ÔNG VUA KHÔNG NGÔI LÀM BINH NHÌ

Một phần của tài liệu nghệ thuật sông y chi sat da tạo nên thành công của bạn (Trang 66 - 68)

Lawrence của Ả Rập.

Vị anh hùng trong chiến tranh thành một lính trơn. Ông tìm sự yên ổn để viết một cuốn sách.

Trenchard, viên chỉ huy không quân Hoàng gia, hay tin đó, bực mình lắm, cho rằng ông có ý chơi khăm mình, bảo ông một là phải nhậm chức sĩ quan, hai là phải ra khỏi trại Uxbridge liền. Tất nhiên ông không chịu nhận chức sĩ quan và ông từ biệt Uxbridge ngày 21.1.1923.

*

Hai tháng sau ông lại đổi tên một lần nữa, lần này lựa tên T.E.Shaw và tình nguyện vô đội Chiến xa Hoàng gia.

thở. Họ đều là bọn táng tận lương tâm. Bọn người thấy con vật vô tội nào cũng cầm đá liệng chơi cho đỡ buồn. Để có thể thoát được trong chốc lát cái không khí hôi thối đó, ông cố dành dụm mua một chiếc xe máy dầu, và mỗi khi phải đứng trước một tên cai hay đội vô lại nào mà ông cắn răng chịu không nổi thì ông nhảy lên chiếc xe, mở hết tốc lực, phóng 150 cây số một giờ, bất kể sống chết; có vậy thần kinh ông mới dịu xuống được.

Đêm nào ông cũng trằn trọc và ông lại tiếp tục chép hồi kí.

Ông không muốn vào một đội quân chiến đấu, ông ghét cái việc giết người để gây địa vị cho những ông bự ở Luân Đôn; nên ông xin về làm thợ chụp hình ở không quân Hoàng gia. Người ta đề nghị ông chép lại lịch sử Không quân, ông từ chối. Phải khó khăn bao nhiêu mới nhập vào cái cặn bã của xã hội thì còn ngoi lên làm gì?

Bạn thân của ông, Bernard Shaw, bảo sự nghèo khổ của ông là một quốc sỉ, yêu cầu thủ tướng

Baldwin tặng ông một số lợi tức. Chính phủ không chấp thuận, nhưng giá có chấp thuận thì ông cũng không nhận.

Sau ông vận động được trở về Không quân, mừng quá bước vô trại, treo bọc quần áo lên một cành liễu mà khóc.

Đầu năm 1927 ông lại hay tin một tin buồn và nhục cho ông nữa. Ibn Séoud, người được Saint John Philby ở Indian Office che chở, tấn công Hussein, chỉ trong có mấy ngày đuổi được Hussein ra khỏi La Mecque. Và Hussein phải lưu lạc ở ngoại quốc. Chính phủ Anh thản nhiên, không hề giúp đỡ, bênh vực Hussein, thành thử bao nhiêu lời hứa của ông với giòng họ Hussein bị chà đạp hết. Những người được ông che chở nay phiêu bạt khắp nơi; liên bang Ả Rập mà ông định thành lập nay còn gì? Nếu phải sống đến năm 1945 mà thấy Ibn Séoud hất chân Anh và kết thân với Mỹ, tặng cho Mỹ tất cả những mỏ dầu lửa trên bán đảo Ả Rập thì lòng ái quốc còn giày vò ông thêm bực nào nữa.

*

Hussein bị cướp ngôi khi Lawrence ở Karachi. Ông được phái qua đó, vẫn làm lính thợ. Ngày thì nóng, đêm thì lạnh, cảnh thì buồn tẻ: chung quanh là sa mạc mà lại không có vẻ đẹp của sa mạc, vì đây đó dựng lên những trại lính, những chòi canh, những kho quân nhu, y như những điểm loang lổ dơ bấn trên một mảnh giấy vàng.

Ông lại tiếp tục viết, viết lén vì ban đêm người ta không cho dùng đèn của trại. Ông rút ngắn bộ Les

sept piliers de la Sagesse thành cuốn Révolte dans le désert (Revolt in the desert). Cuốn này được

hoan nghênh hơn cuốn trước: trong cùng một tuần bán được 40.000 bản. Ở Anh và Mỹ cùng in một lúc. Có người không kịp mua, bỏ ra 20 bảng Anh để thuê về đọc. Có kẻ bỏ ra 40 bảng Anh để mua. Nhưng chỉ có kẻ đầu cơ là hưởng lợi còn ông thì đem tặng hết tiền (15.000 bảng Anh) cho quỹ cứu tế của Không quân Hoàng gia.

Rồi ông viết nốt cuốn The mint, kể những điều ông mục kích trong Không quân, chỉ trích chính sách của Anh về quân đội, và đôi khi cũng để lộ ra tâm sự chán chường của mình nữa. Trong một bức thư

gửi cho bạn, ông viết:

"Thà để cho bộ óc của tôi rỉ đi, còn hơn tiếp tục nghiền nát đời kẻ khác (ông ám chỉ người Ả Rập) trong cái máy xay chính trị của các ông. Nếu tôi đừng rán làm những việc mà tôi đã làm một cách hoàn hảo (tức giúp Ả Rập chống Thổ) thì chắc là mọi việc êm ấm cho tôi; hay là mọi sự sẽ như ý cả nếu tôi không làm được những việc mà tôi đã làm."

Soạn xong cuốn The Mint, ông dịch Odyssée cũng để cho qua ngày.

Không trợ cấp cho ông, nhưng chính phủ vẫn hỏi ý kiến ông về những vấn đề Ả Rập. Một lần ở Ấn Độ, ông được vời tới nhà viên công sứ vịnh Ba Tư để lựa giùm một khu đất làm phi trường trên bờ biển phía đông của bán đảo Ả Rập. Viên công sứ và các chính khách không nhận ra ông, coi thường ông, gây ra một vụ nực cười mà Bernard Shaw đã chép vào một vở kịch ngắn (Too true to be good) trong đó tôi trích ra đoạn dưới đây:

Tallboys - Lạ lùng hả! Thế tại sao có nhiều tài như vậy mà anh không lên ít nhất là chức cai? Humble - Thưa Đại tá, học thức không đủ ạ.

T - Mù chữ ư? Anh không xấu hổ à ? H - Thưa Đại tá không.

T - Thế anh lấy làm vinh hạnh à?

H - Thưa Đại tá nó như vậy, làm sao được? T - Thế làm sao mà anh biết rõ xứ này vậy?

H - Thưa Đại tá, trước khi nhập ngũ, tôi là kẻ lang thang khắp đây đó.

*

Ông ở Ấn Độ cũng không yên. Được hai năm tung tích bị lộ. Tháng giêng năm 1929 tờ Daily Herald đăng liền hai bài tố cáo sự có mặt của ông ở Ấn. Rồi một tháng sau tờ Daily News có giọng gay gắt hơn:

Một phần của tài liệu nghệ thuật sông y chi sat da tạo nên thành công của bạn (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)