Một cái nhìn nhân văn về tình dục

Một phần của tài liệu Đổi mới truyện ngắn qua tiểu truyện ngắn đoạt giải cao 1986 2016 (Trang 78 - 96)

3.2.2 .Con ngƣời với những ƣớc mơ và sự vỡ mộng

3.3. Một cái nhìn nhân văn về tình dục

Một điểm đặc biệt nữa của hệ thống truyện ngắn trên Văn nghệ Quân đội 30 năm sau đổi mới 1986-2016 là cách khai thác vấn đề tình dục trong đời sống hiện đại, thể hiện tƣơng đối rõ ràng qua 3 truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Hậu thiên

đường Mười lăm năm mưa xói.

Tình dục là một đề tài nhạy cảm trong văn học Việt Nam hiện đại. Sự nhạy cảm không đến từ bản thân tình dục, mà đến từ cách các tác giả miêu tả, chọn chi tiết, điểm nhìn, và lựa cách hành văn. Từ sau 1986 đến nay, các văn hóa phẩm mang tính

chất 18+ xuất hiện tràn lan dƣới nhiều hình thức (băng đĩa, truyện chữ, truyện tranh, các video trên Internet…). Nếu một tác giả viết không chắc tay, một tác phẩm văn học sẽ dễ dàng nhuốm màu “sex đen” (chữ dùng của Chu Mộng Long). Do vậy, chạm đến đề tài tình dục là chạm đến một vấn đề khá “khó nhằn” đối với ngƣời viết, không chỉ bởi quan điểm, tình cảm, mà còn về cả kỹ thuật viết và mục đích viết.

Trên thực tế, ngay từ thời Trung đại, nội dung tình dục đã có trong văn chƣơng Việt Nam, từ Truyền kỳ mạn lục cho đến thơ Hồ Xuân Hƣơng, một số đoạn trong Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc,… Những tác phẩm trên theo Chu Mộng Long: tả sex nhƣ là sự vùng vẫy giữa cấm kỵ và tự do, giữa văn hóa, đạo đức và khát vọng tự nhiên. Các tác phẩm hiện đại trên thế giới đặc biệt quan tâm đến sex theo cách này để giải phóng vô thức, giải phóng về giới sau cả ngàn năm cấm kỵ và đầy định kiến của đạo đức, văn hóa trung cổ. Đến văn học hiện thực 1930-1945, Sex đƣợc miêu tả nhƣ một ẩn dụ về một vấn đề chính trị xã hội. Ẩn dụ về mặc cảm thuộc địa thông qua vô thức của cả cộng đồng bị ngoại bang cƣỡng hiếp. Ẩn dụ về thân phận con ngƣời trƣớc sự cám dỗ và áp bức của quyền lực trong Kỹ nghệ lấy Tây, Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng. Văn chƣơng đƣơng đại của Y Ban, Nguyễn Ngọc Tƣ cũng chạm đến yếu tố sex giống nhƣ quan điểm của Chu Mộng Long: nỗi đau của con ngƣời, đặc biệt là thân phận phụ nữ bị đàn ông chiếm đoạt thành nô lệ tình dục, bị ruồng bỏ nhƣ một thứ đồ chơi, bị vong thân sau cả ngàn năm kiến tạo về giới.

Đến với 3 truyện ngắn trong Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016, tình dục đƣợc khai thác trên các khía cạnh: Tình dục là bản năng tự nhiên ở con ngƣời, tình dục đƣợc hiểu là một mặt của tình yêu, nó là phần không thể thiếu của tuổi trẻ và mỗi ngƣời cần có đƣợc sự giáo dục tình dục đầy đủ. Các khía cạnh này lần lƣợt đƣợc thể hiện trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Hậu thiên đường Mười lăm năm mưa xói.

Tình dục là bản năng, là nhu cầu tự nhiên ở con ngƣời. Truyện ngắn Bức thư

gửi mẹ Âu Cơ, cô con gái, cũng là nhân vật chính - ngƣời viết thƣ - ngƣời kể

chuyện, đã có những tò mò với tình dục từ khi còn bé tí, bắt gặp bố mẹ giữa đêm: “Ngày ngày vì những điều trọng đại ấy nên mẹ của con đã không chú ý đến một

đêm con bỗng mở mắt ra đúng lúc ấy, tò mò, con băn khoăn và con không hiểu... Sáng hôm sau thức giấc, con đã không trong trẻo nhƣ những ngày thƣờng. Con cứ mang một câu hỏi trong đầu. Con không dám hỏi những ngƣời lớn. Con chỉ hỏi những đứa bạn cùng tuổi với con: Ban đêm cha mẹ mày có cởi truồng không? Có đứa nhìn con kinh ngạc, có đứa thì gật đầu...” Rồi đến những rung động khi còn thơ bé với ngƣời bạn khác giới: “Con ôm chặt lấy thằng Ba. Con trâu dầm mình xuống nƣớc, chỉ để cái mũi thở. Nƣớc dâng lên đến ngực con. Con hơi sợ một chút, nhƣng khoái quá. Nƣớc mơn man trên da thịt. Con trâu rẽ nƣớc, nƣớc rẽ bên sƣờn con. Thằng Ba thúc trâu đi nhanh. Nƣớc tát nhẹ vào ngực con nhƣ ai mơn man cù nhẹ. Con khoái chí cƣời vang. Thằng Ba cũng cƣời. Đến khi hai đứa thấy rét mới cho trâu lên bờ.” Đến khi lên thành phố, cũng chính cô bé ấy, đƣợc tiếp xúc với cả văn chƣơng kinh điển lẫn văn chƣơng diễm tình: “Con đã đƣợc tự do kiến tạo nên tâm hồn mình bằng tất cả những loại sách rơi vào tay con. Có những cuốn sách tuyệt vời: Jên Erơ, Đitê con của người đời, Anna Karênian, Tấm lòng vàng, Thép đã tôi

thế đấy, Dấu chân người lính...Nhƣng cũng có những cuốn sách Đồi thông hai mộ,

Vụ án thành Pari... đƣợc truyền bí mật từ cặp đứa nọ sang cặp sách đứa kia.” Tất cả

những chi tiết đó đã cho thấy sự lớn lên là tự nhiên, đi theo sự lớn lên ấy, những phát triển về giới tính, mà cuối cùng là tình dục, cũng là tự nhiên. Sự tự nhiên ấy không chỉ thể hiện ở việc đó là quá trình tâm sinh lý trong mỗi con ngƣời, mà còn “tự nhiên” bởi cái môi trƣờng sống, môi trƣờng xã hội thiếu vắng những lớp học giáo dục giới tính. Vậy nên khi tò mò về cơ thể mình, đám trẻ chỉ biết tự hỏi nhau và truyền tay nhau những cuốn truyện diễm tình,…

Tình dục thuộc về bản năng gốc của con ngƣời. Viết về tình dục một cách nghệ thuật, trên tinh thần nhân văn là một trong những nhiệm vụ cao cả của văn chƣơng chân chính từ xƣa tới nay. Đồng thời tình dục đƣợc hiểu là một mặt của tình yêu, tình yêu và tình dục nhƣ là hai mặt của một tờ giấy. Đó là tiếng nói đấu tranh của Y Ban trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ. Lịch sử văn học Việt Nam từ xƣa đến nay chịu ảnh hƣởng khá nhiều của ý thức hệ Nho giáo lấy phần dƣơng, nam tính làm trung tâm, nữ tính thƣờng bị gạt bỏ hoặc gọt giũa cho vừa khuôn mẫu, với những chẩn mực “công, dung, ngôn, hạnh” mà diễn ngôn nam giới đã áp đặt. Vẻ đẹp tính nữ vĩnh hằng, vẻ đẹp của tự nhiên, bản năng sống của ngƣời phụ nữ chƣa thật sự đƣợc quan tâm đúng mức. Trong “bức thƣ gửi mẹ Âu Cơ” ta bắt gặp cảnh miêu tả những cuộc sinh nở trần trụi, sự chịu đựng đớn đau của nhân vật. Nếu nhƣ nỗi đau

của những cuộc sinh nở là một sự giày vò về thể xác thì nỗi đau của sự đay nghiến lạnh lùng của con ngƣời là sự giày vò về tâm hồn. Cả xã hội đay nghiến, chửi rủa ngƣời những cô gái trẻ “không chồng mà chửa”, cho đó là hƣ hỏng, là đĩ bợm, là “đồ gái”… với quan niệm: là nữ giới thì phải đoan trang, đứng đắn và cái việc lỡ dở bị coi là một tội lỗi khủng khiếp, một vết nhơ cho xã hội, một nỗi nhục cho gia đình. Quan niệm đó ăn sâu vào mỗi con ngƣời Việt Nam, bám rễ hàng ngàn năm nay trong tiềm thức của biết bao thế hệ. Nó mạnh đến mức khiến chính cô gái-nạn nhân của định kiến ấy-cũng cảm thấy mình mang trong mình một tội lỗi quá lớn. Và có lẽ vì thế mà trƣớc lời dè bỉu của thiên hạ, cô chỉ lặng lẽ chịu đựng…Tội lỗi đó là tội lỗi đã lỡ có một đứa con. Đứa con chính là tội lỗi, tội lỗi của tình yêu, khi tình yêu chƣa đi đến hôn nhân. Nguyên tắc đạo đức ấy đã chi phối cả một xã hội, khiến cho tất cả mọi ngƣời cùng mang một tâm lí từ khinh bỉ đến lạnh lùng đay nghiến những “bệnh nhân cô-văc”. Từ những kẻ xa lạ trong phòng phụ khoa với cái nhìn “kinh ngạc khinh bỉ:…rõ hiền lành tử tế mà khốn nạn, đĩ bợm…”, những bệnh nhân trong phòng vô sinh đến cả những y tá trong bệnh viện với những trò đùa “dớ dẩn, vô lí hết sức”, rồi lƣờm nguýt, khi đi ra vẫn cố thốt lên một câu “đồ gái…”. Tất cả khiến cô gái cảm giác mình nhƣ “một con thú bị săn đuổi đến đƣờng cùng”. Sự đay nghiến lạnh lùng không chỉ biểu hiện trong lời nói mà cả trong hành động. Những cô y tá chăm sóc thì ít, quát mắng và đay nghiến bệnh nhân thì nhiều. Cái cảnh một cô gái “lăn lộn, đầu óc rũ rƣợi” với hình ảnh “nhƣ điên nhƣ dại” khép lại bởi câu nói của một cô y tá “Đi nhanh lên kẻo bẩn hết sàn. Đến khổ cho các bà trẻ. Các bà sƣớng lắm để khổ ngƣời ta thế này. Đi nhanh lên! Không chết đâu mà rón rén” khiến ta hụt hẫng. Sự đay nghiến ấy lại diễn ra trong lúc con ngƣời ta cảm thấy đau đớn nhất, cần sự đồng cảm và sẻ chia nhất. Cô gái 24 tuổi cùng một lúc phải chịu đựng rất nhiều nỗi đau. Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là sự giày vò khủng khiếp về tâm hồn: chịu đựng sự dè bỉu của ngƣời đời, sự đay nghiến của ngƣời mẹ (dù ngƣời mẹ đó rất thƣơng con) và nỗi đau phải từ bỏ cốt nhục, từ bỏ mầm sống mà với cô “tháng thứ nhất con mơ hồ, thánh thứ hai lo sợ, tháng thứ 3 có gì đó thắng nỗi lo sợ… cái gì đó ấm áp dịu dàng…” Truyền thống khắt khe với tình dục, xem tình dục trƣớc hôn nhân là việc xấu, vi phạm thuần phong mĩ tục, những ràng buộc trong phong tục, tập quán, tri thức, đạo lý,… đã đẩy tình dục vào phía tối, phía bị che giấu, bị chê trách hay khinh miệt. Đấu tranh với những quan niệm gò bó, khiên cƣỡng này Y Ban muốn khẳng định nhu cầu, khát vọng của con ngƣời về tình

yêu gắn liền với tình dục là cái đáng đƣợc trân trọng. Con ngƣời trong bối cảnh đƣơng đại có nhu cầu đƣợc bày tỏ mình một cách thành thực, toàn diện, cụ thể. Khao khát dục tình đã cho phép nhiều nhà văn thám hiểm về con ngƣời trong khía cạnh tự nhiên, bản năng và nhân bản nhất của nó.

Tình dục gắn liền với tình yêu và nó là phần không thể thiếu của tuổi trẻ. Truyện ngắn Mười lăm năm mưa xói đề cập đến tình dục trong sự tƣởng nhớ của ngƣời chồng, so sánh giữa việc làm tình thời trẻ và làm tình ở tuổi trung niên. Nếu thời trẻ, cả hai còn căng tràn, sung mãn, tràn ngập yêu thƣơng; thì đến tuổi trung niên, cùng với sự già đi của tuổi tác, những áp lực từ công việc và cuộc sống, làm tình không còn mặn nồng nữa. Thoại luôn sống trong những khát khao của những năm tháng tuổi trẻ “ Mỗi tối thứ bảy, chàng đạp xe tới chỗ hẹn, bao giờ cũng thấy nàng đang chờ sẵn. Và cả hai không bao giờ kịp ngồi xuống bờ cỏ, dƣới gốc hàng phi lao…nàng gần nhƣ ngả vào một thân phi lao. Còn chàng thì vòng tay ôm ghì luôn cả cây lẫn ngƣời. Tất cả hòa làm một, đu đƣa sang phải, đu đƣa sang trái, nhịp nhàng nhƣ đƣa võng…Có rất nhiều cây phi lao nhƣ thế trên con đƣờng này – thân mòn nhẵn, ngẩng cao đầu đồng loạt hát lên khúc hát ca ngợi tình yêu”. [81; tr 368]. Miêu tả những hành vi dục tính, các nhà văn đã tìm cho mình một “mật mã” để khơi mở những góc khuất bí ẩn trong đời sống tâm lý con ngƣời.

Tình dục ngắn liền với tuổi trẻ, tình yêu vì vậy nó cần đƣợc đƣợc quan tâm, chia sẻ và giáo dục đúng cách, đầy đủ, cần “vẽ đƣờng cho hƣơu chạy” để “hƣơu” không “chạy” sai đƣờng. Trong cả hai truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ Hậu

thiên đường sự thiếu vắng giáo dục giới tính đúng lúc đã khiến cho lũ trẻ không

đƣợc trang bị kiến thức kịp thời, chỉ còn biết quờ quạng tự tìm đƣờng đi.

Hậu thiên đường, ngƣời mẹ mải miết thoát khỏi cái hang sâu hun hút của

cuộc đời mình mà quên mất đứa con gái đang lớn từng ngày rất cần sự quan tâm chia sẻ của mình. “ Con gái tôi lớn quá rồi. Sao lâu nay tôi không biết rằng ngực nó đã đội lên sau lớp áo và lƣng nó đã nở nang hơn” [81; tr 217]. Ngƣời con gái và ngƣời mẹ không chia sẻ đƣợc với nhau, và đến “ khi tôi chợt hiểu ra ở đời mọi sự đều có thể sảy ra nhƣ thế cả thì cũng quá muộn rồi.” [81; tr 215]. Lấy điểm nhìn từ ngƣời mẹ chứng kiến con gái thay đổi từng ngày, lao vào mối tình với ngƣời đàn ông đã có gia đình, dành trọn “lần đầu tiên” cho con ngƣời này, ngƣời mẹ chỉ biết

đau khổ và lo lắng. Khoảng cách do sự không chia sẻ tạo ra quá lớn, khiến cả hai mẹ con đã không thể nói chuyện đƣợc với nhau. Ngƣời con gái mới lớn, bƣớc vào tình yêu với tất cả sự trong sáng, thơ ngây, tò mò của một cô thiếu nữ: "Ngày - Con Cúc "xoe" thì thầm: Tao hôn rồi đấy. Mình hỏi: Nó thế nào? …Kể ra, nếu biết hôn nó thế nào cũng hay." Đồng thời cũng mộng mơ về ngƣời đàn ông của mình:“Mình yêu anh ấy mất rồi. Lúc ấy, mình không còn thấy cái gì ở trên đời này quan trọng bằng anh ấy…Mẹ bảo cái bọn đàn ông rặt một loài đểu cả, đừng nên tin ai. Mình thì thấy ai cũng đáng tin hết. Nhất là anh.” Và đôi khi, mộng mơ đến mức lú lẫn: “Ngày - Hôm qua mình và anh ấy đi chơi. Mình phải nói dối mẹ là đi mua xà phòng thơm…Bánh xà phòng anh ấy lấy có 2.500 đ thôi. Anh bảo: "Nó vừa to. Vừa bền lại rẻ". Chiều anh ấy mình cũng đồng ý mua. Lúc mình đƣa tờ 10.000 đ, thì chị bán hàng trả lại 7.500 đ anh ấy giơ tay cầm lấy và đút ngay vào túi. Mình hơi ngại nhƣng không dám hỏi vì có thể anh ấy quên. Chỉ sợ nếu mẹ hỏi thì không biết trả lời nhƣ thế nào. Rồi hai đứa ra bờ hồ ngồi. Mình thèm ăn bánh chuối rán. Anh ấy bảo "ăn vặt làm gì, chua mồm!". Anh ấy ôm mình. Mình chẳng thấy chuyện gì quan trọng nữa.” Khoảnh khắc ngây dại của cô bé mƣời sáu tuổi chỉ đƣợc miêu tả ngắn gọn: “Con gái tôi thành đàn bà thật rồi. Cái mặt nó ngây dại vì hạnh phúc, và ánh mắt nó nhƣ ngƣời có lỗi. Ngƣợng ngùng và đờ đẫn. Đấy là ánh mắt của tôi mƣời mấy năm về trƣớc. Lúc ấy, tôi nhƣ đi trên chín tầng mây mƣời tầng gió. Tôi không nhìn ai hết, không biết ai hết ngoài việc là tôi đang hạnh phúc. Tôi vừa bƣớc vào thiên đƣờng của đời ngƣời mà anh - ngƣời đàn ông đầu tiên trong đời đã mở cho tôi và đã dìu tôi vào đó.”

Chọn điểm nhìn của một ngƣời từng trải là ngƣời mẹ, truyện Hậu thiên đường

vừa có độ sốt sắng, yêu thƣơng, lại vừa có cái không khí sợ hãi, lo lắng của một ngƣời bất lực trƣớc thực tại. Câu chuyện kết thúc ở cảnh một tai nạn đƣợc thông báo trên TV và cô con gái vẫn đang ôm ấp ngƣời đàn ông mình yêu. Hai ngƣời phụ nữ này đáng giận, đáng thƣơng hay đáng trách? Thu Huệ không trả lời. Câu chuyện là một vết cứa sắc vào lòng đọc giả, đầy gợi mở suy tƣ về mối quan hệ của con ngƣời, đặc biệt là sự quan tâm, gần gũi chia sẻ về giới tính, về tình yêu.

Bằng lối kể chuyện qua thƣ, với điểm nhìn, đối tƣợng rõ ràng, nhân vật cụ thể, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ trở thành lời tâm tình, lời kêu cứu của những ngƣời con gửi đến ngƣời mẹ - ngƣời đi trƣớc, có nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn, và phải là ngƣời sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với con cái mà không phán xét, không kết tội. Sự lạnh lùng của ngƣời đời cứa sâu vào nỗi đau của cô gái. Nhƣng còn một nỗi đau lớn hơn nữa mà cô phải chịu đựng, đó là sự đay nghiến của ngƣời mẹ. Quan niệm và tập quán lâu đời của xã hội khiến ngƣời mẹ không thể nào dịu dàng đƣợc với con gái. Bà cảm thấy đau đớn, nhục nhã vì con và dẫu thƣơng con, điều đó cũng không ngăn nổi bà thốt lên “sƣớng chƣa? Ai đã dạy mày nhƣ thế này cơ chứ?”. Một câu hỏi nhƣng thực chất là một lời đay nghiến, nó chì chiết tâm hồn đứa con mang trong

Một phần của tài liệu Đổi mới truyện ngắn qua tiểu truyện ngắn đoạt giải cao 1986 2016 (Trang 78 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)