- Vương quốc Bỉ
3.2.2. Đổi mới Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
Các cấp Hội cần quán triệt quan điểm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội phải gắn liền với đổi mới hệ thống chính trị và q trình đổi mới của đất nước nhằm phát huy quyền làm chủ của phụ nữ, tinh thần chủ động, sáng tạo của hội LHPN tỉnh Hà Nam cùng các đồn thể chính trị - xã hội tạo lên sức mạnh tổng hợp để xây dụng và bảo vệ tỉnh nhà. Đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức Hội, làm cho tổ chức Hội LHPN tỉnh Hà Nam tinh gọn, phù hợp với tính chất, chức năng và nhiệm vụ của Hội LHPN tỉnh Hà Nam, hoạt động có hiệu quả. Phải đổi mới đồng bộ từ tổ chức bộ máy, cơng tác cán bộ, chế độ chính sách đến điều kiện làm việc của cán bộ. Đổi mới phương thức hoạt động của Hội phải hướng tới việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.
Về nội dung, phương thức hoạt động: Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu:
Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao trình độ về mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lịng nhân hậu. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trị nịng cốt trong cơng tác vận động phụ nữ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Phấn đấu để góp phần thực hiện mục tiêu: đến năm 2020, nước ta là một trong những quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực [21, tr.16]. Để thực hiện mục tiêu trên, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh Hà Nam cần rút ra một số kinh nghiệm sau:
* Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lịng nhân hậu.
- Tuyên truyền, phổ biến và vận động phụ nữ thực hiện luật pháp, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
- Vận động, hướng dẫn phụ nữ phấn đấu rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lịng nhân hậu. Động viên chi em phát huy truyền thống tốt đẹp, tinh thần tự chủ, đoàn kết, khắc phục tâm lý tự ti, an phận, vượt khó vươn lên; nâng cao ý thức và năng lực làm chủ, đề cao lòng tự trọng, ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện hội nhập. Gắn nội dung xây dựng người phụ nữ với việc thực hiện phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
* Củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh:
Các cấp Hội phải đổi mới mạnh mẽ về mặt tổ chức bộ máy để thực sự là tổ chức tập hợp và đại diện cho hội viên có mặt trong mọi lĩnh vực địa bàn hoạt động, mọi thành phần kinh tế của đất nước. Nếu không làm được điều này, tổ chức Hội sẽ thiếu cơ sở xã hội, tiếng nói sẽ giảm sút, sẽ bị chìm đi trước sự chuyển biến sơi động của sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ của Hội theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa bảo đảm thực hiện tốt chức năng là một tổ chức chính trị, xã hội, đồng thời là tổ chức tham gia tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn, bảo trợ cho hội viên tham gia vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nội dung cần tập trung là:
- Rà sốt, bổ sung, hồn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Ban, đơn vị trong từng cấp Hội, bảo đảm nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về công tác tổ chức, cán bộ. Đối với cơ quan Hội LHPN tỉnh, cần củng cố các ban, đơn vị và trung tâm mới thành lập, nên có thêm bộ phận theo dõi các đối tượng phụ nữ: Nữ cán bộ công chức, nữ trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, nữ thanh niên, nữ tiểu thương…
- Cải tiến mơ hình bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm biên chế hành chính, tăng cán bộ chỉ đạo phong trào, các huyện miền núi cần tăng thêm biên chế so với bình qn tồn tỉnh.
- Chú trọng các nội dung trong công tác cán bộ, từ khâu lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo, bố trí sử dụng đến chính sách đối với cán bộ bằng cách xây dựng tiêu chuẩn, chức danh và tạo cơ chế, điều kiện để hội viên dân chủ lựa chọn được người đứng đầu thực sự là thủ lĩnh của phong trào; xây dựng và thực hiện
Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp giai đoạn 2007 - 2012 nhằm chuẩn hóa theo chức danh đối với lãnh đạo chủ chốt các cấp Hội và phổ cập tin học đối với cán bộ Hội chuyên trách; tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội, phương pháp công tác theo chuyên đề gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội đảm bảo cán bộ hội là những người có phẩm chất chính trị, có hiểu biết, có trình độ và khả năng đi sâu, đi sát, vận động phụ nữ thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình, nhất là trong xây dựng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Nâng cao khả năng chủ động tham mưu, đề xuất của cán bộ Hội các cấp từ tỉnh đến cơ sở sao cho cán bộ hội thực sự trở thành các nhà hoạt động xã hội, gắn bó với phong trào.
* Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới
- Chủ động tham mưu đề xuất với Đảng bộ tỉnh về những vấn đề liên quan đến cơng tác phụ nữ và các chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ theo tinh thần của nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;
- Nghiên cứu, đề xuất, tham gia xây dựng hệ thống chính sách về gia đình thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tiêu chí “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
- Phối hợp với các ngành chức năng rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm cơ sở đề xuất các chính sách có liên quan đến các đối tượng phụ nữ. Chủ động đề xuất, tham gia vào q trình xây dựng, hồn thiên và thực hiện tốt hệ thống luật pháp chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ.
- Phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, giáo dục, nâng cáo nhận thức và trách nhiệm của nam giới, phụ nữ, cộng đồng trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
* Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, các tầng lớp phụ nữ hưởng ứng sâu rộng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Thực hiện nề nếp việc đăng ký thi đua và bình xét danh hiệu Phụ nữ xuất sắc của năm.
- Xây dựng tài liệu tuyên truyền làm rõ nội dung cụ thể, các yếu tố truyền thống và hiện đại trong các tiêu chí người phụ nữ Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước bằng nhiều hình thức; qua các phương tiện thơng tin đại chúng, các cơ quan thông tin của Hội, sinh hoạt chi Hội, tổ phụ nữ, sinh hoạt câu lạc bộ, diễn đàn trao đổi… tổ chức các hoạt động thiết thực tạo điều kiện để phụ nữ phấn đấu theo chuẩn mực “có sức khỏe, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo,có lối sống văn hóa, có lịng nhân hậu”.
- Quan tâm xây dựng mạng lưới chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm về xây dựng luật pháp, chính sách, có hiểu biết về giới và khả năng lồng ghép giới trong hoạch định chính sách. Tăng cường cơng tác nghiên cứu khoa học, hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ để nâng cao chất lượng tham gia xây dựng luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.
Hội LHPN Hà Nam có vai trị quan trọng trong tổ chức, hướng dẫn cho phụ nữ và tác động trở lại xã hội thực hiện tốt các chính sách về bình đẳng giới; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phụ nữ - trẻ em; xây dựng gia đình hạnh phúc cùng với những sinh hoạt văn hóa tinh thần khác của phụ nữ. Những hoạt động này có ý nghĩa tập hợp rộng rãi phụ nữ theo nhu cầu thiết thực của cuộc sống. Hội LHPN Hà Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú qua thực tế hoạt động trong quá trình đổi mới chung của đất nước. Nếu làm tốt vai trò nòng cốt, tập hợp, hướng dẫn, giúp đỡ các Hội quần chúng hoạt động, sẽ tạo ra những năng lực mới, kinh nghiệm mới cho cơng tác vận động phụ nữ, thích ứng với những đổi mới của Tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung.
Thực tiễn kinh tế xã hội của Tỉnh sau hơn 20 năm đổi mới đã tiếp tục đặt ra nhiều đòi hỏi và thách thức mới trong công tác vận động phụ nữ:
Cơ cấu giai cấp xã hội đang tiếp tục chuyển đổi; trong xã hội đã có nhiều thành phần kinh tế, các nhóm, các tầng lớp trong nhân dân có lợi ích khác nhau, trong đó có những đối tượng phụ nữ mà Hội chưa nắm, chưa hiểu để tiếp cận, vận động họ như: một số đối tượng buôn bán nhỏ và làm các dịch vụ của cuộc sống…. Do đó, đối tượng vận động của Hội ngày càng đa dạng hơn, khó khăn hơn và hoạt động của Hội làm sao đem lại lợi ích cho phụ nữ thuộc nhiều đối tượng là điều khó khăn.
Ngày nay, với tác động của cơ chế thị trường, mỗi cá nhân trong xã hội đều ln quan tâm tới lợi ích thiết thực từ hoạt động mà mình tham gia; mặt khác, nhiều cá nhân mải làm kinh tế nên ít hoặc không quan tâm đến việc tham gia hoạt động cộng đồng, có những quan điểm khơng đúng. Vì vậy, hoạt động của Hội cần phải tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu không ngừng phát triển của các tầng lớp phụ nữ như vấn đề nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ, vấn đề lao động, việc làm và đời sống, vấn đề chăm sóc sức khỏe, ni dạy con, xây dựng gia đình hạnh phúc…
Những thách thức nói trên đặt ra nhiều vấn đề rất mới đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Hà Nam phải phân tích, tìm ra những thuận lợi và thấy rõ những khó khăn trong q trình lãnh đạo đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Tỉnh. Từ đó có những định hướng lãnh đạo, ban hành chính sách, phương pháp vận động phụ nữ cụ thể, sát hợp với từng đối tượng. Có như thế, hoạt động của Hội mới đem lại hiệu quả và phát huy tốt nhất khả năng đóng góp của các tầng lớp phụ nữ cho cơng cuộc đổi mới đất nước, qua đó xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh, thực sự là tổ chức đại diện cho các tầng lớp, đối tượng phụ nữ Hà Nam.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam đối với hoạt động của Hội LHPN Tỉnh nhằm mục tiêu cơ bản là: Nâng cao chất lượng tổ chức, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đồn kết, đó vừa là tiền đề, vừa là điều kiện quyết định để đổi mới tổ chức Hội.