CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.4. Các lý thuyết nền giải thích cho vấn đề nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, đề tài sử dụng các lý thuyết nền liên quan đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC, gồm: Lý thuyết uỷ nhiệm; Lý thuyết thông tin bất cân xứng và Lý thuyết thơng tin hữu ích.
2.4.1. Lý thuyết uỷ nhiệm
Lý thuyết ủy nhiệm được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Thông qua hợp đồng, bên được uỷ nhiệm thực hiện một số công việc đại diện cho bên được uỷ nhiệm. Lý thuyết uỷ nhiệm cho rằng cả hai bên (bên được uỷ nhiệm và bên được uỷ nhiệm) đều tối đa hố lợi ích của mình. Vấn đề là làm sao cho bên được uỷ nhiệm hành xử theo hướng tối đa hố lợi ích của bên uỷ nhiệm.
Các vấn đề trên làm phát sinh chi phí uỷ nhiệm. Chi phí uỷ nhiệm về cơ bản là số tiền mà bên uỷ nhiệm mất đi do sự tách rời lợi ích của họ với lợi ích của bên được uỷ nhiệm. Jensen và Meckling chia chi phí uỷ nhiệm thành ba loại:
22
- Chi phí giám sát (monitoring costs) là chi phí để giám sát hành vi của người được uỷ nhiệm, nhằm để họ phục vụ cho lợi ích của người uỷ nhiệm.
- Chi phí liên kết (bonding costs) là chi phí để thiết lập và duy trì một cơ chế nhằm đảm bảo người được uỷ nhiệm đại diện cho quyền lợi của người uỷ nhiệm.
- Chi phí khác (residual costs) hay là các ảnh hưởng giảm lợi ích của bên uỷ nhiệm ngay cả khi mà đã có chi phí giám sát và chi phí liên kết nhưng hành vi của người được uỷ nhiệm cũng khơng hồn tồn vì lợi ích của người uỷ nhiệm.
Lý thuyết ủy nhiệm giải thích cho sự tác động cam kết của nhà quản lý đến chất lượng thông tin BCTC của các ĐVSNC, xung đột sẽ phát sinh khi có thơng tin trên BCTC khơng đầy đủ và bất cân xứng. Vấn đề này được giảm thiểu bằng cách các cơ quan chủ quản sẽ sử dụng cơ chế quản lý thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cơ quan chủ quản và người thừa hành trong ĐVSNC.
Lý thuyết uỷ nhiệm là cơ sở để xây dựng BCTC trong các ĐVSNC. Các BCTC trong các ĐVSNC cần trung thực, cung cấp những thơng tin đầy đủ, chính xác để đảm bảo cho các cơ quan chủ quản xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả nhằm hạn chế những hành vi tư lợi, tham nhũng ở các ĐVSNC.
2.4.2. Thông tin bất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) được biết đến lần đầu tiên vào những năm 1970 (A.G.Akerlof) và đã được Micheal Spence (1973), Joseph Stiglitz (1975) bổ sung và hoàn thiện.
Thông tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thơng tin. Khi đó giá cả khơng phải là giá cân bằng của thị trường mà có thể giá quá thấp hoặc quá cao. Trong trường hợp giao dịch diễn ra giữa người mua và người bán thì việc bất đối xứng thơng tin là khi người bán biết rõ về dịch vụ hay sản phẩm của mình bán, trong khi đó người mua lại khơng có hoặc có ít thơng tin. Thơng tin bất cân xứng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như: lừa đảo; các bên tham gia giao dịch không đánh giá hết mức độ rủi ro trong các giao dịch; giao dịch không thể diễn ra hoặc thị trường khơng phát triển như người mua thơng có thơng tin xác thực nên trả giá thấp hơn giá trị thực của sản phẩm hay hàng hoá dẫn đến khơng khuyến khích
23
người bán sản xuất hay cung cấp dịch vụ. Thơng tin bất cân xứng cịn gây ra rủi ro đạo đức (moral hazard) khi hợp đồng đã được giao kết nhưng một bên có hành động che đậy thơng tin mà bên kia khó lịng kiểm sốt hoặc muốn kiểm sốt thì cũng phải tốn kém chi phí.
Lý thuyết này nhằm giải thích sự tác động của các quy định pháp lý về kế toán đến chất lượng BCTC ở các ĐVSNC. Bên cung cấp thông tin trên BCTC là trung thực, có thể so sánh, dễ hiểu, đúng hạn là các tiêu chí cần có để đảm bảo chất lượng thông tin trên BCTC để các đối tượng sử dụng thơng tin đánh giá đúng về tình hình của các ĐVSNC. Nếu các thơng tin trên BCTC bị che giấu một phần hoặc làm sai lệch thông tin trọng yếu sẽ dẫn đến những hạn chế trong giám sát của cơ quan chủ quản, hạn chế này dẫn đến các rủi ro đạo đức ở các chủ thể được nhà nước ủy thác thực hiện các nhiệm vụ bằng ngân sách nhà nước như gây ra trình trạng lãng phí, kém hiệu quả…
2.4.3. Lý thuyết thơng tin hữu ích
Theo lý thuyết thơng tin hữu ích, thơng tin tài chính được xây dựng dựa trên các giả thuyết (Godfrey và cộng sự, 2003): Luôn tồn tại sự mất cân đối về mặt thông tin giữa người lập BCTC và người sử dụng thông tin. Nhu cầu của người sử dụng thơng tin kế tốn là không được xác định trước và cần được xác định thông qua dẫn chứng thực tế. Việc đáp ứng thông tin của người sử dụng được thực hiện thơng qua những bên có lợi ích liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tính hữu ích của thơng tin cần được đánh giá trong mối tương quan lợi ích - chi phí khi thực hiện cơng việc kế toán.
Do đặc điểm mất cân đối về mặt thông tin giữa giữa người lập BCTC và người sử dụng thơng tin ln có xu hướng dựa vào thơng tin kế tốn như một tài liệu quan trọng cho việc ra quyết định. Trên cơ sở đó, các đặc điểm chất lượng của BCTC được xác định.
Lý thuyết thơng tin hữu ích giải thích việc cung cấp thơng tin trên BCTC của các ĐVSNC cần bao gồm các thơng tin thích hợp, nghĩa là các thơng tin có thể giúp các cơ quan chủ quản đánh giá được q khứ, dự đốn tương lai và các thơng tin
24
này cần thể hiện trung thực, đúng bản chất tình hình kinh tế - tài chính tại đơn vị. Ngồi ra cịn có những u cầu khác về thơng tin kế tốn như trình bày dễ hiểu, khả năng so sánh, khả năng kiểm tra và tính kịp thời phải được đáp ứng. Lý thuyết thơng tin hữu ích u cầu BCTC của các ĐVSNC phải cung cấp các thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động của đơn vị cũng như những thông tin khác một cách chính xác và kịp thời cho việc ra quyết định của cơ quan chủ quản.
2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC của các ĐVSNC
2.5.1. Nhân tố các quy định pháp lý về kế toán
Theo nghiên cứu của Xu và cộng sự (2003), đặc điểm mơi trường chính trị của mỗi quốc gia là khác nhau. Vì vậy, mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực của xã hội một nước phải phù hợp với môi trường pháp lý đó và kế tốn cơng cũng không ngoại lệ, cụ thể là các đặc trưng về văn bản pháp lý. Hệ thống khung pháp lý đầy đủ, chi tiết và đồng bộ về quản lý tài chính khu vực cơng nói chung và hệ thống kế tốn cơng nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác lập và trình bày BCTC, là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng BCTC.
Theo các nghiên cứu trước, để đạt được mục đích của việc lập BCTC của các ĐVSNC trong việc cung cấp thơng tin hữu ích trong việc ra quyết định của người sử dụng thơng tin và trách nhiệm giải trình của các ĐVSNC, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2014) cho thấy sự ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến việc cải cách kế toán khu vực cơng, theo tác giả cần có những thay đổi, cải tiến mơi trường pháp lý để làm tiền đề cho việc nâng cao chất lượng thông tin BCTC khu vực công. Nghiên cứu của tác giả Cao Thị Cẩm Vân (2016, trang 117, 168) nhận định: Luật Ngân sách từ khi ra đời đến nay đã tạo dựng được một nền tảng quản lý thống nhất về tài chính Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước; tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy Hệ thống pháp lý của Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế khơng những gây khó khăn cho q trình quản lý ngân sách quốc gia mà cịn tạo nên nhiều nét đặc thù, khác biệt so với quốc tế.
25
Kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả nghiên cứu tác động của hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan đến cơng tác tổ chức, hạch toán kế toán của các ĐVSNC trên nền tảng đổi mới gồm: Luật kế toán, Luật ngân sách, chế độ kế tốn Hành chính sự nghiệp và các nghị định, thơng tư hướng dẫn có liên quan, cụ thể:
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13được Quốc hội khoá XIII kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015, quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
Luật Kế toán số 88/2015/QH13được Quốc hội khoá XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20/11/2015, quy định về nội dung cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế tốn.
Thơng tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ Kế tốn hành chính, sự nghiệp.
Thơng tư 99/2018/TT-BTC ngày 01/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập Báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.
2.5.2. Nhân tố trình độ chun mơn của người làm cơng tác kế tốn
Nghiên cứu của Harun (2012) cho thấy sự đáp ứng của nguồn nhân lực có tay nghề có ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống kế toán mới và nghiên cứu của nhóm tác giả Ross H.Mcleod & Harun (2014) cũng đã khẳng định việc thiếu nhân viên có kỹ năng kế tốn tốt là nguyên nhân chính chủ yếu gây ảnh hưởng lớn đến việc cải cách công tác kế tốn ở khu vực cơng… Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất ba yếu tố cần được thực hiện khi cải cách kế toán ở khu vực công tại Indonesia trong đó có nhân tố bộ phận nhân sự nên tuyển dụng các kế tốn viên có trình độ và kinh nghiệm và bố trí ở vị trí phù hợp.
Từ những tiếp cận trên cho thấy trình độ chun mơn của người làm cơng tác kế tốn là một nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng BCTC bởi họ là những người trực tiếp vận hành kế toán tại đơn vị, nếu năng lực nhân viên kế tốn khơng đáp ứng yêu cầu sẽ làm chất lượng BCTC của đơn vị xấu đi. Bên cạnh kỹ năng và
26
kinh nghiệm làm việc tại đơn vị, trình độ tiếp thu kiến thức mới, cập nhật kiến thức thường xuyên thì người làm cơng tác kế tốn cần có trình độ sử dụng cơng nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu về năng lực xử lý thông tin và tạo ra các báo cáo có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thông tin hay việc giám sát, điều hành của cơ quan chủ quản.
2.5.3. Nhân tố sự quan tâm của nhà quản lý
Nghiên cứu của Ismail (2009) cho thấy kiến thức về kế tốn của nhà quản lý, có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của AIS tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Malaysia. Từ sự nhận thức và hiểu biết của nhà quản lý về hệ thống thông tin kế tốn, nhà quản lý sẽ quan tâm đến cơng tác tổ chức bộ máy kế tốn tại đơn vị.
Nhóm tác giả Ross H.Mcleod & Harun (2014) đã mơ tả và phân tích những thách thức gặp phải trong việc cố gắng cải cách kế tốn khu vực cơng ở Indonesia, mục tiêu chính trong đó là chống tham nhũng và giúp cải thiện cơng tác quản trị, đặc điểm này có tính tương đồng với Việt Nam trong giai đoạn cải cách kế tốn khu vực cơng hiện nay. Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), chủ nghĩa cá nhân và sự tham nhũng của những người quản lý, điều hành, sử dụng tài chính sẽ làm giảm chất lượng BCTC của các ĐVSNC
2.5.4. Nhân tố cơ sở hạ tầng về kế toán
Qua nghiên cứu Xu và cộng sự (2003) cho thấy có 3 vấn đề quan trọng để thơng tin chất lượng cao đó là con người, hệ thống và tổ chức và các yếu tố bên ngồi có thể tác động đáng kể đến chất lượng thông tin. Chất lượng thơng tin phải đảm bảo các yếu tố chính xác, kịp thời, đầy đủ và nhất quán. Sự tương tác giữa các hệ thống và con người trong quá trình vận hành hệ thống thơng tin kế tốn, gồm: Người thu thập thông tin cho hệ thống thơng tin kế tốn, người thiết kế, phát triển và vận hành hệ thống thơng tin kế tốn, người sử dụng hệ thống thơng tin kế tốn trong cơng việc của họ, người có trách nhiệm quản lý chất lượng thơng tin và cuối cùng là người theo dõi, giám sát chất lượng thông tin trong hệ thống thông tin kế tốn.
27
Nước ta đang trong q trình đổi mới trên tất cả các lĩnh vực như đời sống, kinh tế, xã hội thì việc đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nhà nước nói chung, hệ thống kế tốn khu vực cơng nói riêng theo hướng phù hợp, hài hồ, thống nhất với thông lệ quốc tế là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, như các yếu tốt liên quan đến pháp lý thì việc cung cấp BCTC đáng tin cậy và minh bạch thơng tin kế tốn là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
Qua nghiên cứu của tác giả Cao Thị Cẩm Vân (2016) nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế thì áp lực hội nhập kinh tế thế giới là 01trong 06 nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế tốn cơng ở nước ta. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) cho thấy áp lực từ việc bắt buộc phải cung cấp thông tin BCTC đáng tin cậy và minh bạch cao từ phía các cơ quan quản lý, giám sát và công chúng càng tăng và sự cạnh tranh giữa các ĐVSNC càng mạnh mẽ thì sẽ nâng cao chất lượng BCTC và chất lượng thơng tin kế tốn ngày càng được cải thiện.
28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu trước và các lý thuyết nền có liên quan, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC trên địa bàn thành phố Bến Tre như sau: Các quy định pháp lý về kế toán; Sự quan tâm của nhà quản lý; Trình độ của người làm cơng tác kế toán; Cơ sở hạ tầng về kế toán; Yêu cầu hội nhập về kế tốn khu vực cơng.
29
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát là những người quản lý và có kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính - kế tốn của các ĐVSNC là kế toán trưởng, giảng viên chuyên ngành kế tốn hành chính sự nghiệp, chuyên viên quản lý các ĐVSNC số lượng thành viên được mời là 5 cá nhân.
Quá trình khảo sát sơ bộ được tiến hành dựa trên Phiếu khảo sát sơ bộ, mỗi cá nhân sẽ nhận một phiếu khảo sát sơ bộ với nội dung gồm 2 phần: thông tin về chuyên gia và nội dung chính là ý kiến đồng thuận của các chuyên gia về các biến quan sát được tác giả tổng hợp từ cơ sở lý thuyết của nghiên cứu.