Hoạch định chủ trương giáo dục lý luận chính trị cần bám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 97 - 99)

Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

3.2.1. Hoạch định chủ trương giáo dục lý luận chính trị cần bám sát

vào quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh và đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Để lãnh đạo công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ nói chung, cho đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã luôn luôn bám sát và quán triệt sâu sắc đường lối, các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác GDLLCT; tập trung trí tuệ vận dụng sáng tạo, phù hợp hoàn cảnh điều kiện cụ thể của địa phương; đề ra những chính sách, giải pháp đúng đắn, sát thực tiễn, kiên quyết trong chỉ đạo thực hiện, đưa nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống.

Trong những năm 1997-2010, các nội dung quan trọng về GDLLCT của Đại hội VIII, Đại hội IX, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2, khóa VIII)… về công tác cán bộ, về công tác GDLLCT cho cán bộ với những quan điểm “không ngừng đẩy mạnh giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên”; “học tập lý luận chính trị là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên”; “nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị phù hợp và đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”…. đã được Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng vào điều kiện thực tiễn của địa phương, đề ra những chủ trương đẩy mạnh công tác GDLLCT. Có thể nói rằng, quan điểm về công tác GDLLCT của Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng quan trọng, đồng thời là nền tảng, dựa trên đó, Đảng bộ tỉnh vừa xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công tác GDLLCT, vừa triển khai các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh công tác GDLLCT tại địa phương.

Xác định mục tiêu tổng quát của tỉnh trong những năm 1997-2010 là tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện thành công sự nghiệp CNH,

HĐH để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh, Đảng bộ tỉnh đồng thời có những chủ trương, quan điểm, cũng như các biện pháp để nâng cao trình độ lý luận, trình độ quản lý, khả năng giải quyết những vấn đề thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở, bởi đây là đội ngũ những người đứng đầu, chịu trách nhiệm quyết định mọi đường lối, chủ trương, phương hướng hoạt động của các đơn vị, cơ sở, quyết định trực tiếp tới việc thành bại của các nhiệm vụ chính trị mà tỉnh đã xác định.

Đội ngũ cán bộ cơ sở là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân; là người mang chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước giải thích cho dân hiểu và tổ chức cho dân thực hiện. Đồng thời phản ánh đầy đủ tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của dân cho Đảng, Nhà nước. Trên cơ sở đó giúp Đảng, Nhà nước điều chỉnh, sửa đổi đưa ra đường lối chính sách cho phù hợp. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở phải có một trình độ học vấn, trình độ LLCT nhất định. Vì chỉ trên cơ sở nền tảng tri thức đó, đội ngũ cán bộ này mới có khả năng quán triệt, nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, để có thể giải thích, động viên, thuyết phục, tổ chức cho quần chúng thực hiện. Và cao hơn nữa là vận dụng một cách sáng tạo những đường lối, chủ trương đó vào địa phương mình, nhằm đạt hiệu quả cao, thúc đẩy phong trào ở địa phương phát triển. Tuy nhiên, đội ngũ này có trình độ học vấn chưa cao, trình độ quản lý còn yếu kém, trình độ LLCT còn hạn chế, hạn chế về khả năng tiếp thu, quán triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như khả năng vận động, tổ chức cho quần chúng thực hiện trong thực tiễn. Hạn chế đó đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường GDLLCTcho đội ngũ này

Quán triệt, vận dụng quan điểm về GDLLCT cho cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh; đồng thời, nắm bắt đặc thù của đội ngũ cán bộ cơ sở, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra những chủ trương, giải pháp, biện pháp thực hiện công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trên định hướng GDLLCT

không chỉ nhằm nâng cao nhận thức chính trị, năng lực chỉ đạo hoạt động thực tiễn, mà thông qua đó phải giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ. Đây chính là yêu cầu hết sức quan trọng trong việc GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Chỉ trên cơ sở học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, thấm nhuần quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ mới có thể có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)