vệ trông tài sản, vệ sinh tài sản, cắm mốc ngay ranh giới thực địa, xây tường rào và đo vẽ hiện trạng nhà đất… Sự chậm trễ trong việc tiếp nhận hồ sơ của Chính quyền địa phương cũng là nguyên nhân làm cho quá trình xử lý nợ của SHAMC kéo dài.
Việc xem xét phê duyệt xóa nợ của Chính phủ hiện nay đang diễn ra khá chậm đối với các khoản nợ khơng có TSĐB và khách hàng nợ khơng cịn tồn tại và hoạt động hay SHB cho vay đối với các DNNN không cần cầm cố thế chấp tài sản và doanh nghiệp bị phá sản, giải thể…. Sự chậm trễ này khiến cho hoạt động xử lý nợ của SHAMC bị ảnh hưởng nhiều đến tiến trình, kế hoạch đã được đề ra từ trước.
Chịu ảnh hưởng từ những biến động chung của nền kinh tế tồn cầu, tình hình kinh tế trong nước khá phức tạp và biến động mạnh. Các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc, thủy sản…có lượng hàng tồn kho khá lớn, nợ trong thanh toán chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn lưu động, chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến hiệu quả kinh doanh rất thấp. Đây là nguyên nhân làm cho nợ quá hạn phát sinh.
Do khủng hoảng tài chính, thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn gặp nhiều khó khăn, suy giảm giá trị của những khoản vay được đảm bảo bằng các loại tài sản này, ảnh hưởng khả năng trả nợ của các doanh nghiệp vay vốn của SHB. Thị trường mua bán nợ xấu phát triển chưa đồng bộ, thiếu sự giám sát chặt chẽ cũng như tâm lý e ngại của nhà đầu tư.
Thiện chí của khách hàng
vụ trả nợ, thiếu thiện chí trả nợ, không hợp tác với SHB trong hoạt động xử lý nợ như không giao TSĐB cho SHB xử lý, đưa ra giá khởi điểm cao để SHB khơng thể bán tài sản ngay được hoặc có thái độ cản trở khi có người mua đến xem tài sản…
Kết luận chƣơng 2
Giới thiệu tổng quan về các biện pháp XLNX SHB đã thực hiện trong thời gian qua bên cạnh việc khái quát các tiêu chí đánh giá hiệu quả XLNX cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XLNX tại SHAMC. Sau khi phân tích cụ thể thực trạng nợ xấu tại SHB và XLNX tại SHAMC, tác giả tiến hành khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XLNX tại SHAMC trên cơ sở nền tảng của lý thuyết chung. Phương trình hồi quy Y = 3,895 + 0,399 * AMC_NH + 0,297 * KH +0,358 * MT + 0,283 * KTGS được rút ra từ nghiên cứu định lượng. Những vấn đề được nêu ra trong chương 1 và chương 2 là cơ sở để tác giá tiến hành đề xuất những giải pháp nhằm giúp cho hoạt động XLNX tại SHB qua công ty SHAMC ngày càng hiệu quả hơn.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI
QUA CÔNG TY SHAMC