Qua phân tích các công cụ cạnh tranh được sử dụng và kết quả đạt được có thể rút ra được những ưu điểm và những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của công ty. Từ đó xác định các nguyên nhân để có thể tim ra những
giải pháp hữu ích giúp Công ty phát huy điểm mạnh tạo thành lợi thế cạnh tranh và có những điều chỉnh kịp thời để khắc phục các hạn chế. Tất cà nhằm
mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tran của công ty, ngày càng
phát triển bền vững.
3.3.1. ưu điểm
- Là công ty con của Tổng công ty Viwaseen - một công ty hàng đầu trong ngành xây dựng, công ty Viwaseen3 có nhiều kinh nghiệm trong việc
thi công xây dựng, lắp đặt các công trình cấp thoát nước. Thương hiệu
Viwaseeen3 có uy tín lớn trong ngành, được các chủ đâu tư, ban quản lý dự
án, các nhà thầu đổi tác, các nhà cung cấp vật tư thiết bị đánh giá cao.
- Vê tài chính: Công ty xây dựng được môi quan hệ tôt với các ngân hàng Vietcombank, Agribank nên luôn đảm bảo được nguồn vốn để thi công
các công trình, dự án. Tình hình tài chính phát triền ồn định, các công trình có
lãi để tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Khả năng liên doanh, liên kết với các đối tác tốt, điều phối hợp lý và
tận dụng được các thế mạnh của các đơn vị thành viên.
3.3.2. Hạn chế
Qua phân tích thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng có thể nhận thấy
Công ty Viwaseen3 còn một số hạn chế tồn tại như sau:
- Máy móc thiết bị hiện có còn thiếu nhiều và không đồng bộ, phần
lớn là đã qua sử dụng lâu năm, tính hiệu quà không cao. Hơn nữa thiết bị càng hiện đại càng đòi hỏi tính đồng bộ và trình độ sử dụng, trình độ quản lý tiên tiến và công ty sẽ khó đáp ứng được yêu cầu ngày ngay lập tức.
- Tình trạng chủ đâu tư, ban quản lý dự án chậm thanh toán gây ứ đọng vốn cũng là một lý do gây khó khăn cho công ty. Hằng năm, công ty
phải vay ngân hàng nhiều dẫn tới số tiền lãi vay lớn ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguôn nhân lực của Viwaseen3 còn yêu kém vê chât lượng, khả năng chuyên môn, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc
và khả năng phát triển của Công ty. Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được Công ty chú trọng, đầu tư đúng mức.
3.3.3. Nguyên nhân
Qua phân tích các khó khăn và các yếu kém tồn tại trong quá trình
phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Viwaseen3 có thể thấy nguyên nhân bắt nguồn bởi các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.
3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Lĩnh vực kinh doanh xây dựng ngày càng gặp nhiều khó khăn thách
thức đến từ các yếu tố bên ngoài như: giá cả vật tư, thiết bị luôn cỏ xu hướng
gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Công ty.
- Tình trạng nợ đọng vốn, chậm giải ngân của chủ đầu tư, của ban
quản lý dự án còn phổ biến khiến Công ty CP Viwaseen3 gặp khó khăn trong quá trình thi công công trình, làm hạn chế khả năng mở rộng sản xuất, thực hiện tái đầu tư, tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Công ty.
- Địa bàn sản xuất kinh doanh của Công ty rộng, nhiều công trình ờ vùng sâu vùng xa dẫn đến việc thi công và thanh quyết toán gặp nhiều khó
khăn khi tiến độ hoàn thành công trình chậm.
- Trên thị trường số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây
dựng được cấp phép thành lập mới ngày càng nhiều, từ đây gây ra áp lực cạnh
tranh đối với doanh nghiệp và thị trường hoạt động của Viwaseen3 ngày càng bị thu hẹp.
- Nhà nước có nhiều thay đối trong chính sách trong ngành xây dựng đặc biệt là các quy định về giá cả nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị nhập khẩu...
3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chưa xây dựng được một chiến lược đàu tư dài hạn cho máy móc thiết bị công nghệ, chưa có định hướng cho hoạt động đầu tư nên giá trị đầu tư dàn trải, chưa tập trung cho các máy móc thiết bị và công nghệ có vai trò
quyết định tới năng lực cạnh tranh của công ty. 71
- Các công trình dự án của công ty tham gia hâu hêt là nguôn vôn ngân sách được áp dụng thanh toán theo định mức và đon giá xây dựng của
Nhà nước và địa phương nên thủ tục rất cứng nhắc, phức tạp.
- So với các doanh nghiệp lớn trong ngành, khả năng tài chính của Viwaseen3 còn thấp. Năng lực tự tài trợ vốn và tỷ số thanh toán nhanh của Công ty ở mức thấp. Do đó, Công ty phải sử dụng nhiều nguồn vốn vay, gây ra áp lực trả nợ và tác động trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của Công ty.
- Trình độ nguồn nhân lực và năng lực quản lý còn hạn chế. Những lao động có tay nghề chuyên môn nhưng đã quá tuổi, khó đào tạo lại để thích
ứng với kỳ thuật mới. Trong khi lực lượng lao động trẻ tay nghề không đồng đều, có những công nhân được đào tạo sơ sài tại các trường nghề hoặc vừa học vừa làm nên trình độ tay nghề không cao. Việc các đội xây lắp của công ty phải thuê thêm lao động thời vụ tại địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, tiến độ thi công và bị động trong điều hành sản xuất.
- Trình độ công nghệ và ứng dụng khoa học kỳ thuật còn hạn chế nên
chất lượng sản phẩm chưa cạnh tranh được với những doanh nghiệp lớn, hiệu
quả kinh tế vì thế cũng chưa cao.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ • NÂNG CAO NẢNG LỤC CẠNH• • TRANH
CỦA CÔNG TY CỐ PHẦN VIWASEEN3
4.1. Định hướng phát triên của Công ty Cô phân Viwaseen3 đên năm 2025
Gắn với nhũng định hướng phát triển KT-XH của đất nước, phát triển của ngành xây dựng trong giai đoạn 2015-2025, những định hướng phát triển của công ty VIWASEEN3 sẽ chú trọng kiện toàn bộ máy, phát triển đa dạng các sản phẩm, trong đó ngành nghề kinh doanh chính là thi công xây lắp các
công trình cấp thoát nước, các công trình khoan giếng, tư vấn, cung cấp vật tư
ngành nước.
Xây dựng Viwaseen3 theo mô hình đa ngành nghề, trong đó hoạt động xây lắp vẫn là nền tảng, đảm bảo kinh doanh có lãi, tốc độ tăng trưởng năm
sau cao hơn năm trước, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của đất nước, tối đa hóa lợi ích cổ đông. Đảm bảo quyền lợi cho người lao động, ổn định cuộc sống và thu nhập cho cán bộ, nhân viên Công ty.
Xây dựng, định hướng công ty trở thành một tổ chức kinh tế có quy mô
lớn, trình độ công nghệ cao, làm chủ khoa học công nghệ, xây dựng và tăng
cường mở rộng thị trường, tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo hướng hoàn thiện, bền vũng, hiện đại và chuyên môn hoá cao.
Xây dựng bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả, chất lượng. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, nâng cao trinh độ chuyên môn cho đội ngũ lao động, cán bộ quản lý tại
Công ty, đảm bảo nguồn nhân lực thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế.
Nâng cao tính chuyên nghiệp trong công việc, khấc phục những tồn tại 73
yêu kém đê không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh, tạo đuợc hình ảnh ấn tượng đối với cộng đồng, từng bước đưa thương hiệu
VIWASEEN3 trở thành quen thuộc trong ngành, vững mạnh trên thị trường
xây dựng Việt Nam.
Tiếp tục duy trì thương hiệu Viwaseen3 trên thị trường, phấn đấu đến năm 2025 trở thành đơn vị mạnh nhất trong Tổng công ty Viwaseen và trở thành một trong 10 công ty xây dựng chuyên ngành cấp thoát nước hàng đầu
Việt Nam.
Tuân thủ nghiêm các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hệ thống quy
chế, quy định nội bộ công ty. Đồng thời bám sát phương châm hoạt động từng năm để triển khai nhiệm vụ theo phân công, ủy quyền.
Thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, chương trình hành động của Tổng công ty về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Triển khai phát động phong trào thi đua sản xuất, an toàn lao động, xây dựng lộ trình xét đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong Công ty.
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phầnViwasen3 Viwasen3
4.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nãng lực tài chính
Đe nâng cao năng lực tài chính của công ty Viwaseen3 trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển giai đoạn 2015- 2025, VIWASEEN3 cần tiếp tục phát huy các thế mạnh về năng lực tài chính. Ngoài ra VIWASEEN3 cần tiếp
tục tăng cường các biện pháp:
- Nguồn vốn giai đoạn 2015 - 2025 cần được cân đối chủ yếu từ nguồn
vốn tái đầu tư của VIWASEEN3 và được huy động từ nguồn vốn tín dụng.
- Công ty cần lập kế hoạch trong 5 năm tới sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận trên 74
5%, tăng hệ sô vôn chủ sớ hữu lên khoảng 30% và tăng tỷ trọng vôn cô định trong tổng tài sản lên 50%. Nếu có hệ số vốn chủ sở hữu cao sẽ dễ chiếm được sự tin tưởng của các chủ đầu tư và các tố chức tín dụng. Xây dựng là lĩnh vực hoạt động sử dụng những máy móc thiết bị có giá trị lớn, tỷ trọng
vốn cố định trong tống tài sản thường cao. Vì vậy tăng tỷ trọng vốn cố định vừa cho phép thực hiện những nhiệm vụ sản xuất có yêu cầu kỳ thuật cao, vừa
tăng được năng lực sản xuất để hấp dẫn chủ đầu tư.
- Tãng cường công tác thu hồi vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, giảm số dư nợ ngân hàng, giảm lãi vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Duy trình thường xuyên mối quan hệ với các ngân hàng truyền thống, đảm bảo nguồn
vốn vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.
- Giảm chi phí là một giải pháp thiết thực và có tác dụng lâu dài. cần rà soát lại, xem xét cắt giảm các loại chi phí không cần thiết hoặc không mang
lại hiệu quả thiết thực. Trước hết đó là giảm chi phí nhờ tận dụng kinh nghiệm
của người lao động để tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm thiểu sai sót
trong sản xuất và thi công. Muốn vậy, cần bố trí những người có kinh nghiệm, tay nghề cao với những lao động mới để có thể kèm cặp, phổ biến truyền kinh
nghiệm trong quá trình sản xuất và thi công. Phòng kế hoạch kỳ thuật đẩy
mạnh nghiên cứu cải tiến sản phẩm, cải tiến quy trình công nghệ, phối hợp với quá trình hiện đại máy móc thiết bị đế giảm hao phí nguyên liệu.
- Làm tốt công tác quản lý vật tư, hàng hóa cả về hiện vật và giá trị. Trong các công trình thi công lượng vật tư sử dụng rất nhiều cả về số lượng
và chủng loại, địa điếm thi công phân tán, mặt bằng rất rộng. Nhất là hiện nay
lực lượng cán bộ chủ chốt của công ty tại công trường khá ít, phải thuê nhiều lao động thời tại địa phương vụ. Ý thức, trách nhiệm của họ trong việc sử dụng và bảo quản vật tư chưa cao dẫn đến tình trạng thất thoát vật tư ngày
càng nhiêu. Do đó cân phải có biện pháp quản lý chặt chẽ đê giảm hao hụt mất mát, tránh gây lãng phí cho công ty. Thực hiện tốt các biện pháp giảm chi phi mới có thể hạ giá thành, tăng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu, gia tăng
lợi nhuận của công ty.
- Các khoản phải thu, phải trả của công ty rất lớn, vì vậy cần quản lý
công nợ tốt hơn. Do đặc thù linh vực lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công
ty, chủ đầu tư thường thành toán theo từng giai đoạn của công trình. Ban đầu thường chỉ được ứng 10-15% giá trị hợp đồng nhưng đôi khi do các thủ tục
giải ngân phức tạp, công ty vẫn phải ứng trước để đảm bảo tiến độ thi công công trình. Ngay cả khi hồ sơ quyết toán đã được phê duyệt, các đợt thanh
toán thường giãi ngân chậm, việc thu hồi nốt số nợ từ chủ đầu tư vẫn mất rất nhiều thời gian. Công ty thường bị đọng vốn ở các khoán phải thu trong khi khi nợ ngân hàng vẫn phải trả lãi dẫn đến lợi nhuận cùa công ty bị giảm. Do
đó, phòng tài chính kế toán cần phối họp chặt chẽ với phòng kế hoạch kỳ
thuật để theo sát tiến độ thi công, thu hồi công nợ, giảm các nợ đọng phải thu. - Nên sử dụng kết hợp nhiều biện pháp huy động vốn khác nhau, cổ
phần hóa đã tạo thêm một kênh huy động vốn mới với nguồn cung không ahjn chế. Công ty cần tăng cường huy động vốn từ các cổ đông trong và ngoài đơn vị. Huy động vốn bên ngoài vừa thu hút được nguồn đầu tư rộng rãi vừa là động lực thúc đẩy công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn,
thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tài chính kế toán do yêu cầu phải công khai
thông tin tài chính khi huy động vốn.
- Tăng cường quản lý chất lượng báo cáo thống kê, thực hiện phân tích và dự báo thống kê phục vụ công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp; củng cố,
nâng cao năng lực bộ máy quản lý tài chính kế toán để đáp ứng kịp thời yêu
cầu quản lý trong điều kiện đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
4.2.2. Nhóm giải pháp nhăm nâng cao chãi lượng nguôn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một việc không thể thiếu để
tăng năng lực cạnh tranh của công ty. Trước tiên càn lập kế hoạch chiến lược,
quy hoạch nguồn nhân lực. Dựa vào mục tiêu phát triền lâu dài, yêu cầu thực
tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần dự kiến được nhu cầu sử
dụng lao động ở mồi bộ phận, mỗi đơn vị thành viên trong từng giai đoạn. Từ nhu cầu đó, so sánh với nguồn nhân lực hiện có để xác định số lượng lao động
cần tuyển dụng và cần đào tạo lại.
- Công ty cỏ thể tuyển dụng từ hai nguồn bên trong và bên ngoài tùy
thuộc vào yêu cầu đối với lao động cần tuyển. Tuyển dụng bên trong là công ty lựa chọn trong số những lao động hiện có. Những người có năng lực mà
chưa được sử dụng đúng khả năng, sở trường của họ thì đặt họ vào vị trí làm
việc mới đế khai thác các tiềm năng đó. Phương pháp này có thuận lợi là những lao động này đã quen với điều kiện làm việc, đặc điểm sản xuất kinh doanh, các nội quy, quy định của công ty nên sẽ thuận lợi hơn khi bắt tay vào công việc mới
mà không cần tốn thời gian đề thích nghi môi trường làm việc mới. Tuyển dụng
bên ngoài là phương pháp giúp công ty có nhiều cơ hội lựa chọn lực lượng lao động đa dạng, nhiều trình độ khác nhau. Họ có thể mang đến cho công ty một phương pháp làm việc mới hơn, hiện đại hơn. Có thể tuyển dụng tại các trường
dạy nghề uy tín mới ra trường. Họ lực lượng lao động trẻ, mặc dù ít kinh nghiệm
nhung bù lại có kiến thức mới, cỏ sự hăng hái mạnh dạn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ hoặc đi công tác tại các công trường ở xa.
- Công ty cần quan tâm đến vấn đề đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên giúp họ dễ dàng hòa nhập vào
guồng máy của công ty hơn. Nhất là cần quan tâm nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nếu họ có tay nghề vững