Giai đoạn làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của QPPL hôn nhân gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 35)

1.3. Các giai đoạn ADPLtrong giải quyết các vụ án HN &GĐ của TAND

1.3.2. Giai đoạn làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của QPPL hôn nhân gia

đình và lựa chọn các QPPL về dân sự, tố tụng dân sự tương ứng để giải quyết vụ án HN&GĐ

Trước khi lựa chọn được QPPL giải quyết vụ án HN&GĐ phải vận dụng tổng hợp các tri thức chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là các tri thức pháp lý để làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung các quy phạm đưa ra áp dụng. Quá trình này đòi hỏi

việc tư duy phải tuân theo những quy luật của logic hình thức và logic biện chứng và cần phải biết giải thích pháp luật. Trong quá trình giải quyết các vụ án HN&GĐ của TAND, để làm cho bản án, quyết định được ban hành đúng pháp luật, người có thẩm quyền ADPL phải căn cứ vào các quy định của pháp luật HN&GĐ, pháp luật tố tụng dân sự... để xem xét đánh giá mọi tình tiết của vụ án với tinh thần trách nhiệm cao, khách quan, toàn diện. Giai đoạn này của quá trình ADPL nhằm nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của QPPL đưa ra áp dụng để giải quyết án HN&GĐ thông qua hoạt động của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Nói chung, việc lựa chọn QPPL để ADPL được tiến hành theo ý chí đơn phương của Toà án có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng. Điều này được thể hiện rất rõ đối với việc ADPL trong giải quyết án hình sự và giải quyết vi phạm hành chính, nhưng đối với việc giải quyết án HN&GĐ về cơ bản cũng vậy, song có một số trường hợp có thể trong khi giải quyết vụ án các đương sự có thể thực hiện quyền của mình theo pháp luật quy định sẽ thay đổi quan điểm, nên dẫn đến vụ án không phải tiếp tục điều tra, xét xử mà có thể ra một quyết định thoả thuận của các đương sự mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể ADPL, nhưng lựa chọn QPPL vẫn là do cơ quan Toà án.Ví dụ: Trong trường hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn, thoả thuận được với nhau về việc người trực tiếp nuôi con, thoả thuận về tài sản khi ly hôn thì Toà án áp dụng Điều 89, Điều 90, Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2000; hoặc Điều 55, 82, 83 và 84 Luật HN&GĐ năm 2014 (Luật nội dung) Điều 182, Điều 183 Bộ luật tố tụng dân sự (Luật hình thức) để ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự. Việc ADPL phải thông qua người có thẩm quyền khi ADPL. Cụ thể, Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án phải căn cứ vào các quy định của Luật HN&GĐ, Bộ luật dân sự, Luật đất đai... để giải thích cho các đương sự hiểu, hướng cho các đương sự đi đến thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Giai đoạn này đòi hỏi Thẩm phán giải quyết vụ án phải có trình độ vững vàng về pháp luật, có sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý, xã hội để phân tích, hoà giải.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)