Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển nguồn nhân lực/con ngườ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 72 - 77)

II. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động Tuyên Quang đến năm 2020.

1. Nhóm giải pháp chung

1.4. Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển nguồn nhân lực/con ngườ

1.4.1. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lực lượng lao động.

Chất lượng lao động là mặt quan trọng của lực lượng lao động, quyết định tới chất lượng công việc và năng suất lao động. Với thực trạng chất lượng lực lượng lao động hiện tại và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới năm 2020 (phát triển tốc độ nhanh theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa và năng suất lao động cao), có thể nhận định rằng nhóm giải pháp liên quan đến đào tạo đóng vai trò then chốt chiến lược trong việc thực hiện thắng lợi các định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới. Những giải pháp bao gồm:

1.4.2. Tăng cường tuyên truyền đổi mới nhận thức của xã hội/người lao động đối với lĩnh vực đào tạo nghề, đặc biệt chú trọng tới nhóm lao động thanh niên, lao động nông thôn:

Tăng cường sự tham gia phối hợp của các đối tác xã hội, đoàn thể và đặc biệt là Đoàn thanh niên (huyện đoàn), Liên đoàn lao động tỉnh, hội Phụ nữ, doanh nghiệp trong các chương trình giảng dạy, buổi giao lưu về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.

Tăng cường hoạt động định hướng nghề nghiệp ngoài nhà trường như: hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại các trung tâm DVVL, dạy nghề; tư vấn hướng nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các bậc cha mẹ/người bảo trợ và các tổ chức xã hội.

Đẩy mạnh và duy trì thường xuyên hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh tại trường học, từng bước thay đổi xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông nhằm giảm tỷ trọng học sinh lựa chọn học Cao đẳng/đại học không

phù hợp với khả năng của mình và tăng tỷ trọng học sinh lựa chọn vào học các trường dạy nghề.

1.4.3. Nâng cao năng lực đào tạo cho các cơ sở/hệ thống đào tạo nghề

Rà soát và đánh giá lại các cơ sở dạy nghề ngoài công lập hiện có; xây dựng các chương trình hỗ trợ khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập (các trường/cơ sở dạy nghề ngoài công lập hoặc có vốn đầu tư nước ngoài) để góp phần thực hiện chủ trương của tỉnh là các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đào tạo nghề của tỉnh, đáp ứng được nhu cầu về đào tạo nghề (theo dự báo). Thành lập và đầu tư phát triển một trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh trên cơ sở phát triển từ trường trung cấp nghề Tuyên Quang chuyên đào tạo hệ công nhân kỹ thuật dài hạn các nghề: Điện công nghiệp, điện tử, sửa chữa thiết bị cơ khí, hàn, cắt gọt kim loại, vận hành máy xúc đào, nghề may, sửa chữa ô tô và lái xe.... phục vụ cho các doanh nghiệp trong cụm/khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh và xuất khẩu lao động (trong và ngoài nước).

Thành lập mới các cơ sở dạy nghề tại những huyện, thị chưa có cơ sở dạy nghề (hiện tại mới chỉ có trung tâm dạy nghề cấp huyện tại Sơn Dương và Yên Sơn), phấn đấu mỗi huyện có ít nhất 1 trung tâm dạy nghề cấp huyện (trước mắt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện thành lập trung tâm Dạy nghề cấp huyện tại Hàm Yên), hình thành thêm một số cơ sở dạy nghề đa ngành đa nghề tại những vùng có tốc độ đô thị hóa và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế - cơ cấu lao động nhanh, chú trọng phát triển các trung tâm dạy nghề ở vùng nông thôn, đặc biệt ưu tiên cho hai huyện Chiêm Hóa và Na Hang, với mục tiêu trọng tâm là đào tạo nghề ngắn hạn (thuộc các nhóm nghề mây tre đan, dệt mành cọ, làm chổi, chế biến hàng thủ công/tiêu dùng... trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương) cho nhóm lao động nông thôn (lao động nữ, lao động thanh niên. Gắn kết hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo này với hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm (đặc biệt là trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội) với các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị-xã hội khác có liên quan trong lĩnh vực đào tạo-phát triển nguồn nhân lực.

Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng cán bộ giáo viên dạy nghề, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên; bồi dưỡng chuẩn hoá và gửi giáo viên dạy nghề đi kèm cặp, đào tạo bồi dưỡng tại các trường sư phạm kỹ thuật, các khoa sư phạm kỹ thuật tại các trường đại học sư phạm kỹ thuật. Theo đó, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ

cán bộ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề hiện đang có trình độ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và những đối tượng khác có đủ khả năng, phẩm chất, kiến thức nghề nghiệp để làm giáo viên dạy nghề.

Đẩy mạnh hình thức đào tạo nghề trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh. Tập trung vào các nhóm nghề gia công cắt gọt kim loại; cơ khí lắp ráp linh kiện điện tử; công nghệ khai khoáng/luyện kim. Đối với các doanh nghiệp (thuộc diện chính sách ưu tiên khuyến khích đầu tư của tỉnh theo Quyết định số 56/2005/QĐ-UBND) trong các cụm/khu công nghiệp tập trung nếu phải tự đào tạo cho số lao động tuyển mới là lao động địa phương (theo như quy định của chính sách) thì bên cạnh những ưu đãi liên quan đến đào tạo và tuyển dụng lao động đã được hưởng, cần phải hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp về giáo trình, trang thiết bị/phương tiện nhà xưởng phục vụ giảng dạy, đội ngũ giáo viên làm công tác đào tạo.

Huy động các nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp phải là nguồn chủ yếu, khai thác nguồn kinh phí từ các dự án về dạy nghề. Mục tiêu là tổng kinh phí đầu tư cho dạy nghề bình quân hàng năm đạt khoảng 45 tỷ đồng (cao gấp 1,5 lần so với mức tổng kinh phí như hiện nay), trong đó tỷ trọng kinh phí dạy nghề chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước nhưng sẽ giảm dần qua từng năm theo hướng tranh thủ các nguồn viện trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi của các tổ chức quốc tế và nước ngoài; huy động nguồn lực từ xã hội.

Xây dựng cơ chế qui định các cơ sở dạy nghề hàng năm cần dành một khoản kinh phí hợp lý từ các khoản kinh phí đào tạo cũng như từ các nguồn thu khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Khuyến khích thực hiện chủ trương xã hội hóa trong dạy nghề thông qua việc nghiên cứu và ban hành chính sách riêng của tỉnh về khuyến khích phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lậpvới các nội dung chính: ưu đãi về vốn, đất đai, hỗ trợ thủ tục hành chính thành lập cơ sở dạy nghề tư nhân, liên doanh liên kết, đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy nghề... trong đó đối với những cơ sở dạy nghề ngoài công lập được thành lập trên địa bàn các huyện vùng phía Bắc tỉnh thuộc địa bàn huyện Chiêm Hóa và Na Hang cần có cơ chế và chính sách ưu đãi riêng.

Tiếp tục phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực Dạy nghề của các tổ chức đoàn thể xã hội khác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vai trò của các tổ chức như: Trung tâm khuyến công; hội Nông dân tỉnh; Đoàn Thanh niên; Liên đoàn lao động trong việc tổ chức các chương trình dạy nghề cho đối tượng đặc thù.

Huy động sự đóng góp của doanh nghiệp về kinh phí cũng như các hỗ trợ vật chất khác. Khuyến khích động viên các doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện thuận lợi, miễn phí cho giáo viên dạy nghề khi đến tham quan, nghiên cứu, tiếp cận công nghệ mới, thực tập nâng cao trình độ.

Nâng cấp, chuẩn hóa, hiện đại hóa trang thiết bị đào tạo nghề theo hướng tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn từ nay đến 2015, nguồn kinh phí từ ngân sách cấp sẽ chủ yếu dành cho việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị và nâng cao năng lực đào tạo của cơ sở dạy nghề trọng điểm của tỉnh (được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung cấp nghề Tuyên Quang).

Hàng năm tiến hành khảo sát thực trạng về nhu cầu và khả năng tham gia của đối tượng học nghề (chú trọng nhóm lao động nông thôn, lao động nghèo, lao động mất đất, lao động thanh niên là người dân tộc thiểu số...) và các doanh nghiệp, nhằm phân nhóm đào tạo theo trình độ học vấn và yêu cầu nghề nghiệp phù hợp với khả năng thực tế, nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu về loại lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của doanh nghiệp.

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo phổ cập nghề cho lao động chưa có nghề theo chương trình Dạy nghề thuộc đến án Dạy nghề cho Lao động nông thôn, lao động thanh niên do Chính phủ ban hành.

1.4.4. Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các chính sách có liên quan tới đào tạo nghề.

Rà soát và phân loại tổng thể những chính sách có liên quan tới đào tạo nghề và sử dụng/tuyển dụng lao động để đề xuất với các cơ quan chức năng thay đổi, ban hành các chính sách mới phù hợp hơn, đặc biệt là những chính sách hiện đang cản trở hoạt động của cơ sở dạy nghề như chính sách học phí, chính sách đầu tư cơ sở vật chất, chính sách đất đai.

Có chính sách trợ giúp về kinh phí, cho vay vốn học nghề (với lãi suất ưu đãi, thời gian dài), đặc biệt đối tượng sinh sống tại các huyện/thị khó khăn, thuộc các gia đình chính sách có khả năng tiếp cận được một cách dễ dàng hơn đối với hệ thống đào tạo nghề.

Đề xuất, xây dựng và thực hiện các chính sách dạy nghề đặc thù của tỉnh phù hợp với khuôn khổ chính sách chung của Nhà nước. Chính sách liên quan tới dạy nghề của tỉnh được xây dựng cần phải đảm bảo các tiêu chí: (i) rõ ràng; (ii) nhất quán; (iii) bao quát, có ích cho nhiều người, cho mọi bộ phận và ở mọi cấp; (iv) được ủng hộ, phù hợp với niềm tin và mong muốn của những người thực hiện, khuyến khích và huy động những người thực hiện cùng tham gia xây dựng chính

sách. Mục tiêu là tới năm 2010, ban hành chính sách riêng của tỉnh về khuyến khích đầu tư thành lập cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập.

1.4.5. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Bố trí đầy đủ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về đào tạo nghề cấp tỉnh và cấp huyện/thị và địa bàn tương đương theo hướng chuyên môn hoá về công việc cũng như cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Theo đó ở cấp tỉnh cần kiện toàn tổ chức bộ máy đơn vị phụ trách quản lý lĩnh vực đào tạo nghề (cấp phòng) trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội với biên chế tối thiểu là 4 cán bộ với chức năng chuyên về lĩnh vực quản lý và phát triển Dạy nghề trên địa bàn tỉnh; bố trí ít nhất tại mỗi huyện 1 biên chế cán bộ chuyên về công tác quản lý và phát triển đào tạo nghề trực thuộc phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện

Tăng cường hoạt động đào tạo, tập huấn bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề tại tất cả các cấp cũng như các cơ sở đào tạo nghề.

Đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc (máy tính, phương tiện phục vụ hoạt động chuyên môn) cho hoạt động của cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề, đặc biệt các huyện thị thuộc vùng sâu, vùng xa (Chiêm Hóa, Na Hang) có trường/cơ sở dạy nghề.

Thiết lập mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan ở địa phương (ngành Lao động Thương binh Xã hội, ngành Công thương, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên, hội Phụ nữ, hội Nông dân...) tham gia công tác phổ cập nghề theo tinh thần của chỉ thị số 06/2009/CT-UBND ngày 02/10/2009.

2. Nhóm giải pháp đột phá mang tính đặc thù cho từng vùng

Như đã đề cập ở phần trên, trên cơ sở những đặc thù khác nhau về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tỉnh Tuyên Quang được phân thành 3 vùng gồm: (i) vùng núi phía Bắc tỉnh với các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa và Na Hang; (ii) vùng trung tâm tỉnh bao gồm toàn bộ thị xã Tuyên Quang và một số điểm phụ cận thuộc hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn (theo quy hoạch phân vùng địa lý thì sắp tới đây những phần này sẽ được sáp nhập vào thị xã Tuyên Quang để từ đó sẽ dần nâng cấp thị xã lên thành thành phố trực thuộc tỉnh); và (iii) vùng phía Nam tỉnh (bao gồm toàn bộ những phần còn lại thuộc hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn). Các giải pháp thúc đẩy tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động của các

vùng gồm có:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w