Giả thuyết Nội dung
H1 Phán đoán đạo đức ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT(+)
H2 Quy định tổ chức nghề nghiệp ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT (+)
H3 Uy tín nghề nghiệp ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT (+) H4 Quy định pháp lý ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT (+) H5 Gia đình ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ DNKT (+)
Các giả thuyết nghiên cứu này sẽ được kiểm định để bác bỏ hay chấp nhận, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận áp lực từ cơng ty kiểm tốn.
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.3.1. Mẫu khảo sát 3.3.1. Mẫu khảo sát
Do giới hạn về khả năng tiếp cận, chi phí cũng như thời gian nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, theo đó tác giả sẽ chọn bất kỳ phần tử nào dựa trên sự thuận tiện, dễ lấy thông tin mà tác giả có thể tiếp cận để đưa vào mẫu.
Đối tượng khảo sát là các KTV ở vị trí khác nhau như chủ phần hùn, chủ nhiệm kiểm tốn, kiểm tốn chính và trợ lý kiểm tốn đã và đang làm việc tại các DNKT trên địa bàn Tp.HCM.
Kích thước mẫu: Xác định kích thước mẫu khảo sát là một trong các nhân tố sẽ quyết định chất lượng của mơ hình nghiên cứu và hiệu quả kinh tế. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu phụ thuộc vào các phương pháp phân tích thống kê trong nghiên cứu và được đánh giá qua cơng thức mang tính kinh nghiệm.
Trong phân tích nhân tố thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến n >= 5p, với p = 23 thì cỡ mẫu phải từ 115 mẫu trở lên
Và mơ hình hồi quy bội MRL: n >=50 +8p, với p = 5 thì cỡ mẫu phải từ 90 trở lên. Do đó, cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là 115 mẫu.
3.3.2. Thiết kế thang đo
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định những áp lực KTV ở Tp HCM gặp phải và các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực đó. Nghiên cứu chính tác giả dựa vào là nghiên cứu của Espinosa-Pike & Barrainkua An exploratory study of the pressures and ethical dilemmas in the audit conflict (2015). Các thang đo và biến
quan sát được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Espinosa-Pike & Barrainkua (2015) và một số tác giả khác. Tuy nhiên để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đã xây dựng thang đo như sau:
(1) Đối với thang đo áp lực
Đối với thang đo áp lực, tác giả sử dụng 4/5 biến quan sát so với nghiên cứu gốc của Espinosa-Pike & Barrainkua (2015). Tác giả đã loại biến Áp lực từ khách hàng để thay đổi ý kiến trên báo cáo kiểm toán (biến về áp lực KTV gặp phải từ khách hàng kiểm tốn) bởi vì phạm vi của bài nghiên cứu này là nghiên cứu về áp lực KTV gặp phải từ DNKT. Đối với thang đo cảm nhận áp lực từ DNKT của KTV, KTV sẽ được hỏi về tần suất cảm nhận các áp lực này trong cuộc kiểm tốn, có 5 phương án trả lời với 1 là không bao giờ, 5 là luôn luôn.