CHƯƠNG 1 : PHẦN MỞ ĐẦU
4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA GIA
ĐÌNH CÁC THÀNH VIÊN VAY VỐN
Từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, đề tài chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Khandker (2005) về tác động của tín dụng vi mơ đối với thu nhập của những người nghèo. Bên cạnh đó để xem xét tồn diện về sự thay đổi thu nhập của các thành viên vay vốn từ Quỹ tại huyện Ba Tri tác giả đưa vào mơ hình một số biến kiểm soát.
Y =0 + 1X1 +2X2 +3X3 + 4X4 +5X5 +6X6 + ui Trong đó:
Y: Biến giả (Y = 0: Thu nhập không thay đổi, Y = 1: Thu nhập tăng) X1: Tuổi của thành viên vay vốn
X2: Số người phụ thuộc trong gia đình X3: Số năm vay vốn của Quỹ
X4: Mức vay từ dự án
X5: Tham gia các chương trình tập huấn
Bảng 4.11: Tổng hợp kỳ vọng các biến trong mơ hình
Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị tính Dấu kỳ vọng
Tuổi
Số người phụ thuộc Mức vay
Số năm vay
Tham gia tập huấn Tài sản hình thành từ thu nhập của nguồn vốn dự án Tuoi Songuoi_PT Muc_vay Sonam_vay Tap_huan TS_DA Năm Người Triệu đồng/năm Năm Khơng = 0, Có = 1 Khơng = 0, Có = 1 +/- - + +/- + +
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Qua khảo sát và sử dụng thống kê mô tả để tập hợp, phân tích tác động chương trình cho vay của Quỹ đối với các chị em phụ nữ trên một số xã của huyện Ba Tri. Kết quả khảo sát cho thấy chương trình cũng đã có những dấu hiệu tích cực trong cải thiện thu nhập bình quân của một số thành viên vay vốn tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ khá cao trên 50% thành viên vay vốn có thu nhập khơng thay đổi so với trước khi nhận vốn từ chương trình. Như vậy các biến kiểm sốt trên sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của các hộ gia đình vay vốn.
Với giả định các biến độc lập khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy đa biến cho nên trước khi phân tích hồi quy mơ hình Probit cần kiểm tra xem giữa các biến độc lập có tồn tại hiện tượng này hay không bằng cách xác định hệ số tương quan từng cặp giữa các biến độc lập được thể hiện qua ma trận tương quan ở bảng 4.12.
Bảng 4.12: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập
Tuoi Songuoi_
PT
Sonam
-vay Muc_vay Tap_huan TS_DA
Tuoi Songuoi_PT Sonam_vay Muc_vay Tap_huan TS_DA 1,0000 0,1873 0,2079 0,0754 -0,1801 0,0796 1,0000 0,1186 0,0675 -0,0855 -0,0241 1,0000 0,7060 0,1376 0,3605 1,0000 0,1758 0,4733 1,0000 0,1669 1,0000
Nguồn: Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Stata
Bảng 4.12 thể hiện các giá trị hệ số tương quan từng cặp đều thấp hơn 0,8. Điều này chứng tỏ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến kiểm sốt trong mơ hình. Do đó tiếp đến ta phân tích hồi quy mơ hình Probit để biết tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như thế nào sẽ được trình bày trong bảng 4.13.
Kết quả hồi quy probit nhị phân bằng phần mềm Stata cho thấy Prob > chi 2 = 0,000 hay bác bỏ giả thuyết tất cả các hệ số của hàm hồi quy đều bằng 0, ngoại trừ hệ số chặn. Đồng thời hệ số Pseudo R2 bằng 0,7059 cho thấy 70,59% sự thay đổi thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình vay vốn từ Quỹ được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình. Trong mơ hình đa số các biến kiểm sốt đều có ý nghĩa thống kê cụ thể như số người phụ thuộc, mức vay và tài sản hình thành từ thu nhập của nguồn vốn dự án có ý nghĩa ở mức 1%. Còn các biến như số số năm vay và việc tham gia các lớp tập huấn của chương trình có ý nghĩa ở mức 5% tuy nhiên tuổi của thành viên vay vốn lại khơng có ý nghĩa thống kê. Qua ước lượng mơ hình probit về tác động của các nhân tố đến thu nhập của các hộ vay vốn kết quả được trình bày trong bảng 4.13.
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mơ hình Probit về các nhân tố tác động đến thu nhập của các thành viên vay vốn
Biến độc lập Ký hiệu Hệ số beta Tác động
biên (dy/dx) Giá trị P
Hằng số -11,9154*** 0,000
Tuổi Tuoi 0,02414ns 0,0091 0,185
Số người phụ thuộc Songuoi_PT -0,3965*** -0,1490 0,009 Số năm vay Sonam_vay -0,3887** -0,1461 0,045
Mức vay Muc_vay 1,8062*** 0,6788 0,000
Tham gia tập huấn Tap_huan 1,3280** 0,4884 0,019 Tài sản hình thành từ
thu nhập của nguồn vốn dự án TS_DA 2,6783*** 0,8138 0,000 Số quan sát 160 Pseudo R2 0,7059 Log likehood -32,3141 LR chi2(6) 155,15 Prob > chi2 0,0000
Nguồn: Số liệu điều tra xử lý bằng phần mềm Stata
*** Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ** Có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ns Khơng có ý nghĩa thống kê
Số người phụ thuộc được tính trên những người khơng có việc làm, chưa tạo được thu nhập trong gia đình. Từ kết quả ước lượng cho thấy biến số người phụ thuộc có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và hệ số beta có giá trị âm là 0,3965 và tác động biên của số người phụ thuộc đến thu nhập bình quân trong gia đình là 0,1490 cho thấy có mối tương quan nghịch giữa số người phụ thuộc trong gia đình đối với mức thu nhập bình qn của các hộ vay vốn. Điều này có nghĩa là khi số người phụ thuộc tăng lên 1 người thì thu nhập bình quân đầu người ở các hộ vay vốn giảm 14,9% với giả định các yếu tố khác khơng đổi hồn tồn phù hợp với kỳ vọng ban đầu và các nghiên cứu của Võ Thị Thúy Anh (2010) và Phan Thị Nữ (2012) vì nếu
số người phụ thuộc trong gia đình càng lớn sẽ làm cho thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm.
Số năm vay vốn của các thành viên được đo bằng thời gian vay và sử dụng vốn từ Quỹ của các thành viên, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, hệ số beta có giá trị âm 0,3887 và tác động biên của số năm vay vốn là 0,1461 thể hiện mối tương quan nghịch biến giữa số năm vay vốn từ chương trình và thu nhập bình quân tăng thêm của các hộ gia đình. Qua kết quả từ bảng 4.13 ta thấy đối với hộ có thời gian vay vốn tăng thêm 1 đơn vị thì thu nhập bình quân đầu người giảm 14,61% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nguyên nhân là do đa số các hộ có thời gian vay vốn từ ba năm trở lên đều sử dụng cho hoạt động chăn nuôi heo hoặc mua thức ăn ni bị. Đây là hoạt động mà thu nhập được tạo ra địi hỏi cần có thời gian tương đối dài cụ thể chăn ni heo trên một năm, bị thường thì 2 – 3 năm. Như vậy sau thời gian vay vốn để chăn ni thì thời điểm tạo thu nhập đối với các hộ gia đình lại rơi vào giai đoạn giá cả của tất cả các vật nuôi đều xuống, nên phần lớn chỉ đủ bù đắp chi phí. Tương tự đối với các thành viên vay vốn từ năm 2016 thì việc đầu tư chăn nuôi chưa tạo được thu nhập tuy nhiên qua khảo sát thì thấy phần lớn các chị em vay vốn trong thời gian một năm tính đến năm 2017 đều sử dụng cho hoạt động bn bán như tạp hóa, hàng bơng, gạo, vé số,v.v. nên phần nào cải thiện được thu nhập.
Mức vốn vay từ chương trình đo bằng số tiền vay bình quân các kỳ của những thành viên vay vốn. Qua kết quả bảng 4.13 ta thấy mức vay có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và hệ số beta có giá trị dương thể hiện mối quan hệ đồng thuận giữa mức vay so với thu nhập bình quân đầu người. Tác động biên của mức vay lên thu nhập bình quân là 0,6788 cho thấy khi mức vay tăng thêm 1 đơn vị thì thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình tăng 67,88% trong khi các yếu tố khác không đổi. Từ đây cho thấy lượng tiền vay có tác động rất lớn đến việc cải thiện thu nhập của các hộ vay. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Mohummed Shofi Ullah Mazumder and Lu Wencong (2013) và Lý Minh Hằng (2015) đồng thời qua khảo sát các thành viên cũng cho rằng nếu lượng vốn vay càng lớn họ sẽ càng có
nhiều điều kiện để đầu tư như mua bò giống tự tạo việc làm và cơ sở để tăng thu nhập.
Tập huấn được đo bằng việc tham gia các chương trình tập huấn sản xuất của các thành viên vay vốn, có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và hệ số beta có giá trị dương thể hiện mối tương quan thuận giữa việc tham gia các lớp tập huấn và tăng thu nhập bình quân. Mặt khác tác động biên của việc tham gia tập huận đến thu nhập bình quân là 0,4884 cho biêt nếu thành viên tham gia các lớp tập huấn tăng thêm 1 đơn vị thì thu nhập bình quân đầu người của hộ sẽ tăng 48,84% khi các yếu tố khác không đổi. Như vậy việc tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, kết cườm đã giúp thành viên vay vốn có thêm các kiến thức, kỹ năng để sản xuất và kinh doanh có hiệu quả góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Tài sản dự án đo bằng các tài sản bao gồm con giống, vật ni, đồ dùng sinh hoạt,v.v. được hình thành từ nguồn thu nhập vốn vay của Quỹ. Từ bảng 4.13 cho thấy giá trị tài sản có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và hệ số beta dương chứng tỏ mối tương quan thuận giữa giá trị tài sản hình thành từ chương trình và thu nhập bình quân đầu người. Đồng thời tác động biên của tài sản dự án lên thu nhập bình qn có giá trị là 0,8138 điều này có nghĩa khi giá trị tài sản tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập bình quân tăng của hộ tăng thêm 81,38% với giả định các yếu tố khác không đổi. Việc này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng và xu hướng tiêu dùng của các hộ, khi sản xuất có hiệu quả, thu nhập được cải thiện các hộ thường sắm sửa thêm các tài sản cho gia đình như tủ lạnh, xe gắn máy hay mua thêm con giống vật nuôi để mở rộng sảm xuất.
Như vậy với việc sử dụng phương pháp thông kê và thống kê mơ tả nhằm phân tích sự thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người của các hộ vay vốn từ chương trình Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cho thấy mục đích sử dụng vốn có ý nghĩa rất lớn trong cải thiện thu nhập, đối với các chị em vay vốn số đông tuổi tác lớn, trình độ học vấn thấp nên chủ yếu tham gia những công việc lao động tương đối nhẹ như bn bán nhỏ lẻ để phụ giúp gia đình. Đây là cơng việc có tính chất đơn giản khơng địi hỏi trình độ và vốn lớn phù hợp với chị em phụ nữ nông thôn
nên sẽ cải thiện được thu nhập bình quân của các hộ gia đình. Tuy nhiên nếu vốn sử dụng cho các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về giá như đã phân tích thì có thể sẽ dẫn đến tác động tiêu cực đến thu nhập và thậm chí tạo ra gánh nặng nợ đối với các hộ gia đình vay vốn.
Mặt khác với mơ hình hồi quy probit đã cho thấy mức vay và việc tham gia tập huấn của các thành viên vay vốn có tác động mạnh đến khả năng tăng thu nhập bình quân của các hộ gia đình. Tuy nhiên qua khảo sát thì số thành viên vay vốn được tham gia tập huấn vẫn còn rất hạn chế do Hội phụ nữ huyện chưa mở các lớp tập huấn nâng cao hiểu biết và năng lực sản xuất cho các thành viên vay vốn của Quỹ. Nguyên nhân là do số lượng cán bộ tín dụng tại Hội LHPN huyện rất ít chỉ 7 cán bộ phải phụ trách số lượng thành viên vay vốn lên đến vài nghìn do đó phần lớn cán bộ phải làm cơng tác tuyên truyền, thẩm định, phát và thu vốn chưa có thời gian để tổ chức các buổi tập huấn cho các tổ hợp tác vay vốn. Mặt khác hiện tại lại thêm một số cán bộ tín dụng đang trong thời gian nghỉ thai sản càng tạo nhiều khó khăn trong công tác hoạt động của Quỹ cũng như triển khai thường xuyên các buổi sinh hoạt và tập huấn cho thành viên hội.
Về lượng tiền vay từ Quỹ cũng tương đối ít, khơng đủ để đầu tư sản xuất có quy mơ tương đối lớn như mua bị giống để nuôi hay đầu tư chăn nuôi theo công nghiệp để giảm chi phí, nâng cao năng suất mà chủ yếu chăn nuôi theo kinh nghiệm, nhỏ lẻ nên dễ dàng gặp rủi ro do biến động về giá hoặc dịch bệnh xảy ra hậu quả mất vốn và gia tăng gánh nặng nợ. Mức cho vay của các sản phẩm vay vốn tương đối ít, áp dụng chung cho tất cả các xã khác nhau do đó chưa đáp ứng tốt nhu cầu, nguyện vọng của một số thành viên vay vốn sản xuất.