- Hóa đơn GTGT
02 Bao bì carton 5L NCD Thùng 4.500 29.934 134.703.000 Cộng tiền hàng: 337.301
3.2.7. Dự phòng đối với các khoản phải thu
Hiện nay khách hàng chủ yếu của Công ty là các Công ty gỗ trong tỉnh và các vùng lân cận nên không tránh khỏi tình trạng là phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi. Vì vậy để tránh tình trạng chiếm dụng vốn thì Công ty nên thực hiện các biện pháp chiết khấu thanh toán và thực hiện đối với các khách hàng quen thuộc để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay. Đối với một số trường hợp để tránh rủi ro khi không thu được nợ của khách hàng, cuối niên độ kế toán Công ty nên trích lập các khoản phải thu khó đòi
Mức dự phòng các khoản phải thu được xác định một trong hai phương pháp: - Phương pháp kinh nghiệm: Đây là phương pháp mang tính định tính cao, trên cơ sở phân tích tính chất các khoản phải thu và dựa vào hoạt động kinh nghiệm nhiều năm, kế toán ước tính các khoản phải thu khó đòi trên doanh số bán hàng chưa thu được tiền hoặc trên tổng các khoản phải thu hiện hành.
Số dự phòng cần lập cho năm tới = Tổng số doanh thu bán chịu x Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính
- Phương pháp dựa vào thời gian quá hạn thực tế: Cuối kỳ Công ty rà soát lại các khoản phải thu quá hạn, phân tích khả năng thanh toán của khách hàng, lập các bảng phân tích các khoản phải thu theo thời gian. Kế toán ước tính tỷ lệ phải thu khó đòi dựa vào thời gian quá hạn, nếu khoản nợ quá hạn càng lâu thì tỷ lệ phải thu khó đòi càng lớn và lập bảng ước tính các khoản phải thu khó đòi.
Số dự phòng cần lập cho khách hàng đáng ngờ i = Số nợ phải thu khó đòi của khách hàng đáng ngờ i x Tỷ lệ ước tính không thu được ở khách hàng i
Trình tự hạch toán như sau:
Cuối niên độ kế toán căn cứ vào các khoản phải thu khó đòi dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kế toán tính toán lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi:
Nợ TK 6426
Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
Cuối niên độ kế toán sau, nếu số dự phòng cần lập < số dự phòng đã lập thì kế toán tiến hành hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi còn lại.
Nợ TK 139 Có TK 6426
Ngược lại nếu số dự phòng cần lập > số dự phòng đã lập thì kế toán tiến hành trích lập bổ sung, Đồng thời kế toán tiếp tục tính và xác định mức trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi ở niên độ kế toán sau.
Trong niên độ kế toán tiếp theo khi thu hồi hay xóa sổ các khoản nợ phải thu đã lập dự phòng, sau khi trừ đi số tiền đã thu, số thiệt hại còn lại sẽ được trừ vào dự phòng sau đó trừ tiếp vào chi phí quản lý:
Nợ TK 111,112
Nợ TK 139: Trừ vào dự phòng Nợ TK 6426: Tính vào chi phí QLDN Có TK 131,138…:Toàn bộ số nợ xóa sổ.
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý.
Đối các khoản phải thu khó đòi đã lập dự phòng nhưng nay đã thu được thì kế toán hoàn nhập dự phòng đã lập
Nợ TK 139 Có TK 6426
KẾT LUẬN
Những năm qua cùng với sự biến đổi sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế, các doanh nghiệp đã thực sự phải vận động để tồn tại và đi lên bằng chính thực lực của mình. Muốn đạt được điều đó thì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện để thực sự trở thành công cụ quản lý tài chính góp phần đắt lực vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ những tìm hiểu sơ bộ về kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ , ta thấy rằng hoạt động kế toán này không thể thiếu và có tính trọng yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đang ngày càng được chú trọng và hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà kinh tế học cũng như từ thực tiễn công tác kế toán tại Công ty hiện nay. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu duy trì và phát triển lâu dài thì hoạt động về kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ cần có thêm những nghiên cứu sâu sắc hơn giúp cho các doanh nghiệp có được các căn cứ chính xác khi đưa ra các quyết định kinh doanh hay đầu tư mới.
Trong thời gian qua cùng với những kiến thức được đào tạo ở trường, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Văn Thị Thái Thu, qua nghiên cứu tìm hiểu các số liệu kế toán do Bộ Tài Chính ban hành, cũng như được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong Công ty đã giúp dỡ em hoàn thành chuyên đề của mình.
Em rất mong sự góp ý chỉ bảo tận tình của thầy cô để em có thể bổ sung những kiến thức của mình về kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ.
Sinh viên