Chiến lược nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 128 - 132)

b. Phân theo thành phần KT

4.1.1.2. Chiến lược nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011

giai đoạn 2011 - 2020

Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã nêu trên địi hỏi phải có chiến lược nâng cao tồn diện chất lượng nguồn nhân lực của thành phố. Chiến lược này phải được bắt đầu từ việc xây dựng các quan điểm định hướng cơ bản sau:

Một là, coi việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề đột phá để phát triển trong giai đoạn đến năm 2020.

Việc xác định quan điểm này xuất phát từ vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế trí thức đang trở

thành xu thế phổ biến đối với các quốc gia trên bình diện tồn cầu; đồng thời nó cũng hết sức cần thiết đứng trước thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố Viêng Chăn hiện nay như luận án đã phân tích ở trên.

Hai là, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được bắt đầu từ những khâu then chốt có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với chất lượng nguồn nhân lực

* Nâng cao thể lực của nguồn nhân lực

Trong thời kỳ 2011-2020, cần đạt được những mục tiêu cơ bản về thể lực của nguồn nhân lực như sau:

- Tăng tuổi thọ trung bình lên 75 tuổi vào năm 2020.

- Nâng chỉ số phát triển thể lực trung bình của thanh niên thể hiện bằng chiều cao đạt 1,60m đối với nữ; 1,70m đối với nam vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới mức 10% vào năm 2020; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ của trẻ em, đưa tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500g xuống dưới 5% vào năm 2020.

- Tăng khẩu phần dinh dưỡng và cải thiện cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhân dân nhằm tăng năng lượng để đến năm 2020 đạt mức năng lượng là trên 2.800 calo/người/ngày.

- Từng bước hợp lý hóa cơ cấu dinh dưỡng, trong đó tăng tỷ lệ chất đạm, chất béo và giảm chất bột, tăng dần tỷ lệ prôtein động vật trong tổng số prôtein trong khẩu phần ăn hàng ngày của dân cư [183].

* Nâng cao trí lực và trình độ nghề nghiệp cho nguồn nhân lực

Nâng cao trí lực và trình độ nghề nghiệp của nguồn nhân lực trong thời kỳ 2011-2020 cần tập trung vào các hướng chung sau: (i) Phổ cập phổ thông trung học cơ sở cho dân số trong tuổi lao động. Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích thanh niên học nghề và tổ chức hướng nghiệp trong các trường học; (ii) Đảm bảo tỷ lệ ngày càng tăng số thanh thiếu niên khơng có điều kiện học tiếp cao hơn ở bậc phổ thông được hướng nghiệp tại các lớp tư vấn về

nghề nghiệp hoặc các lớp đào tạo nghề nhằm cung cấp cho họ những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về nghề nghiệp; (iii) Xây dựng và mở rộng hệ thống đào tạo nghề nghiệp, hình thành được cơ cấu đào tạo hợp lý về các cấp trình độ đào tạo, bao gồm công nhân kỹ thuật và những lớp dạy nghề, phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ và khuyến nông, khuyến ngư cho người lao động ở các thôn/bản trong thành phố. Hướng cụ thể như sau:

Tổ chức thường xuyên các cuộc phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm ăn mới cho nhân dân Thành phố Viêng Chăn. Dưới các hình thức khuyến

nơng, khuyến lâm, tổ chức các lớp học, hội nghị tập huấn nhằm hướng dẫn cho nhân dân cách canh tác mới, áp dụng giống mới, mở mang thêm ngành nghề (trước hết là may mặc, chế biến nông - lâm sản và sản xuất hàng tiêu dùng từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, xây dựng, cơ khí sửa chữa...).

Thành lập và từng bước mở rộng hệ thống đào tạo nghề cho người lao động. Mở rộng các loại hình đào tạo nghề mới cho thanh niên từ 15 tuổi trở

lên, đảm bảo cho thanh niên đến tuổi lao động có nhu cầu học nghề đều được đào tạo nghề. Đào tạo nghề phải tập trung vào các nghề, như dệt, may, sản xuất giày dép, chế biến nơng - lâm sản, cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng, các nghề thủ công truyền thống của mỗi Bộ tộc... Thành lập ở mỗi huyện ít nhất một Trung tâm dạy nghề tổng hợp đạt mức độ tiên tiến của đất nước, sau tiến tới tương đương với trình độ các nước khu vực. Tại mỗi một cụm liên bản tổ chức các lớp dạy nghề và các đội dạy nghề lưu động (đội khuyến nơng, khuyến lâm).

Tích cực chuẩn bị tạo nguồn cho đào tạo trung học chuyên nghiệp, đại học và cao đẳng. Đảm bảo ngày càng nhiều học sinh tốt nghiệp trung học phổ

thông thi và tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thơng qua mở rộng quy mơ trường/lớp học, khuyến khích học sinh đến trường và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông các cấp.

cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước các cấp, việc đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước các cấp và trang bị những kiến thức cần thiết cho các già làng, trưởng thơn đóng vai trị rất quan trọng. Nội dung chủ yếu trong đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức là những kiến thức về pháp luật, phương pháp quản lý Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường, pháp luật quốc tế và cập nhật thông tin phục vụ cho tác nghiệp lãnh đạo, quản lý...

Tạo điều kiện và khuyến khích tinh thần và ý chí làm giàu cho nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ và các chủ hộ gia đình. Khuyến khích tinh thần kinh doanh, ý chí làm giàu, bản lĩnh cao, linh hoạt, quyết đoán, nhạy cảm, tinh thần hợp tác...; cung cấp những kiến thức cơ bản về luật pháp, đặc biệt là Luật Kinh tế cả của quốc gia và quốc tế; cung cấp thông tin về thị trường thế giới và trong nước.

Xây dựng phong cách làm việc phù hợp với u cầu cơng nghiệp hóa và phát huy truyền thống cộng đồng, hợp tác của dân tộc, các Bộ tộc. Hình

thành được tinh thần năng động, độc lập tự chủ và tác phong tổ chức, kỷ luật lao động cơng nghiệp, có tinh thần hợp tác, tương trợ cao, có quyết tâm và biết cách làm giàu cho bản thân và cho cộng đồng, cho đất nước. Phát huy những truyền thống quý báu của các Bộ tộc về tính cộng đồng, đồn kết, tự cường và khả năng sẵn sàng thích ứng...

* Đẩy mạnh tạo việc làm và cải tiến cơ cấu lao động

Mục tiêu tổng quát của tạo việc làm là tăng năng suất, nâng cao hiệu quả và chuyển dịch tiến bộ trong cơ cấu lao động theo ngành, lãnh thổ.

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân sẽ có sự chuyển dịch tiến bộ. Tỷ trọng lao động khu vực nơng - lâm nghiệp giảm cịn 22% năm 2020; tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng đạt 25% năm 2020 và dịch vụ ổn định từ 53 - 55% [183]. Trong các ngành đều diễn ra q trình chuyển từ lao động thủ cơng lên bán cơ giới và cơ giới, một số lĩnh vực, ngành mũi nhọn phát triển theo hướng tự động hóa, trang bị kỹ thuật của lao động khơng

ngừng nâng lên, dung lượng lao động khoa học - công nghệ của nền kinh tế từng bước được nâng cao, từng bước hình thành và phát triển các yếu tố của nền kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w