Ung thư phổi là khối u ác tính xuất phát từ phế quản, phế nang. Trong những bệnh ung thư thường gặp thì ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc cũng như tỉ lệ tử vong cao nhất trên thế giới. Nguyên nhân gây ung thư phổi có tới 90% là do hút thuốc lá, trong đó phải kể tới việc hút thuốc lá thụ động ở trẻ em và phụ nữ ngày càng nghiêm trọng. Hút thuốc lá vừa là yếu tố khơi mào vừa là yếu tố thúc đẩy quá trình sinh bệnh ung thư này. Về mặt mơ bệnh học bao gồm hai nhóm chính : ung thư tế bào nhỏ và ung thư không tế bào nhỏ ( ung thư biểu mô vẩy, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn, ung thư tiểu phế quản – phế nang ).
Kĩ thuật xạ trị 3-D CRT
1, Cố định tư thế bệnh nhân
Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái, 2 tay để lên trên ( 2 tay cầm thanh chữ T, dụng cụ hỗ trợ cố định vai, và kheo chân nếu có điều kiện )
2, Chụp mơ phỏng
Mơ phỏng bằng máy CT với độ dày mỗi lát là 3 mm, lấy từ thanh quản đến cột sống L2 .
3, Lập kế hoạch xạ trị
- Xác định vùng thể tích chiếu xạ và các tổ chức liên quan
+ GTV là tổn thương U và hạch có kích thước > 1 cm trên CT. Hạch vùng nếu kích thước lớn hơn 1 cm với kích thước này hạch do ung thư di căn tới 90%.
+ CTV được xác định cách mép đường biên GTV là 6 mm đối với ung thư biểu mô tuyến và 8 mm đối với ung thư biểu mô vảy gồm cả hạch rốn phổi và trung thất chọn lọc, không xạ trị dự phịng.
+ PTV bao gồm CTV có tính đến sự di động của khối u và sự sai lệch khi đặt bệnh nhân trong q trình xạ trị. Thơng thường sự di động của khối u ở thùy trên và thùy dưới của phổi tương ứng là 7,8 mm và 12,5 mm. Sự sai lệch khi đặt bệnh nhân trong
- Xác định các thể tích cần bảo vệ bao gồm phổi lành, tủy sống, thực quản, tim và các mạch máu lớn.
+ Giới hạn của tủy sống là 45 Gy.
+ Phổi : giới hạn đối với xạ trị đơn thuần là 20 Gy , đối với hóa xạ trị 16,5- 20 Gy. + Thực quản : giới hạn liều tối đa 75Gy.
+ Tim : V40 Gy < 50%. + Gan : V30 Gy < 40%.
+ Thận : V20 Gy < 20% cho 2 bên và < 25% cho 1 bên. - Lựa chọn mức năng lượng và các hướng của chùm tia.
Với ung thư phổi, thường sử dụng mức năng lượng photon 15 MV. Tùy theo vị trí và thể tích khối u so với các cơ quan lành mà lựa chọn hướng các chùm tia cho thích hợp tùy thuộc vào vị trí, hình dáng kích thước khối u sao cho hạn chế vào phổi đối bên.
Tiến hành tối ưu hóa với phần mềm chuyên dụng, tìm ra kế hoạch tối ưu nhất.
Mục tiêu phân bố liều tại u là tối đa, liều tổ chức lành là nhỏ nhất và các tổ chức nguy cấp càng thấp hơn giới hạn cho phép càng tốt.
Có thể chọn đường đồng liều 95%, 97%, 93%,.... tùy theo khối u.
4, Liều và phần liều
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Xạ trị căn liều 66-70 Gy phân liều 2 Gy, tuần 5 buổi. Xạ trị chứng liều 30 Gy/10 phân liều, tuần 5 buổi. Xạ hậu phẫu liều 50 Gy tăng 10-16 Gy vào tổn thương cịn sót, hoặc hạch phá vỡ vỏ.
- Ung thư tế bào nhỏ: 45-51 Gy phân liều 1,5 Gy ngày 2 lần xạ trị cách nhau tối thiểu trên 6h, 15-17 ngày, tuần 5 buổi. Hóa xạ đồng thời 60- 70 Gy phân liều 2 Gy. Xạ dự phòng não liều 30 Gy/15 phân liều, 3 tuần.
Ứng dụng lâm sàng : Bệnh nhân X.Phạm.T, tuổi 60.
- Kỹ thuật điều trị tia xạ : gồm 2 trường chiếu : 1 trường chiếu sau- trước ( PA) với
kích thước trường chiếu là 11×8 cm, 1 trường chiếu chếch từ bên phải ( PRO) với kích thước trường chiếu 11×8 cm.
- Kỹ thuật chiếu: DSA ( khoảng cách từ nguồn tới tâm u ). - Nhịp độ chiếu: 200cGy/ ngày.
Hình 4.6. Bản đồ đường đồng liều với kỹ thuật 3-D sử dụng 2 trường chiếu có
Hình 4.7. Hình ảnh DVH. .