TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ của cháu ở độ tuổi trung học cơ sở với ông bà (Trang 38)

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu

Nghiên cứu đã được tổ chức theo 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn tiến hành gồm các bước cụ thể sau:

2.1.1. Nghiên cứu lý luận

a. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cháu với ông bà ở trong và ngoài nước.

Xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cháu và ông bà nói chung, học sinh THCS nói riêng. Chỉ ra thực trạng quan hệ của cháu và ông bà các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành phát triển của MQH này.

b. Nội dung nghiên cứu lý luận.

Phân tích tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước xung quanh vấn đề về mối quan hệ giữa cháu và ông bà nói chung, mối quan hệ này ở học sinh THCS nói riêng. Chỉ ra thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành phát triển và xây dựng MQH qua lại tốt đẹp, hài lòng giữa cháu với ông bà.

c. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn, chúng tôi đã sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu lý thuyết như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu và các văn bản đã được đăng tải ở các sách, báo, tạp chí, cũng như các đề tài nghiên cứu khoa học… bàn về những vấn đề liên quan tới mối quan hệ giữa cháu và ông bà để hiểu và làm rõ hơn các quan điểm về mối quan hệ này.

2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn

A. Thiết kế nghiên cứu thực tiễn:

a. Mục đích nghiên cứu thực tiễn

Lập kế hoạch tổ chức nghiên cứu, chỉ ra thực trạng mối quan hệ qua lại giữa học sinh THCS với ông bà trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để thu thập các thông tin và cách thức tiến hành công tác nghiên cứu

b. Nội dung nghiên cứu thực tiễn

Điều tra mối quan hệ giữa cháu trong độ tuổi THCS ở tại 2 trường: Trường THCS Lương Khánh Thiện – Phủ Lý – Hà Nam và Trường THCS Nhật Tân – Kim Bảng - Hà Nam. Chỉ ra thực trạng MQH và sự ảnh hưởng của một số yếu tố khác nhau tác động tới MQH này, làm rõ được vai trò của ông bà trong cuộc sống của những cháu. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng mối quan hệ qua lại giữa các cháu trong độ tuổi này với ông bà.

- Địa bàn nghiên cứu:

Việc điều tra khảo sát được diễn ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam, ở tại 2 địa điểm: Trường THCS Lương Khánh Thiện và địa bàn xã Nhật Tân, trong đó bao gồm Trường THCS Nhật Tân.

Trường THCS Lương Khánh Thiện, là một trường THCS nằm trên đường Lê Lợi thuộc thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam, số học sinh của trường có khoảng 450 em chủ yếu là con em cán bộ công nhân viên chức, công việc của các em chủ yếu là học tập, thỉnh thoảng phụ giúp làm công việc nhà. Bên cạnh đó có những em có bố mẹ có công việc bấp bênh nên các em vừa học vừa giúp đỡ bố mẹ công việc trong gia đình.

Nhật Tân là một xã nằm ở phía đông bắc huyện Kim Bảng có tổng số dân là 10.888 nhân khẩu tương ứng với 2.734 hộ dân sống tập trung liền kề được hình thành ở 15 cơ sở xóm. Với tổng diện tích tự nhiên là 468,12 ha, đất canh tác 318 ha. Kinh tế tương đối phát triển với các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại phát triển đa dạng, phong phú, năm 2004 được UBND tỉnh công nhận là xã đa nghề và phê duyệt tổng quy hoạch cụm TTCN – làng nghề với tổng diện tích là 17,5 ha. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 11 triệu đồng/người.

Trường THCS Nhật Tân là một trường nằm ở địa phận xã Nhật Tân. Số học sinh tại trường có khoảng gần 800 em hầu hết là con em trong các gia đình tại 15 xóm của xã, có cha mẹ chủ yếu làm nông nghiệp hoặc cha mẹ làm kinh doanh buôn bán, ngoài việc học tập, các em luôn phụ giúp bố mẹ trong công việc đồng áng,

công việc nhà hoặc công việc buôn bán, kinh doanh của cha mẹ. Bên cạnh đó có một bộ phận nhỏ gia đình các em có bố mẹ là cán bộ công nhân, viên chức.

c. Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu định lượng:

Bảng hỏi xây dựng được hỏi thử để kiểm tra, chỉnh sửa về cách diễn đạt, nội dung trả lời cho phù hợp với khách thể nghiên cứu. Sau đó tiến hành nghiên cứu trên diện rộng tại 2 trường THCS.

Phỏng vấn sâu: Một số mẫu nghiên cứu được phỏng vấn để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn sâu bao gồm một số câu hỏi, liên quan đến các biểu hiện của mối quan hệ giữa cháu và ông bà. Đồng thời, giải thích một số trường hợp trong việc thay đổi phương thức hành động để thích ứng và một số nhận định, đánh giá mang tính khái quát về mối quan hệ của cháu với ông bà của trẻ.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau trong quá trình thực hiện đề tài:

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

a. Mục đích phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu: nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn – cơ sở để xây dựng bảng hỏi điều tra về mối quan hệ giữa cháu và ông bà.

b. Cách thức tiến hành: Thu thập, lựa chọn các tài liệu cũng như những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài được đăng tải trên sách báo, tạp chí các đề tài nghiên cứu, các báo cáo được đăng tải trên các trang web liên quan đến mối quan hệ của cháu và ông bà. Phân tích đánh giá tổng quát các nghiên cứu về vấn đề này, từ đó xây dựng cơ sở lý luận, thiết kế công cụ nghiên cứu và lấy tư liệu sử dụng trong quá trình phân tích, lý giải và đánh giá kết quả thu được từ thực tiễn cũng như đưa ra được một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng mối quan hệ của cháu và ông bà.

2.2.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

a.Mục đích của phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: đánh giá thực trạng về mối quan hệ của cháu với ông bà, một số yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng.

b. Hình thức điều tra: Nghiên cứu sử dụng hình thức khảo sát trực tiếp học sinh và ông bà thông qua việc trả lời qua điều tra viên hoặc tự khai vào bảng hỏi. Trong tự khai của học sinh và ông bà có khả năng đọc hiểu tốt sẽ tự đọc và trả lời thông tin trong bảng hỏi. Đối với những ông bà không có khả năng đọc hiểu tốt, điều tra viên sẽ đọc câu hỏi và giải thích từng ý nếu cần thiết. Sau khi nhận được câu trả lời của ông bà, điều tra viên sẽ đánh dấu trực tiếp vào bảng hỏi.

c. Chọn mẫu khảo sát: Nghiên cứu được thực hiện trên 244 học sinh THCS tại 2 trường: Trường THCS Lương Khánh Thiện – Phủ lý – Hà Nam và Trường THCS Nhật Tân – Kim Bảng – Hà Nam. Và 58 ông bà có cháu ở độ tuổi học cấp 2 tại xã Nhật Tân - Kim Bảng – Hà Nam.

d. Đặc điểm mẫu nghiên cứu:

Bảng 2.1: Một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu là cháu trong bảng hỏi dành cho cháu (đơn vị %).

Đặc Điểm Số lƣợng Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 113 46.3 Nữ 131 53.7 Nơi sinh và Nơi ở Nông thôn 127 52.0 Thành phố 117 48.0 Năm sinh Năm 2003 62 25.4 Năm 2004 60 24.6 Năm 2005 60 24.6 Năm 2006 61 25.0 Khác 1 0.4 Lớp Lớp 9 63 25. Lớp 8 60 24.6 Lớp 7 60 24.6 Lớp 6 61 25.0 Tôn giáo Không 235 96.3 Có 9 3.7

Mức sống gia đình trẻ Nghèo/cận nghèo 5 2.0 Trung bình 195 79.9 Khá giả 41 16.8 Giàu 3 1.2 Hiện tại, bạn đang sống cùng ai Chỉ bố 3 1.2 Chỉ mẹ 7 2.9 Bố, mẹ và anh chị em ruột 151 61.9 Bố, mẹ, anh chị em ruột và ông bà nội 66 27.0 Bố, me, anh chị em ruột và ông bà ngoại 8 3.3

Mẹ và bố dượng 3 1.2

Khác 6 2.5

Từ bảng trên có thể khái quát như sau: Trong tổng số 244 trẻ tham gia trả lời câu hỏi có 113 là nam chiếm 46.3% và 131 nữ chiếm 53.7%. Trong đó tỉ lệ các em sinh ra và sống ở nông thôn là 127 trẻ chiếm 52.0% ở thành phố là 117 trẻ chiếm 48% số lượng học sinh trả lời bảng hỏi ở tất cả các lớp từ lớp 6 tới lớp 9 với tỉ lệ khá đồng đều nhau: 63 học sinh lớp 9 (25.8%); lớp 8 và lớp 7 mỗi khối 60 trẻ (mỗi khối là 24.6%) lớp 6 là 61 trẻ chiếm 25%. Một tỉ lệ khá tuyệt đối về tôn giáo là trong tổng 244 trẻ có tới 235 (96.3%) trẻ không theo tôn giáo nào và chỉ có 9 (3.7%) trẻ có tôn giáo. Mức sống của gia đình ở 4 mức độ khác nhau tập trung nhiều nhất trong mức trung bình là 195 chiếm 79.9%; gia đình ở mức khá giả 41 trẻ (16.8%); mức nghèo/ cận nghèo 5 trẻ (2.0%) ở mức giàu là 3 gia đình (1.2%). Trả lời cho câu hỏi sống cùng ai cho thấy phần lớn hiện nay trẻ sống trong gia đình hạt nhân có bố mẹ và anh chị em ruột chiếm 61.9% với 151 gia đình trẻ, gia đình từ ba thế hệ trở lên có 74 gia đình (30.3%) trong đó có 66 gia đình trẻ sống cùng ông bà nội và có khoảng 8 trẻ sống cùng ông bà ngoại. Trẻ sống trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ chiếm khoảng 4.1% trong đó có 3 trẻ sống trong gia đình chỉ có bố (1.2%) và 7 (2.9%) trẻ sống trong gia đình chỉ có mẹ.

Mẫu khách thể là cháu sẽ trả lời về mối quan hệ của bản thân với ông bà mình vì vậy một trẻ sẽ có tối đa là 4 ông bà. Tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ được đề cập

và quan tâm với những ông bà hiện tại còn đang sống. Vậy nên, trong tổng số 244 cháu trả lời bảng hỏi, thì mối quan hệ được đề cập với ông bà cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Tổng số ông bà trong bảng trả lời của cháu

Ông nội Bà nội Ông ngoại Bà ngoại Tổng ông bà

Số ông bà 165 212 191 224 792

Tỉ lệ (%) 20.8 26.8 24.1 28.3 100

Từ bảng trên cho thấy, trong tổng số 244 cháu trả lời về ông bà mình thì tỉ lệ ông còn sống cả ở ông nội và ông ngoại đều thấp hơn so với bà nội và bà ngoại: ông chiếm 44.9% trong đó bà là 55.1%. Một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ông bà.

Bảng 2.3 Một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ông bà trong bảng hỏi của cháu (đơn vị %)

TBC Ông nội Bà nội Ông

ngoại ngoại Tuổi của ông bà Dưới 50 tuổi 0.5 0.6 0.5 0.5 0.4 50- dưới 60 tuổi 18.4 13.3 16.0 19.4 23.7 60-dưới 70 tuổi 34.5 33.9 35.4 32.5 35.7 Từ 70 tuổi trở lên 34.2 38.2 39.2 31.9 28.6 Không biết 12.4 13.9 9.0 15.7 11.6 Sức khỏe của ông bà Rất tốt 15.3 15.8 13.2 15.2 15.6 Tốt 59.5 58.8 61.3 57.1 55.3 Yếu 12.9 12.1 14.2 14.1 10.2 Rất yếu 3.2 1.8 3.8 3.7 2.9 Không biết 9.2 11.5 7.5 9.9 7.8 Thu nhập của ông bà

Làm toàn thời gian 15.3 13.3 15.1 15.7 16.5 Làm bán thời gian 18.2 16.4 17.9 16.8 21.0

Lương hưu 33.0 41.8 29.2 36.1 27.2

Số cháu

Có mình trẻ 1.3 1.8 1.4 1.0 0.9

Có 2 - 4 cháu 14.5 16.4 13.2 13.6 15.2 Có trên 5 cháu 84.2 81.8 85.4 85.3 83.9 Tổng quan bảng trên cho chúng ta thấy: ông bà có cháu học cấp 2 phần lớn nằm trong độ tuổi từ 60 – 70 tuổi và trên 70 tuổi trở lên chiếm 68.7% trong tổng số ông bà, tỉ lệ ông bà dưới 50 tuổi có cháu học cấp 2 là rất thấp. Về vấn đề sức khỏe ông bà trong giai đoạn này vẫn còn tốt và rất tốt, ông bà yếu và rất yếu chiếm tỉ lệ không đáng kể. Cùng với đó, ông bà có khá nhiều cháu: trẻ là cháu duy nhất chiếm tỉ lệ gần như không đáng kể, trong khi đó trên 80% ông bà đều có từ 5 cháu trở lên.

Bảng hỏi được xây dựng dành cho 58 ông bà có cháu học cấp 2 cho thấy tổng quan về mẫu như sau:

Bảng 2.4: Một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ông bà trong bảng hỏi dành cho ông bà (đơn vị %).

Đặc Điểm Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Giới tính Nam (Ông) 22 36.7

Nữ (Bà) 38 63.3

Tuổi Từ 50-60 tuổi 19 31.7

Từ 60-70 tuổi 27 45.0

Hơn 70 tuổi 14 23.3

Mức sống hiện tại của ông bà

Nghèo/cận nghèo 4 6.7

Trung bình 42 70.0

Khá 12 20.0

Giàu 2 3.3

Tôn giáo Không 60 100

Hiện tại ông/bà sống cùng ai Sống một mình 8 13.3 Sống cùng vợ/chồng 14 23.3 Sống cùng con cháu 23 38.3 Sống cùng vợ/chồng và con cháu 14 23.3 Khác 1 1.7

d. Cách thức xây dựng bảng hỏi:

Để có được thông tin ban đầu làm cơ sở cho việc xây dựng bảng hỏi, chúng tôi đã khai thác các nguồn tư liệu cơ bản dưới đây:

Thứ nhất: Bảng hỏi được hình thành trên cơ sở phân tích và tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài về mối quan hệ giữa cháu và ông bà, đặc biệt là 3 bảng hỏi từ các nghiên cứu sau: nghiên cứu của nhóm tác giả Ross, Hill, Sweeting và Cunningham-Burley, (2005) về “Mối quan hệ của ông bà và cháu ở độ tuổi thiếu niên” ở nghiên cứu này các tác giả quan tâm tới thực trạng về mối quan hệ của ông bà với cháu cũng như các yếu tố tác động tới mối quan hệ giữa họ, trong đó nghiên cứu tập trung vào cả hai đối tượng là ông bà và cháu (75 cháu từ 10 - 19 tuổi, và 73 ông bà trong độ tuổi 50 – 80 tuổi) tại Trung Quốc và Pakistan. Trong khi đó, do giới hạn nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ có thể tập trung chính vào quan điểm của cháu trong mối quan hệ với ông bà nên cũng chỉ tham khảo phần bảng hỏi dành cho cháu ở nghiên cứu trên mà bỏ qua các câu hỏi dành cho ông bà. Nghiên cứu thứ hai là “Ảnh hưởng của việc tương tác với ông bà tới cháu đối với kết quả nhận thức xã hội và tình cảm của trẻ vị thành niên ở Sri Lanka” (Saxton, 2015) nghiên cứu được triển khai trên 394 trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 11 - 17 tuổi, nghiên cứu này tác giả không chỉ quan tâm tới mối quan hệ nói chung của ông bà và cháu, mà còn tập trung tới việc làm rõ về sự ảnh hưởng từ ông bà tới cảm xúc và nhận thức xã hội của cháu. Tuy nhiên, trong đề tài của mình, chúng tôi không tập trung vào sự ảnh hưởng của ông bà tới cảm xúc và nhận thức xã hội nên trong quá trình thiết kế bảng hỏi chúng tôi cũng không tham khảo hai phần này trong nghiên cứu của tác giả mà chỉ tham khảo phần I về mối quan hệ chung giữa họ. Thứ ba, nghiên cứu của Lê Văn Hảo về “Mối quan hệ của thanh niên với ông bà” ở đề tài này tác giả quan tâm tới mối quan hệ của cháu với ông bà, dù có khá nhiều điểm chung tuy nhiên đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là cháu ở độ tuổi thanh niên, trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi tập trung ở trẻ trong độ tuổi thiếu niên, với nhiều đặc điểm tâm sinh lý cũng như trách nhiệm với gia đình và xã hội là khác nhau ở hai độ tuổi này nên khi thiết kế bảng hỏi chúng tôi không thể lấy toàn bộ nội dung của bảng hỏi mà chỉ có thể tham khảo một số nội dung chính từ bảng hỏi của tác giả.

Thứ hai: Sau khi thiết kế bảng hỏi, chúng tôi tiến hành khảo sát thăm dò trên trẻ ở độ tuổi THCS có ông bà tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ của cháu ở độ tuổi trung học cơ sở với ông bà (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)