Chƣơng 2 : Hoạt động của các độngtừ trao-nhận trong câu
3.2 Dạng câu có chứa các độngtừ mang nghĩa nhận
3.2.1 Dạng câu biểu thị hoạt động nhận trực tiếp
Khi sử dụng các động từ: "được", "hưởng", "nhận" để diễn đạt hoạt động nhận trực tiếp: ―B nhận được vật gì đó từ A‖ mà vật này có thể là vật cụ thể hoặc vật trừu tượng và đem lại lợi ích cho B thì có sự giống nhau về tính chất và ý nghĩa của hoạt động nhận này giữa tiếng Việt và tiếng Nhật. Tuy nhiên cả 3 động từ này đều được chuyển dịch bằng một động từ duy nhất trong tiếng Nhật là もらう[morau] hoặc dạng kính ngữ của động từ này là いただく[itadaku].
VD:
Tiếng Việt Tiếng Nhật
- An nhận được thư của bạn trai
- An được 2 quả cam
・アン?さんはボ-イフレ?ン?ドから 手紙?を?もらった。
・アン?さんはオレ?ン?ジを?二つもら った。
-Tôi được ông Tanaka trả lời ・田中?様よりご回答を?いただきま した。
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi các động từ もらう[morau] và いただく[itadaku] được sử dụng nhằm thể hiện sự lịch sự của phát ngôn thì ý nghĩa nhận không thể chuyển dịch sang tiếng Việt bằng các động từ "nhận, được, hưởng" với ý nghĩa nhận trực tiếp.
VD1: それでは
この?茶ƒ?Fの?を?二足«もらいましょう。百円でおつりを?ください
(300 câu đàm thoại Nhật - Việt)
VD2:
本日は田中?さんと雇Ù幸子の?ためにこの?ように多の?方に来?席を?
いただきまして、心からお礼を?申し上?げません。 (短いスピ-チ実例大辞典)
Tôi rất cảm ơn mọi người hôm nay đã đến dự với 2 cháu Tanaka và
Sachiko đông đủ thế này.
Các cấu trúc thể hiện hoạt động nhận trực tiếp trong các ví dụ trên không thể thay thế bằng những cấu trúc tương đương trong tiếng Việt mà phải diễn đạt bằng các dạng câu thể hiện hoạt động nhận gián tiếp, hoạt động trao hoặc một cách diễn đạt chủ động khác.
Như vậy, trong các trường hợp này có sự khác nhau về tính chất và ý nghĩa của hoạt động nhận khi thể hiện qua ngôn ngữ giữa tiếng Nhật và tiếng Việt.
* Các cấu trúc ngữ pháp thể hiện hoạt động nhận trực tiếp
Phương thức biểu thị của hoạt động nhận trực tiếp trong tiếng Việt có dạng cấu trúc ngữ pháp đặc trưng như sau:
Động từ chỉ hoạt động nhận Danh từ Danh ngữ Và được biểu hiện dưới dạng câu:
Ai nhận cái gì
được hưởng
Dạng câu này được chuyển dịch sang tiếng Nhật với cấu trúc tương đương là:
B はA に/から Cを?
もらう いただく
VD:
Tiếng Việt Tiếng Nhật
- Tôi nhận được học bổng - Tôi được 8 điểm
- Anh ta hưởng 1 gia tài lớn của bố mẹ -私?は奨学金àを?もらった。 -私?は8点を?もらった。 - 彼?は両親から大きい財産を?も らった。
Trong tiếng Việt, nếu thêm các từ "bị, phải, chịu" vào đằng trước hoặc đằng sau các động từ "nhận, hưởng" thì tính chất của hoạt động nhận hoàn toàn thay đổi, từ hoạt động nhận mang tính chất tự nguyện, cái được nhận đem lại lợi ích cho kẻ nhận chuyển thành hoạt động nhận mang tính chất ép buộc, không thoả mãn.
VD:
Tôi bị nhận một gói quà
Tôi phải nhận một gia sản Người tiếp nhận không muốn nhận vật
Tôi nhận phải một quyển sách cũ Anh ấy hưởng phải căn nhà lá
Người tiếp nhận phải nhận vật không như ý
Các ý nghĩa tình thái này khi chuyển sang tiếng Nhật không được thể hiện qua câu trao - nhận mà chuyển thành câu bị động.
VD:私?は宿題èを?準?備?しておかないの?で2Q点を?取られた。 [Watashi wa shukudai wo zunbishiteokanainode niten wo torareta]
Vì không chuẩn bị bài tập nên tôi bị nhận điểm 2.
Khi thêm chính các từ: "nhận, được, hưởng" vào đằng sau các từ ấy thì lợi ích được hưởng sẽ được nhấn mạnh hơn.
Tôi được nhận một gói quà Tôi được hưởng một gia sản
Người tiếp nhận sung sướng khi nhận
So với tiếng Việt, cấu trúc:
B は A に/から Cを?
もらう いただく
trong tiếng Nhật là một cấu trúc tương đối chặt, không thể chen thêm các từ khác, hoặc thay đổi thời thể của động từ để làm thay đổi tính chất của hoạt động nhận. Nếu muốn biểu thị điều này thì phải tìm một dạng cấu trúc khác.
Qua khảo sát của chúng tôi, khả năng xuất hiện những thành tố phụ có vị trí tự do đứng trước động từ "được" là rất hạn chế. Ngược lại, các động từ "hưởng, nhận" có nhiều khả năng kết hợp với những thành tố phụ này.
VD 1: Cô ấy rất vui vẻ nhận/hưởng căn nhà ấy. VD 2: Anh ấy thờ ơ nhận/hưởng niềm hạnh phúc ấy.
Do thuộc loại hình ngôn ngữ khác nên sự phân biệt như thế này thường không được đề cập đến trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, ở tiếng Nhật lại có sự phân biệt về mối quan hệ giữa người trao và người nhận với việc lựa chọn động từ もらう[morau] hay いただく[itadaku].
VD 3:
Tiếng Việt Tiếng Nhật
- Tôi nhận được thư của mẹ - Tôi nhận được thư của bạn - Tôi nhận được thư của giám đốc
-私?は母から手紙?を?もらった。 - 私?は友達Bから手紙?を?もらった 。 - 私?は社?長·から手紙?を?いただい た。
Trong các ví dụ trên, dù là thư của "mẹ", của "bạn" hay của "giám đốc" thì trong tiếng Việt vẫn sử dụng duy nhất một động từ "nhận". Nhưng trong tiếng Nhật do có sự phân biệt giữa các nhân vật này nên có sự chọn lựa giữa hai động từ もらう[morau] hoặc いただく[itadaku].
Ngoài ra, tiếng Nhật còn có quy định chặt chẽ hơn tiếng Việt đối với người tiếp nhận khi sử dụng các động từ mang nghĩa nhận.
Tiếng Việt:
(1) Tôi đã nhận quà của anh rồi (+) (2) Tôi đã nhận quà của Lan (+)
(3) Anh đã nhận được quà của tôi chưa? (+) (4) Anh đã nhận quà của Lan chưa ? (+) (5) Lan đã nhận được quà của tôi (+)
(6) Lan đã nhận được quà của anh chưa (+) (7) Nam đã nhận được quà của Lan (+) Tiếng Nhật: (1) 私? はあなたにプレ?ゼン?トを?もらいました。 (+) (2) 私? はラ?ン?さんにプレ?ゼン?トを?もらいました。 (+) (3) あなたは私?にプレ?ゼン?トを?もらいましたか。 (-) (4) あなたはラ?ン?さんにプレ?ゼン?トを?もらいましたか。 (+) (5) ラ?ン?さんは私?にプレ?ゼン?トを?もらいました。 (- ) (6) ラ?ン?さんはあなたにプレ?ゼン?トを?もらいましたか。 (-) (7) ナム?さんはラ?ン?さんにプレ?ゼン?トを?もらいました。 (+)
Trong 7 trường hợp được chấp nhận trong tiếng Việt thì chỉ có 4 trường hợp được chấp nhận trong tiếng Nhật. Các trường hợp không thể có trong
tiếng Nhật xảy ra đối với các câu người tiếp nhận là ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 ( 3,5 và 6). Đó là vì như trên đã trình bày, động từ もらう[morau] và いただく[itadaku] trong tiếng nhật không có khả năng kết hợp với danh từ ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 khi nó đứng ở vị trí làm bổ ngữ gián tiếp.