. Nâng cao đời sống văn hóa
1.3.2.6. Kinh nghiệm thực hiện Chương trình 135 tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
tỉnh Lạng Sơn
Trong quá trình thực hiện Chương trình 135, huyện đã đầu tư 50.792 triệu đồng, trong đó trên 27 tỷ đồng mở mới 118 km đường giao thông nông thôn, 5.208 triệu đồng cho thủy lợi, 6.226 triệu đồng cho phát triển điện lưới, 4.081 triệu đồng cho cung cấp nước sinh hoạt. Đối với các xã biên giới đã được đầu tư theo các chương trình khác, cùng với những chương trình đó, huyện Cao Lộc đã đầu tư 58.994 triệu đồng cho nâng cấp tuyến đường Cao Lộc - Thạch Đạn - Thanh Lòa ra biên giới; xây dựng mới trụ sở các xã Cao Lâu, Xuất Lễ và Bảo Lâm. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và để phát huy vai trò của những cơ sở hạ tầng đó, huyện Cao Lộc cịn tiến hành đầu tư theo các dự án khác của Chương trình 135 nhằm phát triển sản xuất ngày càng bền vững đối với các dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn. Để thực hiện điều đó, các phịng, ban chun mơn của huyện đã định hướng và hướng dẫn 177 hộ vay 883 triệu đồng từ quỹ giải quyết việc làm để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho nhân dân trên địa bàn, góp phần giảm nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn.
Đến nay, do chỉ đạo triển khai tốt các chương trình, đặc biệt là Chương trình 135 giai đoạn II, các xã đã có được những cơ sở hạ tầng thiết yếu và đã hoàn thành mục tiêu, tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số giảm từ 2- 3%/năm, 100% số hộ nghèo được xóa nhà tạm, 100% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, một số tuyến đường được nhựa hóa; đường giao thơng nơng thơn tại các thơn bản được bê tơng hóa; 100% xã với 97% số hộ dân được dùng điện lưới; 70% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Lĩnh vực y tế, giáo dục của huyện được đầu tư khá tốt, nhờ đó hơn 80% trường học được kiên cố hóa; cơng tác dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số được quan tâm, hơn 1000 người đã được học nghề. Các xã, thị trấn đều có trường mầm non, đặc biệt huyện đã và đang thực hiện đề án “Nội trú dân nuôi” tại 2 xã đặc biệt khó khăn Cơng Sơn, Mẫu Sơn. Về y tế, 100% số hộ dân ở các xã đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế, 100% xã được xây dựng trạm y tế, 14/23 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng, 97% làng bản thực hiện tốt quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; 25.478 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, 182 đơn vị làng bản được cơng nhận là làng bản, cơ quan văn hóa. Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số được chú ý quan tâm, số đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 có 542/576 đại biểu là người dân tộc thiểu số. Do thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các dự án khác theo Chương trình 135, tình hình quốc phịng, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội đều được đảm bảo vững chắc, biên cương của Tổ quốc được giữ vững.