Những giá trị và hạn chế trong quan niệm về “tự do” của Kant

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về tự do trong đạo đức học của i KANT (Trang 62 - 72)

Chương 1 : NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA KANT

2.3. Những giá trị và hạn chế trong quan niệm về “tự do” của Kant

Trên cơ sở trình bày và phân tích những luận giải của Kant về “tự do”, chúng tôi nhận thấy, Kant đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển con người cũng như xã hội loài người. Điều đó thể hiện ở những khía cạnh như sau:

Thứ nhất, “tự do” mà Kant nói đến trong các tác phẩm đạo đức học là “tự

do” tuân theo luật (quy luật đạo đức), đối lập hoàn toàn với “tự do” tùy tiện, vô tổ chức. Ông khẳng định rằng, chỉ khi nào con người hành động theo nguyên tắc

đạo đức: “Hãy hành động sao cho châm ngôn của ý chí của bạn lúc nào cũng

đồng thời có thể có giá trị như là nguyên tắc của một sự ban bố quy luật phổ

biến” [7, tr. 56] thì, con người mới có “tự do” thực sự; trái lại, bên ngoài nguyên tắc đạo đức này con người không thể nói gì về “tự do”. Nói cách khác, với Kant, nếu không có nguyên tắc đạo đức thì, không có “tự do”. Theo đó, ông cũng cho

rằng, “tự do” của mỗi cá nhân với tư cách công dân của xã hội đã bao hàm trong nó sự tồn tại của những nguyên tắc đạo đức. Nói cách khác, “tự do” của mỗi cá nhân luôn gắn liền với hành vi đạo đức. Chính vì thế, chúng ta có thể nói rằng, “tự do” của Kant là cơ sở cho việc xây dựng một xã hội đạo đức và văn minh, trong đó bao gồm những con người luôn sống và hành động theo các nguyên tắc

đạo đức.

Nếu so sánh với quan niệm của Mác, chúng ta thấy, Mác và Kant đều coi bản chất của “tự do” là việc con người tuân thủ và làm chủ quy luật, nhờ đó có thể cải tạo xã hội. Tuy nhiên, quy luật mà Kant đề cập đến là quy luật đạo đức, do lý tính của con người thiết lập; còn quy luật của Mác lại là quy luật tự nhiên của thế giới bên ngoài. Chính điều này đã tạo ra sự khác biệt trong quan niệm của hai ông về “tự do”. Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, khái niệm “tự do” của Mác và Kant đều đóng vai trò tích cực cho việc xây dựng và cải tạo xã hội loài người.

Ở khía cạnh này, nếu xem xét trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta thấy, khái niệm “tự do” của Kant có ý nghĩa giáo dục tích cực. Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều người vẫn quan niệm rằng, “tự do” là sự thỏa mãn sở thích của cá nhân, thậm chí còn cường điệu hóa sở thích cá nhân, mà lãng quên đi những nguyên tắc đạo đức, pháp luật. Chính vì thế, việc trở lại tìm hiểu và luận giải khái niệm “tự do” trong đạo đức học của Kant là một việc làm có ý nghĩa, bởi nó giúp chúng ta nhận thức được bản chất của “tự do”: “tự do” không phải là sự thỏa mãn sở thích cá nhân, mà trái lại, “tự do” luôn gắn liền với những nguyên tắc

đạo đức, pháp luật và trách nhiệm của cá nhân trước bản thân cũng như cộng

đồng.

Thứ hai, “tự do” trong quan niệm của Kant đòi hỏi con người không ngừng tu dưỡng, rèn luyện theo các nguyên tắc đạo đức để làm chủ chính mình trong mọi tình huống. Rõ ràng, với ông, “tự do” không phải là con đường hay cách thức để con người hưởng sung sướng, mà trái lại, đó là con đường của sự khổ

luyện để con người trưởng thành về mặt đạo đức và nhân cách. Theo đó, Kant quan niệm “hạnh phúc” đồng nghĩa với phần thưởng quý giá và thiêng liêng dành cho sự khổ luyện của con người, chứ không phải là sự sung sướng hay thỏa mãn nhu cầu, dục vọng của cá nhân. Không những thế, “tự do” của Kant còn đòi hỏi con người phải thực hiện trách nhiệm đạo đức với tha nhân và xã hội. Ông cho rằng, con người tự do là con người luôn nhận thức một cách rõ ràng về trách nhiệm đạo đức của chính mình. Hơn thế, “tự do” của Kant cũng đòi hỏi con người phải tôn trọng “nhân tính” của bản thân và tha nhân theo nguyên tắc đạo

đức: “Hãy hành động sao cho việc sử dụng nhân tính nơi bản thân mình cũng như nơi những chủ thể khác luôn luôn như một mục đích chứ không phải như là một phương tiện” [16, pg. 80]. Với tất cả lý do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng, khái niệm “tự do” của Kant có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục và phát triển nhân cách của con người.

Ngày nay, nhiều người ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ thường hiểu khái niệm “tự do” theo nghĩa thực dụng, đó là sự hưởng thụ những gì sẵn có và hành

động theo sở thích cá nhân, mà không cần đến sự rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Chính cách hiểu đó đã dẫn đến căn bệnh lười biếng, lối sống buông thả, phóng khoáng, vô tổ chức, vô kỷ luật… Vì thế, việc tìm hiểu về khái niệm “tự do” của Kant là một việc làm cần thiết, bởi nó giúp chúng ta nhận thức một cách đúng

đắn về vai trò của khái niệm này đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách con người: “tự do” chính là cơ sở của sự rèn luyện, tu dưỡng và hoàn thiện nhân cách con người, chứ không phải là sự lãng quên hay đánh mất nhân cách con người.

Thứ ba, trong các tác phẩm đạo đức học, Kant khẳng định rằng, “tự do” là cơ sở dẫn dắt con người nhận thức về những nguyên tắc đạo đức hiện hữu nơi bản thân mình, nhờđó nhận thức được những giá trịđạo đức tốt đẹp (cái “thiện tối cao”). Nói cách khác, khái niệm “tự do” của Kant có vai trò quan trọng trong việc mang lại cho con người niềm tin - niềm tin vào những giá trị đạo đức tốt

về vật chất, nhưng nó có thể mang lại niềm vui sướng về tinh thần, nhất là khi con người nhận biết được những giá trịđạo đức tốt đẹp hay sự trưởng thành về

nhân cách của chính mình. Như vậy, với khái niệm “tự do”, Kant không chỉ đòi hỏi con người phải khổ luyện để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đạo đức của chính mình, mà còn mang lại cho con người niềm tin và hy vọng vào những điều tốt đẹp trên thế gian này. Chính vì thế, khái niệm “tự do” của ông hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, niềm tin của con người vào những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc dường như đang bị phai mờ theo thời gian. Chính vì thế, nhiều người đã lãng quên hoặc từ bỏ hoàn toàn những giá trị tốt đẹp ấy; họ mải miết chạy theo lối sống tự do kiểu phương Tây mà bản thân cũng chưa hiểu hết về nó. Trong bối cảnh như vậy, chúng ta thấy, khái niệm “tự do” của Kant có ý nghĩa quan trọng trong việc thức tỉnh con người rằng, “tự

do” không phải là việc con người hành động một cách bừa bãi theo sở thích nhất thời, mà nó luôn được đặt trong mối liên hệ với trách nhiệm và niềm tin - niềm tin vào những giá trịđạo đức tốt đẹp mà con người có thểđạt được sau khi hoàn thành nghĩa vụđạo đức của mình.

Bên cạnh những giá trị tích cực như vừa phân tích, quan niệm của Kant về “tự do” cũng có những hạn chế nhất định. Điều đó thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, “tự do” trong quan niệm của Kant chính là sự giải phóng con người khỏi tất cả những ham muốn, dục vọng của bản thân, độc lập hoàn toàn với không gian, thời gian và các quy luật nhân quả của thế giới tự nhiên. Kant coi

đó là sản phẩm thuần túy của thế giới bên trong con người (thế giới siêu cảm tính), do đó, con người không thể sử dụng những kinh nghiệm sẵn có để chứng minh về sự tồn tại của nó. Theo ông, cách thức duy nhất để con người nhận biết về “tự do” là hành động theo mệnh lệnh của những nguyên tắc đạo đức mà lý tính thiết lập. Ông còn gọi đó là “tự do siêu nghiệm” hay “tự do nội tâm”. Chính vì thế, chúng ta có thể nói rằng, “tự do” của Kant là thứ “tự do” trừu tượng, phi lịch sử.

Thứ hai, “tự do” trong quan niệm của Kant đòi hỏi con người phải hạn chế, hy sinh những ham muốn, sở thích, dục vọng cá nhân, dành toàn bộ sức lực và tâm trí để tuân thủ mệnh lệnh của những nguyên tắc đạo đức. Hơn thế, nó còn đòi hỏi con người luôn phải hành động sao cho “châm ngôn của ý chí” có thể

trở thành một quy luật đạo đức phổ quát cho toàn xã hội. Nói cách khác, nó đòi hỏi con người phải sử dụng lý trí của bản thân vào việc thiết lập nên những quy tắc đạo đức chung cho toàn xã hội. Với những yêu cầu đó, chúng ta thấy, “tự do” của Kant không chỉ mang tính trừu tượng, phi lịch sử, mà còn phi thực tế. Bởi lẽ, con người với tư cách những hữu thể cảm tính và hữu hạn không bao giờ có thể

trở thành những con người “tự do” như Kant mong muốn. Rõ ràng, chúng ta chỉ

có nhìn nhận khái niệm “tự do” của Kant ở khía cạnh là một lý tưởng mà con người luôn khao khát đạt được.

Thứ ba, Kant đã quá đề cao “tự do cá nhân”, coi “tự do cá nhân” là cơ sở, nền tảng để xây dựng toàn bộ tòa nhà đạo đức học của mình. Mặc dù, ông đặt “tự do cá nhân” trong mối liên hệ với nghĩa vụ và trách nhiệm đạo đức, nhưng trên thực tế, mỗi cá nhân chỉ là một hữu thể hữu hạn và không hoàn hảo, do đó thường xuyên có xu hướng chối bỏ nghĩa vụ và trách nhiệm đạo đức của bản thân. Vì thế, Kant đã viện dẫn đến “Thượng đế” và “sự bất tử của linh hồn” như là điều kiện để buộc mỗi cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ và trách đạo đức của mình, tức là trở thành cá nhân tự do như ông mong muốn. Nói cách khác, với Kant, mỗi cá nhân chỉ có thểđạt đến “tự do” thực sự khi họở trong “vương quốc của Thượng đế”. Như vậy, Kant đã đặt “tự do cá nhân” trong mối liên hệ với “đức tin” vào sự hiện hữu của “Thượng đế” và “sự bất tử của linh hồn”. Ở khía cạnh này, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng, “tự do” của Kant là “tự

do” trừu tường và phi hiện thực.

Chúng ta biết rằng, bất kỳ một học thuyết nào, dù có vĩ đại đến đâu đi nữa, vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Những luận giải về “tự do” trong học thuyết đạo đức của Kant cũng không phải là một ngoại lệ, nó có những đóng góp

tích cực đối với sự phát triển con người và xã hội loài người, nhưng nó cũng hàm chứa những hạn chế nhất định như chúng ta vừa phân tích.

***

Trong toàn bộ chương 2, chúng tôi đã trình bày một cách có hệ thống quan niệm của Kant về “tự do”. Trước hết, chúng tôi phân tích và làm sáng tỏ khái niệm “tự do” của ông thông qua những nguyên tắc đạo đức do lý tính thiết lập. Tiếp theo, chúng tôi luận giải về những vấn đề liên quan đến khái niệm này, đó là: sự phát triển nhân cách của con người, nhận thức của con người về những ý niệm siêu nghiệm- “sự Thiện-tối cao”, “sự bất tử của linh hồn” và “Thượng đế”. Trên cơ sởđó, chúng tôi cho rằng, “tự do” của Kant không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển nhân cách, mà còn đối với việc giải quyết vấn đề tâm linh của con người. Trong chương này, chúng tôi cũng dành một phần để nói về những giá trị

KẾT LUẬN

Trong luận văn này, chúng tôi đã luận giải quan niệm của Kant về những nguyên tắc đạo đức (những guyên tắc thực hành). Đó là những nguyên tắc thuần túy do “lý tính thực hành” thiết tạo. Chúng được sử dụng để cưỡng chế ý chí con người trước sự cám dỗ của những “ham thích sinh lý” và động cơ cảm tính bên ngoài, nhờ đó, ý chí chỉ tuân theo duy nhất mệnh lệnh của lý tính. Chúng tôi coi những luận giải này là tiền đề thiết yếu để tiếp tục làm rõ quan niệm của Kant về “tự do”. Theo ông, “tự do” trước hết là việc giải phóng con người, cụ thể

là trí tuệ con người, khỏi mọi sự chi phối của những “ham thích sinh lý” và sự

áp đặt của những quyền lực xã hội. Ông gọi “tự do” này là “tự do tiêu cực” hay “tự do siêu nghiệm”, “tự do nội tâm”. Hơn nữa, “tự do” còn là việc con người sử

dụng trí tuệ của chính mình để tự thiết lập (sáng tạo) những giá trị đạo đức phổ

quát cho loài người. Ông gọi “tự do” như vậy là “tự do tích cực”. Tuy nhiên, trong các tác phẩm đạo đức, Kant chủ yếu nói tới “tự do” theo nghĩa là “tự do siêu nghiệm”. Đối với ông, “tự do siêu nghiệm” chính là cơ sở để con người nhận thức nghĩa vụ đạo đức (đạt được “sự Thiện-tối cao”) cũng như trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ đó của bản thân; vì thế, nó cũng đồng thời được coi là cơ sở cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người; hơn thế, nó còn được coi là cơ sở dẫn dắt con người nhận biết về “đức tin” của chính mình. Chúng ta thấy rằng, trong lĩnh vực đạo đức học, Kant đã phủ nhận hoàn toàn quan niệm về “tự do tùy tiện” hay “tự do mù quáng”, ông trực tiếp đề cập

đến “sự tự do” đạo đức, tức “sự tự do” trong mối liên hệ với nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân đối với bản thân cũng như cộng đồng. Đặc biệt, việc ông đặt “tự do” trước sự phán xét của “lương tâm” và sự chỉ dẫn của “đức tin” trong con người, đã mang lại cho khái niệm này một ý nghĩa mới - đó là sự “nâng cao lên” về mặt nhân cách của con người. Vì thế, “tự do” trong quan niệm của Kant có thể được hình dung như là một cuộc cách mạng nhằm giải phóng con người khỏi sự chi phối của những yếu tố bản năng tầm thường, tạo điều kiện để con

người không ngừng phát triển và hoàn thiện những giá trị làm người thực sự của chính mình. Hay, đó còn gọi là một cuộc cách mạng giải phóng con người về

mặt tinh thần. Như vậy, khái niệm “tự do” mà Kant đưa ra và luận giải có ý nghĩa nhân văn sâu sắc không chỉ đối với thời đại của ông, mà còn với thời đại của chúng ta ngày hôm nay. Chúng tôi thiết nghĩ rằng còn có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải học từ Kant, nhất là từđạo đức học của ông, để xây dựng xã hội loài người ngày càng tốt đẹp và nhân văn hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. PGS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (1997), I.Cantơ người sáng lập nền triết học cổđiển Đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

2. Ngô Thị Mỹ Dung (2007), Mối quan hệ giữa triết học đạo đức và triết học pháp quyền trong triết học Imanuel Kant, Tạp chí Khoa học xã hội, số 5, tr. 17-21. 3.Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

4. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa xã hội và nhân văn (2005),

Triết học cổđiển Đức: Nhận thức luận và đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Huyên (1996), Triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII - XIX triết học Imanuin Cantơ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Immanuel Kant (2004), Phê phán lý tính thuần túy (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chủ giải), Nxb Văn học, Hà Nội.

7. Immanuel Kant (2007), Phê phán lý tính thực hành (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chủ giải), Nxb Tri thức, Hà Nội.

8.Lê Tôn Nghiêm (2007), Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý triết lý từ Kant đến Heidegger, Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Vũ Thị Thu Lan (2005), Đạo đức học của Cantơ và tư tưởng văn hóa hòa bình,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về tự do trong đạo đức học của i KANT (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)