Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ hán – việt có yếu tố chỉ ẩm thực (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3. Đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

1.3.2 Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt

Về đặc điểm cấu trúc, thành ngữ tiếng Việt được thể hiện ở hai phương diện, một là các yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên và trong nhiều trường hợp không thể thay bằng các yếu tố khác; hai là sự cố định về trật tự các thành tố tạo nên chúng. Theo tác giả Hồng văn hành, tính ổn định, cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ hình thành là do thói quen sử dụng của người bản ngữ.[11] Ví dụ, thành ngữ ăn cháo đái bát, trong khi sử dụng khơng thể nói “ăn cháo đái chén” hoặc “đái bát ăn cháo”. Song, trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy thành ngữ tiếng Việt có nhiều biến thể. Các biến thể khác với thành ngữ gốc chủ yếu về mặt sắc thái, phong cách hoặc phạm vi sử dụng, về ý nghĩa cơ bản thì các biến thể không khác nhiều với thành ngữ gốc. Ví dụ ăn đói ăn khát – ăn đói uống khát, nước sơi

lửa bỏng – lửa bỏng nước sôi, ăn trắng mặc trơn – ăn trơn mặc trắng v.v.

Mặc dù có những trường hợp biến thể, nhưng ý nghĩa của thành ngữ vẫn rất ổn định. Theo số liệu thông kệ của Trần thị ánh nguyệt, những trường hợp này chỉ chiếm khoảng 6.8% trong thành ngữ tiếng Việt.[32] Cho nên, tính ổn định và cố định của thành ngữ tiếng Việt vẫn rất là cao, và tính ổn định và tính cố định không phải tuyệt đối.

Về mặt ngữ nghĩa, nhiều tác giả khảng định rằng thành ngữ là loại đơn vị định danh bậc hai. Nội dung của thành ngữ không hướng tới điều được nhắc đến trong nghĩa đen của các từ tạo nên thành ngữ, mà ngụ ý điều gì đó suy ra từ chúng. Nghĩa của thành ngữ tiếng Việt thường là kết quả của hai hình thái

biểu trưng hố: hình thái tỉ dụ (so sánh) và hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm). Chính vì thế, tác giả Hồng văn hành dựa vào hai hình thái biểu trưng hố của thành ngữ tiếng Việt mà chia thành ngữ làm hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hoá.

Về nguồn gốc, thành ngữ tiếng Việt có một đặc điểm nổi bật là có nhiều thành ngữ có nguồn gốc Hán. Do sự tiếp xúc giữa Trung Quốc và Việt Nam trong quá trình lịch sử, các loại đơn vị cố định trong tiếng Hán cũng được nhập vào kho tàng thành ngữ Việt và một phần lớn của chúng được “Việt hoá” khá là triệt để. Cuốn từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán (1993) có thu thập gần 1000 thành ngữ gốc Hán, mặc dù trong đó có một phần thành ngữ hiện nay được sử dụng với tần số rất thấp. Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt khơng chỉ là có nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán, theo các nhà nghiên cứu, cịn có các nguồn gốc từ tục ngữ tiếng Hán, cụm từ cố định, cụm từ tự do v.v. Ví dụ có nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán như hậu sinh khả uý, hoãn binh

chi kế v.v. Có nguồn gốc từ tục ngữ tiếng Hán như dục tốc bất đạt, ác giả ác báo v.v. Có nguồn gốc từ cụm từ cố định như bình ăn vơ sự, vạn sự như ý v.v.

Phần lớn thành ngữ tiếng Việt khơng có xuất xứ như thành ngữ tiếng Hán, nhưng mà dựa vào nội dung cũng có thể nhận thấy rất nhiều dấu ấn lịch sử trong thành ngữ tiếng Việt. Trong một số thành ngữ cịn giữ ngun nghĩa cổ của từ. Ví dụ thành ngữ con dại cái mang, con mống sống mang, trong đó cái chỉ mẹ, sống nghĩa là bố. Vào thời điểm hiện nay, cái và sống chỉ được sử

dụng cho động vật. Một số thành ngữ thì phản ánh lịch sử một cách trực tiếp. Ví dụ, thành ngữ oan như Thị Kính, nợ như chúa Chổm, “Thị Kính” là nhận

vật trong hát chèo, “chúa Chổm” là nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Có thể nói, thành ngữ tiếng Việt có mang dấu ấn lịch sử khá rõ rệt mặc dù phần lớn của chúng hiện nay khơng tìm được xuất xứ.

thành ngữ tiếng Việt là một bức tranh toàn diện về dân tộc và văn hoá Việt. Về chất liệu, thành ngữ tiếng Việt gồm những yếu tố liên quan chặt chẽ với cuộc sống hàng ngày của người Việt. Ví dụ các thành ngữ liên quan đến ẩm thực ba cơm bẩy mắm, cơm thừa canh cạn, có gan ăn muống có gan lội hồ,

chồng ăn chả, vợ ăn nem, xôi hỏng bỏng không v.v. Các thức ăn trong thành

ngữ trên đây như rau muống, chả, nem, xôi cơm là những đồ ăn hàng ngày

của người Việt. Trong đó, lương thực chính của người Việt là gạo, cho nên các thành ngữ có yếu tố cơm, gạo chiếm tỷ lệ rất cao. Dựa vào ý nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, chúng ta có thể nhìn thấy phong tục tập qn, tư tưởng, cách sống, kinh nghiệm cuộc sống...của người Việt. Ví dụ cá khơng ăn muối

ca ươn là kinh nghiệm được rút ra từ cách chế biến thực phẩm, thành ngữ này

chỉ những người tự phụ, tự cao, không nghe lời khuyên của người có kinh nghiệm. Thành ngữ được cheo hỏng cưới, phản ánh phong tục tập quán liên

quan đến đám cưới. Thành ngữ công cha nghĩa mẹ phản ánh quan niệm “hiếu” của người Việt. Thành ngữ “hiền lành như bụt” thì thể hiện một trong những tín ngưỡng của người Việt. Có thể nói các phương diện trong cuộc sống người Việt đều có thể hiện trong thành ngữ. Trong q trình khảo sát, chúng tơi nhận thấy, các yếu tố liên quan đến nông nghiệp xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt. Ví dụ thời tiết, nơng cụ, động vật như con trâu, con ếch, con ốc, lương thực như cây lúa, hạt gạo v.v. Các từ như ruộng, đồng, ao cũng có tần số xuất hiện khá cao. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể: ăn một bát cháo, chạy ba qng dồng; ba bị chín trâu; gạo bồ thóc đống; cày sâu cuốc bẫm; như hạn mong mưa; tròn như cối xay; răng như bàn cuốc; đánh bùn sang ao... Những thành ngữ này chính là dấu ấn của văn hố nơng nghiệp lúa nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu thành ngữ hán – việt có yếu tố chỉ ẩm thực (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)