CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4 Mô hình quy trình điều tra kỹ thuật số để thu thập chứng cứ điện tử
2.4.1 Lý do xây dựng quy trình điều tra kỹ thuật số
Ở Việt Nam, trong các lĩnh vực dân sự, hình sự và xử lý sự cố máy tính nhu cầu sử dụng chứng cứ điện tử ngày càng gia tăng, bởi hành vi giao tiếp, hoạt động của con
người được tiến hành trên các phương tiện điện tử và công nghệ thông tin. Thu thập chứng cứ điện tử là một giai đoạn của quy trình điều tra kỹ thuật số, ngược lại toàn bộ quy trình điều tra kỹ thuật số là phản ánh bản chất của quá trình thu thập chứng cứ điện tử. Bởi lẽ, thông qua quy trình điều tra kỹ thuật số thu thập phản ánh vật chất của chứng cứ điện tử đó là thiết bị điện tử và dữ liệu điện tử; quy trình điều tra kỹ thuật số phản ánh công nghệ hình thành chứng cứ điện tử dưới dạng vật chất; quy trình điều tra kỹ thuật số phản ánh nhận thức của chứng cứ điện tử, vì đây là sự kết nối giữa phản ánh vật chất của chứng cứ điện tử với các sự kiện pháp lý đã xảy ra, liên kết giải thích logic những gì đã xảy ra. Một yêu cầu quan trọng, xây dựng quy trình điều tra kỹ thuật số, nhằm quản lý quá trình thu thập chứng cứ điện tử của cơ quan tư pháp, đồng thời có biện pháp tương xứng cho phù hợp với từng giai đoạn thu thập chứng cứ điện tử. Xây dựng quy trình điều tra kỹ thuật số là yêu cầu khách quan của quá trình thu thập chứng cứ điện tử, nhằm thu thập đầy đủ, khách quan, trung thực, kiểm chứng được chứng cứ điện tử, được kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thu thập chứng cứ điện tử. Mối quan hệ giữa điều tra kỹ thuật số và thu thập chứng cứ điện tử được tác giả thể hiện qua hình 2.2.
Hình 2.2 Mối quan hệ giữa điều tra kỹ thuật số và thu thập chứng cứ điện tử
(tác giả)
Trong quá trình điều tra kỹ thuật số có rất nhiều công việc, biện pháp phải triển khai thực hiện. Đồng thời có nhiều chủ thể cũng tham gia vào quá trình này, nên yêu cầu xây dựng quy trình điều tra kỹ thuật số là yêu cầu tất yếu của chính quá trình điều tra kỹ thuật số, nhằm bảo đảm tính khách quan, toàn diện và không trùng lắp công việc, giúp khả năng kiểm tra lại chứng cứ điện tử đã thu thập là khả thi.
Chưa có tài liệu nào đồng nhất giữa hai thuật ngữ điều tra kỹ thuật số/ digital investigation và pháp y kỹ thuật số / digital forensics. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các bài viết về mô hình quy trình của điều tra kỹ thuật số và pháp y kỹ thuật số, như Các giai đoạn phổ biến của các mô hình điều tra pháp y máy tính/ Common phases of computer forensics investigation models (Usoff, Y., & Ismail, R., 2011), hay Đánh giá các mô hình quy trình pháp y kỹ thuật số đối với pháp y kỹ thuật số như một dịch vụ/ Evaluation of digital forensic process models with respect to digital forensics as a service (Du, X., Le, K. N. A., & Scanlon, M., 2017) và rất nhiều bài viết khác cho thấy, hai loại mô hình này là một. Bản chất của hai mô hình này là sự kết hợp của các biện pháp điều tra với khoa học, công nghệ trên lĩnh vực công nghệ thông tin, để hình thành quy trình cho mục tiêu thu thập chứng cứ điện tử, nhằm lý giải các sự kiện, tình huống pháp lý đã xảy ra (Orin S. Kerr, 2005). Trên thế giới có rất nhiều mô hình quy trình điều tra kỹ thuật số hay còn gọi là quy trình pháp y kỹ thuật số. Ở Việt Nam chưa thấy công bố mô hình quy trình điều tra kỹ thuật số. Từ đây, chúng ta thống nhất gọi chung là mô hình quy trình điều tra kỹ thuật số.