KINH TẾ THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP THỐNG TRỊ (1858 ‐ 1945)
3.1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Trên thế giới, vào nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do sang chủ nghĩa tư bản độc quyền (còn gọi là chủ nghĩa đế quốc). Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn này, như V.I. Lênin nói, là xâm chiếm thuộc địa. Trong khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đang trên con đường chuyển dần sang giai đoạn đế quốc thì các nước phương Đơng vẫn đang trong "đêm trường trung cổ". Các nước này trở thành đối tượng nhịm ngó, xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Ở Việt Nam lúc này, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Kinh tế nông nghiệp bị sa sút, triều Nguyễn không quan tâm đến trị thủy, nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Trong lĩnh vực cơng thương nghiệp, triều Nguyễn thực hiện chính sách thuế khóa nặng nề làm cho lĩnh vực này không phát triển được. Cơng nghiệp khơng có điều kiện để trở thành ngành riêng, ngược lại, có xu hướng bị hòa tan vào nền kinh tế tự cung tự cấp của xã hội phong kiến lạc hậu. Trong khi đó, đối với thương nghiệp, triều Nguyễn thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng", khiến nước ta bị cô lập với bên ngoài. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam của họ. Sau gần 30 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, đến cuối thế kỷ XIX (năm 1884), thực dân Pháp đã đánh chiếm được toàn bộ Việt Nam.
Thực dân Pháp xâm lược nước ta chủ yếu nhằm mục đích kinh tế. Khi đề cập đến vấn đề này, Phan Khoang cho rằng: "Mục đích thứ nhất của cơng cuộc đi chiếm đất thực dân của các cường quốc là mục đích vật chất: tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa mình sản xuất, tìm nơi cung cấp ngun liệu cần thiết cho kỹ nghệ của mình" [Phan Khoang, 1961, 423]. Lê Quốc Sử cũng chia sẻ quan điểm này khi ơng khẳng định mục đích thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là "nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm nguồn ngun liệu và bóc lột lao động" [Lê Quốc Sử, 1998, 89]. Như vậy, thực dân Pháp xâm lược nước ta nhằm các mục đích kinh tế: 1) Có nơi đầu tư đem lại lợi nhuận cao; 2) Vơ vét tài nguyên và bóc lột nguồn lao động; 3) Có thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá.