Mô tả các biến và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 46 - 52)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.4 Dữ liệu nghiên cứu

3.4.1 Mô tả các biến và các giả thuyết nghiên cứu

3.4.1.1 Tỉ số nợ dài hạn (LDA):

��� = �ợ �à� �ạ� �ổ�� �à� �ả�

Tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản của một công ty tăng theo năm cho thấy công ty đó đang dần ít phụ thuộc vào nợ để phát triển kinh doanh. Kết quả tỉ lệ LDA được coi là thông số "khỏe mạnh" của một công ty, thông thường giá trị LDA dưới 0.5 được cho là tốt. Nếu một công ty có tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản cao, cho thấy công ty đó có mức độ rủi ro tương đối cao, và có thể không trả được nợ.

Theo Abor nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đối với khả năng sinh lời về các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Ghana. Nghiên cứu với 22 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Ghana trong giai đoạn 1998-2002 . Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ dài hạn có tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu của Zuraidah Ahamad và cộng sự(2012), nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh doanh của ngành công nghiệp và ngành tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán Malaysia trên 58 công ty thì kết quả cho thấy nợ dài hạn trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến ROA, ROE.

Từ các nghiên cứu trên nhóm tác giả đưa ra giả thiết “Tỷ số nợ dài hạn tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”

3.4.1.2 Tỉ số nợ ngắn hạn (SDA):

��� = �ợ ��ắ� �ạ� �ổ�� �à� �ả�

Tỉ số nợ ngắn hạn (SDA):Là những khoản phải trả hết trong một năm trở xuống. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành.

Với đặc điểm tỷ số nợ ngắn hạn cũng từ một phần của tỷ số nợ theo như nghiên cứu Mahfuzah Salim, Raj Yadav(2012) kết quả chỉ ra rằng lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên VCSH tác động ngược chiều với tỉ lệ nợ ngắn hạn. Theo Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2020), Đoàn Ngọc Phúc (2014) kết quả cho thấy tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động thông qua biến ROA, ROE. Theo Ngô Thị Ngọc (2019) kết quả cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và ROA. Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu của Zuraidah Ahamad và cộng sự(2012), nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh doanh của ngành công nghiệp và ngành tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán Malaysia trên 58 công ty thì kết quả cho thấy nợ ngắn hạn trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến ROA, ROE. Võ Minh Long (2017), thì kết quả cho thấy SDA có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả họat động kinh doanh. Dù với nhiều nghiên cứu sẽ đưa ra nhiều kết quả khác nhau nhưng phần lớn đều mang chiều hướng tiêu cực.

Từ các nghiên cứu trên nhóm tác giả đưa ra giả thiết “Tỷ số nợ ngắn hạn tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”.

3.4.1.3 Tác động của quy mô doanh nghiệp (SIZE)

SIZE= Logarit(Tổng tài sản)

Quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng số lượng nhân tổng tài sản hay tổng doanh thu. Ở Việt Nam các doanh nghiệp niêm yết có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối, vì vậy những doanh nghiệp này có thể huy động nguồn vốn từ bên ngoài nhiều hơn . Quy mô doanh nghiệp càng lớn chứng tỏ tiềm lực tài chính càng mạnh, rủi ro phá sản thấp. Thêm vào đó, doanh nghiệp với quy mô lớn thì có danh tiếng tốt hơn trên thị trường nợ, có được niềm tin từ chủ nợ nên khả năng tiếp cận vốn vay dễ dàng và giảm được chi phí giao dịch khi phát hành nợ dài hạn.

Theo Nguyễn Thị Quỳnh Nga đã nghiên cứu về “Ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng TPHCM năm 2013 đến 2019” trên 204 doanh nghiệp đã cho kết quả về Quy mô

doanh nghiệp có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Bích Ngọc, Nguyễn Việt Đức về phân tích tác động của cơ cấu vốn đếnn hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần trên địa bàn tình Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều đến ROA, ROE. Ngoài ra các nghiên cứu của Weixu, Xiangzhen Xration, Shoufeng Zhang, Abor, Saurabh Chadha, Anil K.Sharma, AdmanAli và cộng sự….cũng cho những kết quả tương tự.

Từ các nghiên cứu trên nhóm tác giả đưa ra giả thiết “ Quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp” 3.4.1.4 Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR):

�� =�à� �ả� ��ắ� �ạ� �ợ ��ắ� �ạ�

Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn cố định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này thấp, kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp bị phụ thuộc tài chính, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động. Ngoài ra chỉ tiêu này còn đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng 1 năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng 1 năm tới. Khả năng thanh toán có thể ảnh hưởng khác nhau đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp tính ra mức tỷ số là 1 hoặc lớn hơn, điều đó cho thấy khả năng chi trả nợ ngắn hạn ở mức cao.

Theo Võ Minh Long nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp của 272 doanh nghiệp phi tài chính ở VN trong giai đoạn 2008-2014 đã cho kết quả là khả năng thanh toán ngắn hạn có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo Hồ Thị Ngọc Thủy nghiên cứu tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam của 72 doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2009-2014.

Kết quả là khả năng thanh toán có quan hệ cùng chiểu với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của AdmanAli và cộng sự cũng cho kết quả tương tự là khả năng thanh toán ngắn hạn có mối quan hệ tích cực với khả năng sinh lời (ROA, ROE). Tuy nhiên theo nghiên cứu của Phạm Sơn Tùng (2015) Kết quả mô hình cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) lại không có tác động đến hiệu quả tài chính (ROE) của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Từ các nghiên cứu trên nhóm tác giả đưa ra giả thiết “ Khả năng thanh toán ngắn hạn tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ” 3.4.1.5 Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (EFF)

��� =�ổ�� ����� ��� �ổ�� �à� �ả�

Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản đo lường giá trị doanh thu hoặc doanh số của công ty so với giá trị tài sản của công ty. Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng tài sản tham gia và quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại. Thông thường tỉ lệ vòng quay tổng tài sản được tính theo hàng năm. Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản càng cao thì công ty hoạt động càng hiệu quả, vì chỉ tiêu này cao thể hiện rằng công ty đang tạo ra nhiều doanh thu trên mỗi đơn vị tài sản. Chỉ tiêu này có xu hướng cao hơn trong một số lĩnh vực nhất định so với những công ty khác.

Theo kết quả nghiên cứu của Imad Zeyah Ramadam (2013), Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến HQHD. Kết quả này giống với nghiên cứu của Onaolapo Adekinle A và cộng sự. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Zuraidah Ahamad và cộng sự(2012), nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh doanh của ngành công nghiệp và ngành tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán Malaysia trên 58 công ty thì kết quả cho thấy tỷ số doanh thu trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều đến ROA, ROE. Tuy nhiên sức mạnh giải thích về quy mô doanh nghiệp, tỷ số doanh thu trên tổng tài sản có ảnh hưởng rất thấp do các doanh nghiệp được niêm yết ở Malaysia không

bị ảnh hưởng nhiều bởi đặc điểm của công ty, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Từ các nghiên cứu trên nhóm tác giả đưa ra giả thiết “ Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ” 3.4.1.6 Tăng trưởng tài sản (GA)

�� = �ổ�� �à� �ả� �ă� � − �ổ�� �à� �ả� �ă� (� − �) �ổ�� �à� �ả� �ă� (� − �)

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cho biết mức tăng trưởng tài sản tương đối tính theo phần trăm qua các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp tài sản của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng 0 thì tỷ lệ tăng trưởng tài sản không xác định. Tăng trưởng tài sản không đồng nghĩa với việc kinh doanh làm ăn tốt. Phân tích cần lưu ý các yếu tố như mục đích tăng trưởng tài sản, loại tài sản nào có tăng trưởng, vốn tài trợ lấy từ nguồn nào,…Nếu một doanh nghiệp sử dụng lợi nhuân chưa tái đầu tư thì tăng trưởng tài sản thường mang ý nghĩa doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và việc tăng trưởng tài sản thường là một dấu hiệu tốt. Trong trường hợp mà doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là vốn vay thì cẩn trọng vì việc sử dụng vốn vay để đầu tư mang nhiều rủi ro và nếu quyết định đầu tư sai lầm có thể khiến doanh nghiệp thua lỗ, phá sản.

Theo kết quả nghiên cứu của Zuraidah Ahamad và cộng sự (2012), nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh doanh của ngành công nghiệp và ngành tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán Malaysia trên 58 công ty thì kết quả cho thấy tăng trưởng tài sản tác động cùng chiều đến ROA, ROE.

Từ nghiên cứu trên nhóm tác giả đưa ra giả thiết “ Tăng trưởng tài sản tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ”

3.4.1.7 Đặc điểm riêng tài sản doanh nghiệp(UNIQ):

���� = �í� �ố� �à�� �á� ����� ��� ���ầ�

Đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ giá vốn hàng bán chia cho doanh thu thuần. Giá vốn hàng bán là chi phí liên quan đến hàng

tồn kho đã bán hoặc dịch vụ đã cung cấp và chi phí liên quan đến kinh doanh bất động sản đầu tư (số khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí thanh lý nhượng bán, chi phí liên quan đến hoạt động cho thuê bất động sản đầu tư…). Doanh thu thuần là phần doanh thu còn lại sau khi lấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại (khoản giảm trừ trên giá bán do khách hàng mua số lượng lớn), giảm giá hàng bán (khoản giảm trừ trên giá bán do hàng không đảm bảo các điều kiện đã ghi trên hợp đồng), hàng bán bị trả lại,..Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Tỷ lệ này có ý nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho sản phẩm tiêu thụ. Như vậy, nếu tỷ lệ này càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng thấp, hay nói cách khác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng giảm xuống.

Theo nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012), nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty nghành bất động sản được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007-2011, kết quả cho thấy đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động.

Từ các nghiên cứu trên nhóm tác giả đưa ra giả thiết “Đặc điểm riêng tài sản doanh nghiệp tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”.

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)