I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC CO-BRANDING TẠI VIỆT NAM
1.3. Sự phát triển của các thương hiệu Việt Nam
Nếu như cách đây 4 năm, ý thức xây dựng thương hiệu cịn là chuyện “nói dễ, khó làm” ở nhiều doanh nghiệp (DN) nội địa, thì hiện nay, con số
thương hiệu Việt nổi tiếng được người tiêu dùng biết đến đã lên đến hàng trăm. Cách thức ghi dấu tên tuổi trong lòng người tiêu dùng cũng ngày càng sáng tạo hơn. Xu thế chung hiện nay của các DN là không đơn thuần làm gia cơng cho các cơng ty nước ngồi mà chủ động xây dựng thương hiệu riêng của mình với tham vọng phát triển ngang tầm với các DN nước ngoài.
Những thương hiệu như nước mắm Phú Quốc, giầy Thăng Long, Thượng Đình, bánh Kinh Đơ, Đồng Khánh, gạch Đồng Tâm, nước khoáng Lavie, thép Thái Nguyên…đã dần trở thành sự lựa chọn của người tiêu dùng trong nước. Khơng ít thương hiệu của Việt Nam có uy tín trên thị trường nước ngồi như Catfish Việt Nam, mỹ phẩm Sài Gòn, Vifon, Vinamilk, cà phê Trung Nguyên…
Từ chỗ nhận thức được vai trị vơ cùng quan trọng của thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tìm hiểu về thương hiệu, học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia các buổi hội thảo, tập huấn và tuyên truyền về thương hiệu đang được các cơ quan chức năng tổ chức. Họ chủ động tìm đến các cơng ty tư vấn, hỏi các chun gia thơng qua báo chí…
Hơn thế, một số doanh nghiệp đã rất tích cực trong việc xây dựng và
khuyÕch trương thương hiệu. Công ty ICC đã bỏ ra gần 3 tỷ đồng cho thương
hiệu Veo và Bay. Saigontourist đã thực hiện cả một chương trình thương hiệu rất cơng phu, tốn kém và lâu dài: Saigontourist đã có mặt trên tồn quốc với các chiến dịch tuyên truyền, quảng bá, tích cực tham gia các chương trình liên hoan, lễ hội du lịch lớn. Saigontourist còn tạo một hệ thống đơn vị “nằm vùng” tại các địa phương có tiềm năng về du lịch thơng qua hình thức liên doanh, đầu tư. Trong cơng tác xúc tiến thương hiệu ra thị trường quốc tế, Saigontourist đã chọn các hình thức quảng bá được đánh giá là có tính lâu dài và hiệu quả, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng như Nhật, Pháp, Tây Âu, Mỹ…đồng thời không quên các thị trường Nga và Đông Âu.
Thương hiệu Saigontourist ln có mặt ở hầu hết các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế nổi tiếng.
Các doanh nghiệp Việt Nam cịn tích cực tham gia quảng bá cho thương hiệu bằng các chiêu khuyến mãi, giảm giá. Càng ngày các chương trình này càng đa dạng, hấp dẫn, có đầu tư chiều sâu mạnh mẽ hơn. Công ty tả giấy Ky Vy đã tổ chức chương trình khuyến mãi trên tồn quốc với tổng giá trị giải thưởng lên đến 325 triệu đồng…Một ghi nhận cho thấy khuyến mãi và tìm các cách mới để quảng bá cho sản phẩm hay thương hiệu của mình đang là một cơng việc mà các nhà kinh doanh 100% vốn Việt Nam đã quan tâm trong cơng việc làm ăn của mình. Những cơng ty vừa và nhỏ cũng đã sẵn sàng đầu tư vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng cho việc khuyÕch trương thương hiệu qua các đợt quảng cáo và khuyến mãi.
Để được pháp luật bảo vệ thương hiệu của mình, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc đăng kí nhãn hiệu hàng hóa, từ con số 1614 nhãn hiệu đăng kí năm 1998 đã tăng lên gần 67200 nhãn hiệu năm 2008 đối với nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam.
Việc các doanh nghiệp chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình chứng tỏ họ đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, thương hiệu mới thực sự là tài sản của công ty. Thương hiệu càng mạnh, giá trị của công ty trong mắt khách hàng và đối tác càng cao, khả năng liên kết thương hiệu với các đối tác nhằm phát huy các giá trị của thương hiệu càng lớn.