- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Chính phủ và các
3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
Thực thi quyền lực và thi hành pháp luật luôn cần đến sự kiểm tra, giám sát đầy đủ và hữu hiệu. Trong nhà nước pháp quyền XHCN các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải thực sự được coi trọng và hoàn thiện ở mức cao nhất, bảo đảm cho quyền lực Nhà nước luôn nằm trong quỹ đạo thực thi tốt nhất quyền dân chủ của cơng dân, phục vụ lợi ích chung của xã hội, của đất nước, pháp luật luôn được tôn trọng, pháp chế và kỷ cương phải được giữ vững. Đối với các cơ quan nhà nước, kiểm tra, giám sát là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết để các cơ quan đó thực hiện đúng chức
trách và thẩm quyền của mình, đồng thời là điều kiện để phối hợp các hoạt động một cách có hiệu quả. Đến lượt mình, các hoạt động, các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải có sự phân cơng, phối hợp đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Xuất phát từ các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền, địi hỏi việc đổi mới cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng thời gian tới cần nắm vững một số u cầu có tính ngun tắc sau:
Một là, trong điều kiện có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì
mọi tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, mọi người có chức vụ và cơng dân đều có nghĩa vụ tn thủ triệt để pháp luật; khơng một tổ chức, cá nhân nào được đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Các quan hệ xã hội căn bản phải được điều chỉnh bằng pháp luật và pháp luật phải giữ vị trí điều chỉnh chủ đạo trong toàn xã hội, trong hoạt động, ứng xử của các chủ thể quan hệ xã hội.
Hai là, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải có sự phân biệt rành
mạch giữa nội dung, phạm vi, tính chất sai phạm của cán bộ, đảng viên thuộc về chức năng, thẩm quyền kiểm tra, xử lý trong nội bộ Đảng với những nội dung, tính chất, phạm vi sai phạm thuộc chức năng, thẩm quyền thụ lý xét xử của các cơ quan nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật. Nếu không phân biệt rõ ràng, cụ thể giữa nội dung, phạm vi, tính chất kiểm tra trong Đảng với cơ quan chức năng Nhà nước thì khơng thể bảo đảm được tính cơng lý, tính minh bạch và tính tối thượng của pháp luật Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Ba là, hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng không những không được
"khoanh vùng" hoặc "đóng cửa" trong Đảng để tiến hành kiểm tra với tất cả mọi hành vi sai phạm của cán bộ, đảng viên mà còn phải tạo thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật có điều kiện tiếp cận tới những cán bộ, đảng viên có dấu hiệu phạm pháp, phạm tội như mọi công dân khác, đặc biệt là khi có dấu hiệu phạm tội tham nhũng. Bởi vì, đã là hành vi tham nhũng, phạm pháp theo các quy định của pháp luật thì phải sử dụng biện pháp
tư pháp mới có hiệu lực và hiệu quả chứ khơng thể chỉ sử dụng biện pháp kiểm tra nội bộ Đảng để tiến hành kiểm tra và xử lý nội bộ. Hơn nữa, đã có hành vi tham nhũng, một hành vi thuộc bản chất của chủ nghĩa cá nhân, thoái hố, biến chất, khơng cịn đủ tư cách người đảng viên nên nhất thiết phải được tiến hành xem xét, xử lý theo các biện pháp điều tra, thanh tra của các cơ quan chức năng nhà nước.
Có nhận thức thống nhất các nguyên tắc trên thì trong hoạt động thực tiễn, các cơ quan bảo vệ pháp luật mới có thể mạnh tay, khơng e ngại khi tiến hành điều tra, thanh tra "đụng" đến đối tượng vi phạm pháp luật là đảng viên, cán bộ, nhất là đảng viên đó nắm chức vụ cao, quyền lực lớn. Chỉ khi nào, hoạt động kiểm tra trong Đảng tiến hành đúng đối tượng, đúng nội dung, tính chất và đúng chức năng, thẩm quyền, khơng làm thay các cơ quan chức năng nhà nước thì chừng đó cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng mới đạt hiệu quả đúng về chất và thực sự bảo đảm tính cơng minh, chính xác, kịp thời.
Trong giai đoạn cách mạng mới địi hỏi cơng tác kiểm tra, giám sát Đảng: một là, phải dựa vào dân, pháp huy quyền làm chủ, quyền giám sát của quần chúng đối với đảng viên, cán bộ; hai là, hoạt động kiểm tra trong Đảng cũng phải triệt để tn thủ tính cơng lý, tính minh bạch và tính tối thượng của pháp luật, Đảng không đứng ngồi hoặc đứng trên pháp luật và khơng lấy hoạt động kiểm tra trong nội bộ Đảng thay thế cho hoạt động tư pháp của các cơ quan nhà nước đối với những đảng viên vi phạm nghiêm trọng pháp luật Nhà nước; ba là, kiên quyết sử dụng tự phê bình và phê bình trong tổ chức đảng làm vũ khí đấu tranh nội bộ để tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng và xây dựng Nhà nước vững mạnh.