PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con (0-45 ngày tuổi)
4.1.1 Tình hình nhiễm bệnh chung ở lợn con (0-45 ngày tuổi)
Trong chăn nuôi lợn con, hội chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao gây thiệt hại cho người chăn nuôi, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tại trại chăn nuôi lợn Cuối Hạ cũng khơng nằm ngồi tình trạng trên. Trong thời gian thực tập dựa vào quá trình theo dõi đã thống kê được tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn (0 – 45 ngày tuổi) tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm bệnh chung ở lợn giai đoạn (0- 45 ngày tuổi) Các bệnh
thƣờng gặp
Số con theo dõi (con) Số con nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm phổi 2750 52 1,89 Viêm khớp 2750 68 2,47 Hernia 2750 56 2,03 Hội chứng tiêu chảy 2750 960 34,9
Trong quá trình thực tập chúng tơi đã theo dõi, phân tích nguyên nhân và đưa ra phác đồđiều trị.
* Bệnh viêm phổi: Qua bảng 4.1. chúng ta thấy trong 2750 con theo dõi chỉcó 52 con bị bệnh chiếm tỷ lệ 1,89%.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do thời tiết giao mùa thay đổi đột ngột lợn con bị nhiễm lạnh, vệ sinh trong chuồng chưa sạch sẽ, khơng khí trong chuồng còn nhiễm nhiều vi khuẩn.
- Biện pháp điều trị: Chúng tôi tiến hành dùng thuốc Nuflor 1ml/15- 20kgTT, liệu trình 3-5 ngày.
* Bệnh viêm khớp: Qua bảng 4.1. ta thấy trong 2750 con theo dõi có 68 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 2,47%.
- Nguyên nhân: Do kỹ thuật bấm nanh không tốt dẫn đến viêm nanh, sau đó kếphát sang viêm khớp, do khi lợn con húc bú dẫn đến trầy xước đầu gối, do cơng tác vệsinh chăm sóc khơng tốt,…
- Biện pháp điều trị: Dùng thuốc bổ kết hợp với dùng kháng sinh ceftifur liều dung 2ml/10kgTT và xanh metylen bơi bên ngồi, liệu trình 3-5 ngày
* Hernia: Trong quá trình thực tập thường gặp hecnia âm nang, hecnia rốn, trong tổng 2750 con theo dõi có 56 con mắc bệnh với tỷ lệ nhiễm 2,03%.
- Nguyên nhân: Do bẩm sinh hoặc do trong quá trình cắt rốn, thiến không đúng kỹ thuật, vệ sinh sát trùng kỹ, dễ gây viêm nhiễm tạo điều kiện cho sự sa ruột (hernia).
- Biện pháp điều trị: + Tiến hành phẫu thuật.
Cách tiến hành: Thường một người cầm dốc ngược 2 chân lên hoặc khơng có người phụ mổthì buộc dốc 2 chân lên, sát trùng vào gần chỗ bẹn bằng cồn iot 3%. Mổda vùng bụng đưa ruột vào xoang bụng, khâu hẹp lỗ bẹn, sau đó khâu da lại hoặc có những ca bịhernia vùng bụng thường là bị thủng màng phúc mạc nên ta khâu màng phúc mạc xong rồi khâu da. Tiếp theo sát trùng vết thương bằng cồn iot 3% và tiêm kháng sinh CL- Amoxgen 1ml/10kgTT
* Hội chứng tiêu chảy : Trong quá trình theo dõi 2750 con ta thấy số con mắc hội chứng tiêu chảy lên đến 960 con chiếm tỷ lệ cao 34,9%.
- Nguyên nhân: Do yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, độ ẩm, stress , vi khuẩn, virut. Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con do điều kiện ngoại cảnh lên đến 50%, tỷ lệ chết có thể đến 30 – 40% (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 1997) , tỷ lệ lợn con chết khi bị tiêu chảy do E.coli gây ra lên tới 70%, lợn con nhỏ hơn 7 ngày tuổi bịtiêu chảy do mắc TGE cấp tính tỷ lệ chết lên tới 100%.
- Biện pháp điều trị: Tạo môi trường thuận lợi cho lợn con về nhiệt độ, độ ẩm như lạnh dùng đèn sưởi, nóng dùng quạt thơng gió, giàn mát
Dùng các loại thuốc kháng sinh kết hợp với trợ sức trợ lực nâng cao sức khỏe của con vật.
Qua bảng 4.1 cho chúng ta thấy tỷ lệ lợn con nhiễm hội chứng tiêu chảy là cao nhất (chiếm 34,9%) do nhiều nguyên nhân tác động khiến cho lợn con nhiễm bệnh. Trong đó phải kể đến là yếu tố mơi trường, chế độ chăm sóc ni dưỡng và vệsinh phòng bệnh.
Qua đề tài nhằm khuyến cáo với người chăn nuôi cần quan tâm và chú ý hơn về việc chăm sóc, ni dưỡng phịng và trị bệnh cho lợn con vì một khi lợn con nhiễm bệnh thì khơng những nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợn con bị bệnh mà còn ảnh hưởng đến kinh tế.