Tình hình nước Mỹ và chính sách đối ngoại của các chính quyền Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Mỹ - Việt từ năm 2001 đến nay (Trang 31 - 33)

2.1.1.1. Chính sách đối ngoại của chính quyền George W. Bush

Trong hai nhiệm kỳ, Tổng thống G.W.Bush phải đối đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách. Sự kiện quan trọng nhất trên thế giới trong năm 2001 là cuộc tấn công khủng bố vào nƣớc Mỹ xảy ra ngày 11/9. Chính sự kiện này đã đƣa đến sự thay đổi chƣa từng có trong chính sách về ngoại giao, chính trị và quân sự của nhà cầm quyền Mỹ.

Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố tồn cầu, vị trí của Đơng Nam Á cũng đã thay đổi rất nhiều trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Là khu vực có nhiều quốc gia hồi giáo lớn nhƣ Indonesia, Malaysia, Brunei, Đông Nam Á đƣợc Mỹ coi là mặt trận thứ 2 trong cuộc chiến chống khủng bố và Indonesia từng đƣợc dự đoán là Afganistan thứ hai tiếp theo.

Nhiều nƣớc đã điều chỉnh chính sách theo hƣớng ủng hộ Mỹ chống khủng bố vì nhận thấy mối đe dọa và nguy hiểm từ chủ nghĩa khủng bố đối với an ninh quốc gia, khu vực và quốc tế. Việt Nam với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ của mình cũng phản đối mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố và thể hiện sự thông cảm, chia sẻ thân thiện với nhân dân Mỹ trong thời khắc khó khăn, phức tạp nhất.

Chính phủ và nhân dân hai nƣớc tự cảm thấy có nhiều lý do để xích lại gần nhau và tăng cƣờng các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực.

Ngoài mục tiêu hợp tác chống khủng bố, Mỹ cịn có những ý đồ to lớn hơn về cạnh tranh chiến lƣợc giữa các nƣớc lớn, khống chế các đƣờng giao thông quan trọng ở khu vực biển Đông và lợi ích dầu lửa. Chỉ riêng eo biển Malacca dài 805 km - nối liền Ấn Độ Dƣơng với Thái Bình Dƣơng, đã là một tuyến đƣờng hàng hải hết sức quan trọng của thế giới. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn lƣợt tàu biển qua lại eo này, chuyên chở hơn 1/4 khối lƣợng hàng hố bn bán trên thế giới. Hầu nhƣ toàn bộ số xăng dầu nhập khẩu của Nhật Bản và Trung Quốc đều đi qua eo biển này.

Trong Chiến lƣợc an ninh quốc gia, Tổng thống George W. Bush đã nêu rõ “Mục tiêu của chúng ta trên con đƣờng dẫn tới sự tiến bộ rất rõ ràng, đó là tự do về kinh tế và chính trị, quan hệ hịa bình với các quốc gia khác và tơn trọng nhân phẩm của con ngƣời. Đây không chỉ là con đƣờng dành riêng cho Mỹ mà còn mở rộng cho tất cả các quốc gia”. Để đạt đƣợc mục tiêu này, Mỹ sẽ đấu tranh cho những khát vọng về nhân phẩm; Củng cố các liên minh nhằm đánh bại chủ nghĩa khủng bố quốc tế và phối hợp để ngăn ngừa các cuộc tấn công nhằm vào ngƣời Mỹ và bạn bè của họ; Phối hợp với các nƣớc khác để giải tỏa xung đột khu vực; Ngăn ngừa không để kẻ thù đe dọa ngƣời Mỹ, các đồng minh và bạn bè của họ bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt; Mở ra một kỷ nguyên mới của tăng trƣởng kinh tế tồn cầu thơng qua thị trƣờng tự do và thƣơng mại tự do; Mở rộng vòng phát triển bằng cách mở cửa các xã hội và xây dựng hạ tầng cơ sở cho nền dân chủ; Xây dựng chƣơng trình nghị sự cho hoạt động hợp tác giữa các trung tâm quyền lực thế giới chính và Cải tổ các thể chế an ninh quốc gia của Mỹ nhằm tận dụng cơ hội và đối phó với những thách thức của thế kỷ XXI [51].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Mỹ - Việt từ năm 2001 đến nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)