Các kiến nghị.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương, giai đoan 2011 2015 và những năm tiếp theo (Trang 100 - 107)

- Các phân hiệu:

Tiểu kết chương

3.3.8. Các kiến nghị.

- Vi ngành ch qun: Liên minh HTX Vit Nam.

Trước hết là việc tăng biên chế cho nhà trường tương ứng với quy mô đào tạo hiện nay và những năm tiếp theo theo đúng tinh thần của quyết định số 07/QĐ- BGDĐT ngày 23/1/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Xây dựng kế hoạch biên chế -quỹ luơng cán bộ công chức các trường đại học, cao đẳng” và Quyết định số 64/2008/QĐ-BGD&ĐT này quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên, để đảm bảo đủ số lượng cán bộ giảng dạy từ này cho tới năm 2015 và những năm tiếp theo. Đặc biệt cho lộ trình nâng cấp thành trường đại học vào năm 2017.

- Vi B Giáo dc và Đào to:

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ:

“…Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới cơ bản và toàn diện sự nghiệp giáo dục đào tạo là một trong ba khâu đột phá của đất nước trong giai đoạn tới”.

Trước đó, Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) của Đảng đã có có một chuyên đề về giáo dục đào tạo.

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả kiến nghị với Bộ Giáo dục đào tạo về việc quán triêt tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 2, Khoá VIII như sau:

Tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 2, Khoá VIII đã khẳng định vai trò là yếu tố quyết định chất lượng của giáo dục đào tạo và được xã hội tôn vinh, Để đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo phải giải quyết tốt nhất vấn đề người thầy. Coi trọng thầy giáo có nghĩa là coi trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo. Để giải quyết vấn đề người thầy cần tập trung vào một số trọng tâm, như: Khẩn trương xây dựng các chính sách quốc gia khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn, nghiên cứu, ban hành và thực hiện sớm các ưu tiên về ngạch, bậc, chế độ phụ cấp cho giáo viên, giảng viên như Luật Giáo dục đã quy định.

+ Đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng giáo viên. Cơ chế mới phải tạo ra cơ cấu biên chế phù hợp cho mỗi cơ sở đào tạo ở tất cả các Bộ, Ngành, phải khuyến khích,phát huy những nỗ lực của các cá nhân, bộ phận giáo viên có trình độ. Mặt khác đội ngũ cán bộ quản lý trường, khoa, ban… chuyên môn phải được đào tạo về nghiệp vụ quản lý đáp ứng được với nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới. Cơ chế quản lý phải đảm bảo có sự sàng lọc một cách chính xác, dễ dàng những cán bộ không đủ tiêu chuẩn giảng dạy, tạo cơ hội cho những giảng viên trẻ có đủ điều kiện về chuyên môn, có tâm huyết với nghề làm thầy, được tham gia tuyển chọn và giảng dạy. Cơ chế quản lý mới cũng phải thể chế hoá được quy định về tuổi về hưu đối với cán bộ giảng dạy thực sự có trình độ cao để sử dụng hợp lý lực lượng giảng dạy quý báu này cho sự nghiệp đào tạo của mỗi nhà trường.

Cơ chế quản lý mới phải cùng với chế độ tiền lương và phụ cấp ưu đãi bảo đảm được yêu cầu nâng cao hiệu suất sử dụng cán bộ giảng dạy, khai thác được tiềm năng của mỗi tập thể sư phạm ở tất cả các phạm vi trường, khoa, bộ môn.

Quy mô tuyển sinh đào tạo các hệ TCCN, cao đẳng và đại học hàng năm phù hợp với các nhà trường, các ngành khác nhau.

+ Thực hiện triệt để việc sắp xếp cán bộ giảng dạy theo đúng tiêu chuẩn, chức danh nhằm sử dụng hợp lý lực lượng này, thúc đẩy quá trình đào tạo, tự đào tạo để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy, đưa việc xây dựng, quản lý, sử dụng đánh giá đội ngũ vào nề nếp, cơ bản và hiện đại, hiệu quả. Như vậy cùng với việc sắp xếp cán bộ giảng dạy theo chức danh nhất thiết phải dựa vào thực hiện các quy định mới về chế độ lao động của người cán bộ giảng dạy ở mỗi cấp gắn với các chức danh và thực hiện cơ chế quản lý mới.

+ Vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quan điểm đường lối của Đảng cho đội ngũ giảng dạy được lãnh đạo và các cán bộ, giảng viên nhà trường thống nhất nhận thức: Đó cũng là một công việc ý nghĩa cho môi trường đào tạo những cán bộ có trình độ cử nhân kinh tế, phục vụ cho khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã và cho xã hội, cho nên hoạt động này cần được chú trọng và tiến hành một cách thường xuyên, nhằm nâng cao trình độ nhận thức tư tưởng, từ đó góp phần trực tiếp nâng cao tư chất chính trị cho mỗi cá nhân cũng như cho cả tập thể đội ngũ giảng viên gián tiếp cho hàng ngàn cán bộ của khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong tương lai. Có thể kết luận: Đội ngũ cán bộ giảng dạy trong nhà trường hiện nay đều có phẩm chất chính trị tốt, tuy nhiên, để duy trì, giữ gìn được những phẩm chất tốt đẹp, cần thiết đó, trong thời gian tới, nhà trường cũng cần phải khắc phục một số hạn chế hiện đang còn tồn tại đối với công tác này như sau:

*. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong bộ phận giảng viên . Giảng viên là bộ phận có vị trí tương đối quan trọng trong sự nghiệp đào tạo của các nhà trường, việc tăng cường công tác phát triển đảng ở bộ phận này sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường, tuy nhiên đi đôi với việc phát triển số lượng cần chú trọng chất lượng đảng viên. Cho nên, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, cần phải đẩy mạnh công tác này trong thời kỳ tới, vì Đảng chỉ thêm mạnh khi có được bổ sung vào đội ngũ những người vừa có đức vừa có tài.

*. Cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chính trị cho đội ngũ giảng viên. Tập thể giảng viên vẫn còn 81 người chiếm 77,1% đội ngũ mới ở trình độ sơ cấp chính trị.

*. Tăng cường công tác chính trị tư tưởng trong các nhà trường trên cơ sở kỷ cương, dân chủ, công bằng. Chỉ có trên cơ sở đó mới có thể tạo dựng được bầu không khí chính trị thực sự: Thống nhất, lành mạnh, tích cực, có lợi cho sự nghiệp chính trị của nhà trường hiện tại và nhất là trong điều kiện mới: Đào tạo đội ngũ cán bộ cho thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và yêu cầu đào tạo trong “nền kinh tế tri thức” ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21.

Tăng cường mối quan hệ với cơ quan chủ quản: Liên minh HTX Việt Nam (với các Ban có liên quan) để tranh thủ ý kiến các chuyên gia, đặc biệt là các cơ hội lớn khi tham gia các chương trình của Liên minh hợp tác xã quốc tế, có thêm cơ hội tiếp xúc với kho kiến thức vô tận về khu vực kinh tế hợp tác xã trên toàn thế giới.

Tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp, hợp tác xã để có kiến thức thực tế trong bài giảng của sinh viên đồng thời các doanh nghệp sẽ là mơi sinh viên đến để thực tập chuyên ngành, cơ sở ngành. Ngoài ra tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, hợp tác xã có uy tín cũng là cách để tìm đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp (một vấn đề đang rất nóng bỏng cho các nhà trường đào tạo trong thời gian gần đây).

Đẩy mạnh việc bồi dưỡng đào tạo và đào tạo lại để hiện đại hóa đội ngũ về công nghệ đào tạo giáo viên và phương pháp dạy học mới trở thành một hoạt động có tính thường xuyên có tính pháp định trong mỗi hệ đào tạo của nhà trường.

Trưng dụng có chọn lọc những cán bộ ở các bộ phận quản lý có đủ khả năng, điều kiện tham gia giảng dạy kiêm chức để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn có ở một số khoa, ngành trong trường (khoa Tài chính ngân hàng: ngành Thanh toán quốc tế và Tài chính quốc tế).

Liên kết với các trường, viện trong và ngoài nước để tạo môi trường tiếp xúc và học hỏi nâng cao trình độ. Đây là hướng giải quyết đã được thực hiện từ nhiều năm nay, song việc thực hiện cần đi vào chiều sâu hơn nữa để góp phần tạo nguồn giảng viên có chất lượng cao sau khi được đào tạo về sẽ trở thành những chuyên gia giỏi ở các bộ môn họ đảm trách. Muốn có chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ trong điều kiện hiện nay của nhà trường có thể sử dụng phép đột phá trong công tác cán bộ, bằng cách mạnh dạn chọn lọc trong đội ngũ giảng viên, cử đi đào tạo

trên đại học tập trung ở trong nước và ngoài nước kèm theo các điều kiện ràng buộc. Tất nhiên để làm được việc này cần phải có quy hoạch, kế hoạch cụ thể dảm bảo sự cân đối giữa việc học tập nâng cao trình độ đội ngũ với việc đảm bảo khối lượng, chất lượng giảng dạy của toàn trường.

Tiu kết chương III

Tác giả đã nêu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Trung ương dựa trên định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường, trong giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo, những yêu cầu cụ thể trong việc nâng cao chất lượng cũng như tiêu chuẩn hoá về chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy như sau:

- Biện pháp trước mắt:

+ Tổ chức các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên. + Hoạt động đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ. + Sinh hoạt chuyên môn ở các khoa, tổ bộ môn.

+ Tăng cường các hoạt động nghiên cúu và thông tin khoa học. + Tăng cường xâm nhập thực tiễn.

+ Tăng cường các cơ hội, giao lưu, học tập bên ngoài. + Tuyển dụng có chất lượng đội ngũ giảng viên mới. + Hoạt động kiểm tra.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- Biện pháp lâu dài để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy:

+ Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.

+ Giải pháp về công tác tổ chức:

*. Rà soát, sắp xếp bố trí và sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên. *. Giải pháp tranh thủ tận dụng mối quan hệ đối ngoại.

+ Giải pháp về xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy.

+ Giải pháp thực hiện tốt hơn các hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong nhà trường.

+ Nâng cao vai trò của các khoa, phòng, trung tâm và tổ bộ môn. + Nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua các hoạt động tự đào tạo.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương, giai đoan 2011 2015 và những năm tiếp theo (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)