Nghiên cứu khả năng triển khai các công nghệ truyền hình số 114 

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 114 - 119)

Qua các nghiên cứu ở trên cho thấy, nền tảng phát sóng mặt đất là phương tiện chính của việc cung cấp dịch vụ phát thanh - truyền hình. Đối với các nước trên thế giới và ở Việt Nam, nó có một vai trị quan trọng trong việc thực hiện nghĩa vụ phổ cập dịch vụ bắt buộc hoặc các mục tiêu lợi ích chung về thơng tin cộng đồng. Một khảo sát của liên minh EBU được tiến hành giữa

năm 2010 cho thấy nhiều quốc gia yêu cầu bắt buộc đảm bảo phủ sóng mặt đất cho hơn 98% dân số và quyền truy cập miễn phí với các dịch vụ. Ngay cả ở các nước mà các phương thức truyền dẫn vệ tinh, cáp, hoặc băng thơng rộng giữ một thị phần đáng kể, thì phát sóng mặt đất vẫn được đánh giá là cần thiết, linh hoạt, đáng tin cậy và cung cấp nội dung thông tin đại chúng cho phần lớn dân chúng. Điều này là thực tế bởi hầu hết các hộ gia đình trang bị các thiết bị phù hợp để nhận được tín hiệu phát sóng từ đài phát thanh và truyền hình

quảng bá mà khơng cần bất kỳ đăng ký gì.

Các cơng nghệ truyền hình tiên tiến như IPTV, truyền hình cáp, khơng dây băng rộng, truyền hình vệ tinh sẽ bổ sung cho cơng nghệ phát sóng mặt đất

nhưng khơng được coi là lựa chọn thay thế khả thi để phân phối trên toàn khu vực rộng lớn cho đối tượng đại chúng, đặc biệt là ở các khu vực dân cư thưa thớt, nơi các công nghệ này không thể tiếp cận.

Các dịch vụ truyền hình phân giải cao HDTV đang dần được phát triển ở Việt Nam. Bên cạnh đó các dịch vụ như 3DTV, HbbTV sẽ cần được nghiên cứu nhằm đảm bảo khả năng tương thích và phù hợp với thị trường Việt Nam.

Với đòi hỏi của người xem truyền hình trong thời đại hiện nay cùng với sự phát triển của ngành điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông băng rộng, xu hướng phát triển của cơng nghệ truyền hình tại các nước trên thế giới và của Việt Nam như sau:

- Chuyển đổi sang kỹ thuật số, bao gồm cả đài phát thanh

- Phát triển cung cấp nội dung và dịch vụ, cả tuyến tính và phi tuyến - Phối hợp cung cấp dịch vụ HDTV, có thể cũng 3DTV và Ultra-HDTV trong tương lai

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học cơng nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

2011 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 115

- Phát triển khả năng thu di động và trên điện thoại di động

- Nghiên cứu công nghệ lai ghép băng rộng /phát sóng, có thể bao gồm băng thơng rộng khơng dây HbbTV

- Phát triển cơng nghệ truyền hình số thế hệ thứ 2 như truyền hình số mặt đất DVB-T2, DVB-C2, DVB-S2 và tương thích ngược với thế hệ thứ 1…

4.1.1 Cơng nghệ truyền hình số mặt đất

Việt Nam đang sử dụng cơng nghệ truyền hình số mặt đất DVB-T và một số nhà cung cấp dịch vụ như AVG, đài Bình Dương đã sử dụng cơng nghệ

truyền hình số mặt đất DVB-T2 như định hướng của chính phủ trong quyết định số 22/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng

phát thanh, truyền hình đến năm 2020. Nhằm đảm bảo khả năng kết hợp,

nhóm thực hiện đề tài đề xuất đối với cơng nghệ truyền hình cáp và vệ tinh số, Việt nam nên lựa chọn các công nghệ tương thích với cơng nghệ truyền hình số mặt đất đang sử dụng là DVB-C và DVB-S và các phiên bản tiếp theo.

Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ cơng nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng. Với chi phí từ nguồn tài nguyên tần số thu được, đề

nghị sử dụng trong việc hỗ trợ/ trợ giá thiết bị đầu cuối STB sử dụng tiêu

chuẩn MPEG-4, tương thích ngược hệ thống tiêu chuẩn MPEG-2 nhằm phổ cập hóa hệ thống truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T, tiến tới xóa bỏ hệ thống này vào năm 2020 như mong muốn của Chính phủ. Kết thúc phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại một tỉnh, thành phố để chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất khi 95% số hộ gia đình tại tỉnh, thành phố đó có máy thu hình thu được các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thơng tin tun truyền thiết yếu bằng những phương thức truyền dẫn, phát sóng khác nhau, bao gồm: truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình qua mạng Internet.

Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T và các phiên bản tiếp theo. Đối với các máy

phát hình nên sử dụng tiêu chuẩn MPEG-4 từ thời điểm hiện tại, có tương

thích ngược với tiêu chuẩn MPEG-2 nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư, tránh việc phải thay đổi hệ thống đến năm 2016.

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

4.1.2 Cơng nghệ truyền hình di động

Hiện nay, tại Việt Nam đang cung cấp các loại dịch vụ truyền hình di động như CMB và tiến tới MBMS dựa trên mạng 3G tại Vinaphone, Mobifone và Viettel. Công ty VTC ra mắt dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H từ tháng 1/2007, vào thời điểm đó VTC kỳ vọng phát triển được ít nhất 80.000 thuê bao trong năm đầu tiên, song sau 8 tháng mới chỉ có 5.000 th bao. So với truyền hình di động của mạng 3G là VinaPhone, MobiFone và Viettel, dịch vụ truyền hình di động của VTC có cước “mềm” hơn nhiều bởi sử dụng kênh vô tuyến riêng so với sử dụng kênh data của 3G-UTMS. Tuy nhiên, các thiết bị điện thoại di động cần có hệ thống giải mã DVB-H mà hiện nay tại Việt Nam chỉ có 3 dịng điện thoại của Nokia có khả năng thực hiện là N77, N92 và N96 (chủng loại ít, giá cao) nên đã hạn chế sự phát triển của mạng so với các nước trên thế giới như Hàn Quốc và Nhật Bản. Do vậy, sau hơn 2 năm cung cấp dịch vụ truyền hình di động, ngày 3/2/2010, tổng cơng ty VTC chính thức khởi động lại dịch vụ này và ra mắt dịch vụ truyền hình di động MaxTV.

Đây là dịch vụ cung cấp truyền hình di động cung cấp trên các kênh truyền

hình trong nước và nước ngoài, trên các thiết bị cầm tay qua cơng nghệ DVB- H. Dịch vụ truyền hình di động MaxTV được đánh giá là hầu như đã khắc

phục được các nhược điểm lớn nhất mà truyền hình di động vấp phải trong

thời gian qua. Trong đó, nổi bật nhất là đã khắc phục được khó khăn về các thiết bị đầu cuối, thay vì dịch vụ chỉ sử dụng được trên một số điện thoại di động dòng N của Nokia (N96 và N77) với giá bán rất cao, thì MaxTV giúp

khách hàng xem được truyền hình qua hầu hết các model điện thoại di động hiện hành. Ngoài ra, các thiết bị đầu cuối dạng USB, Settop box,… hỗ trợ

khách hàng xem truyền hình di động mọi lúc mọi nơi. MaxTV cịn sử dụng cơng nghệ phát sóng quảng bá (kết hợp Interactive), sẽ cung cấp băng thông lớn, đảm bảo không bị quá tải, dù số lượng người sử dụng tăng lên. Tuy nhiên, hiện các dịch vụ này chưa được phát triển như mong muốn.

Công ty VTV Broadcom là doanh nghiệp trực thuộc đài truyền hình Việt

Nam (VTV) chính thức phát sóng thử nghiệm dịch vụ Truyền hình di động VTV MobileTV tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ ngày 27/8/2010. Thời gian thử nghiệm kéo dài đến 31/12/2010. VTV MobileTV phát sóng theo chuẩn truyền hình di động T-DMB, giúp khán giả có thể xem truyền hình mọi lúc, mọi nơi bằng các thiết bị cầm tay với chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt và

đồng đều ngay cả khi ngồi trên các phương tiện giao thông di chuyển với tốc độ cao. Dịch vụ truyền hình di động T-DMB nằm trong khn khổ hợp tác

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

2011 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 117

ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác giữa Bộ TT&TT và KCC, giữa Đài THVN và

ETRI, VTV Broadcom và RAPA... Các thiết bị có thể xem được dịch vụ Truyền hình di động VTV MobileTV rất đa dạng: Điện thoại di động,

Navigation (trên xe hơi), PMP (thiết bị multimedia cầm tay), USB (cho máy xách tay)… Tuy nhiên, các dịch vụ này chưa được phát triển do giới hạn về mặt thiết bị đầu cuối.

Do vậy, nhóm thực hiện đề tài đề xuất đối với cơng nghệ truyền hình di động không nên triển khai các công nghệ T-DMB và DVB-H. Các cơng nghệ

truyền hình phục vụ di động có thể triển khai theo hai hướng:

- Phát triển mạng di động 3G lên mạng MBMS nhằm cung cấp các dịch vụ quảng bá, khi đó chi phí đường truyền cho các dịch vụ Multicast sẽ giảm đi làm giảm giá thành sử dụng dịch vụ

- Phát triển cơng nghệ truyền hình số mặt đất DVB-T2 với khả năng cung cấp dịch vụ di động cho các thiết bị gắn trên xe, màn hình phân giải cao

Khuyến nghị các nhà cung cấp dịch vụ di động 3G nâng cấp mạng lên R7 nhằm cung cấp dịch vụ truyền hình quảng bá.

4.1.3 Cơng nghệ truyền hình phân giải cao

4.1.3.1 Tình hình HDTV tại việt nam

Phó Tổng Giám đốc Tổng cơng ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (VTC) Nguyễn Khả Dân phát biểu tại Lễ ra mắt bộ thu giải mã tín hiệu truyền hình vệ tinh độ nét cao (HDTV) sáng 6/1/2010 Mở ra kỷ nguyên truyền hình vệ tinh thế hệ thứ 2.

HDTV- sản phẩm mới, có chất lượng cao của VTC ra đời sau hơn 1 năm Tổng Công ty nỗ lực nghiên cứu và triển khai công nghệ mới để nâng cao chất lượng phục vụ, giúp các khán giả của truyền hình kỹ thuật số VTC được tận hưởng chất lượng các chương trình truyền hình một cách tốt nhất.

Sản phẩm này cũng được đánh giá là sẽ mở ra kỷ nguyên của cơng nghệ

truyền hình vệ tinh thế hệ thứ 2 (DVB-S2) của khơng chỉ của Việt Nam mà cịn của cả khu vực Đông Nam Á.

Bộ thu giải mã tín hiệu truyền hình vệ tinh thế hệ 2 cùng các kênh truyền hình theo tiêu chuẩn độ nét cao HDTV của VTC sẽ mang đến một không gian giải trí hiện đại cho những khán giả của màn ảnh nhỏ, thu hẹp khoảng cách đến những vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, phục vụ nhu cầu về văn hóa

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học cơng nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

với 40 kênh truyền hình kỹ thuật số đặc biệt, trong đó có 8 kênh truyền hình

độ nét cao HDTV và 32 kênh truyền hình độ nét tiêu chuẩn SDTV.

“Thiết bị thu giải mã tín hiệu truyền hình số vệ tinh thế hệ thứ 2, DVB- S2, sản phẩm được kết tinh với trí tuệ của VTC, sẽ đem đến cho khán giả truyền hình cả một thế giới huyền ảo, sống động với hình ảnh chân thực nhất, âm

thanh hồn hảo nhất mà con người có thể cảm nhận được. Thiết bị này sẽ đưa cả thế giới vào trong nhà của bạn”, ông Nguyễn Khả Dân, Phó Tổng Giám đốc VTC phát biểu.

Trong giai đoạn đầu, VTC sẽ phát 8 kênh truyền hình HDTV. Trong đó, có 3 kênh truyền hình HDTV đầu tiên bằng tiếng Việt, do chính VTC sản xuất là VTC HD1, VTC HD2, và VTC HD3. Cùng với đó là 5 kênh truyền hình

HDTV hấp dẫn được mua bản quyền từ nước ngoài gồm ESPN, Nation

Geographic, Fashion TV, CCTV, và Luxe.TV.

Ngồi ra, bộ thu này cịn đem tới cho khán giả màn ảnh nhỏ 32 chương trình truyền hình độ nét tiêu chuẩn SD với các thể loại nội dung khác nhau, bao gồm các chương trình truyền hình của các đài truyền hình trong nước như VTC, VTV…, truyền hình quốc tế với nhiều thể loại như tin tức, giải trí, phim

ảnh, âm nhạc, thể thao…

4.1.3.2 HDTV- xu hướng tất yếu của truyền hình tại VN

Truyền hình độ phân giải cao HDTV giúp người xem thưởng thức hình ảnh truyền hình sắc nét, âm thanh sống động như trong rạp chiếu phim ngay trên

sóng truyền hình. Đây là một tín hiệu vui cho những người tiêu dùng đang sở hữu chiếc TV LCD Full HD.

Tháng 8/2010 trung tâm truyền hình cáp TPHCM (HTVC) đã triển khai dịch vụ HDTV (High Definition TV - truyền hình độ phân giải cao) đầu tiên tại Việt Nam.

Trong 3 năm trở lại đây, khi đời sống ngày càng nâng cao, người tiêu dùng dần dần chuyển từ TV đèn hình sang sử dụng các dòng TV LCD hoặc Plasma bởi kiểu dáng mỏng gọn, màn hình rộng và thiết kế tao nhã, phù hợp với không gian nội thất của những ngôi nhà hiện đại. Về phía các nhà sản xuất thiết bị điện tử, để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách

hàng, chất lượng sản phẩm cũng như tính năng kỹ thuật ngày cũng ln được cải tiến và nâng cao.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau, các nhà sản xuất truyền hình vẫn đang phát sóng chương trình trên hệ analog và digital, và do đó cơng

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

2011 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 119

nghệ cao của các sản phẩm TV LCD Full HD không được phát huy tối đa.

Những khách hàng sở hữu TV LCD Full HD cũng chỉ có thể thưởng thức hình

ảnh sắc nét thật sự mà TV Full HD mang lại thông qua đầu đĩa DVD hay đầu

Blu-ray.

Việc HTVC cho ra đời kênh HDTV đầu tiên vào tháng 8 vừa qua như một câu trả lời thích đáng cho nhu cầu của người xem TV LCD và là xu hướng tất yếu của xã hội phát triển. Khơng chỉ khắc phục hồn tồn các hiện tượng nhịe màn hình, nhiễu sóng, HDTV cịn cho người tiêu dùng một trải nghiệm về hình ảnh và âm thanh hồn chỉnh. Để có được truyền hình chất lượng cao -

HDTV, các nhà cung cấp dịch vụ phải đầu tư về chất lượng ở tất cả các khâu

đầu vào như thiết bị kỹ thuật, xử lý phim ảnh trước khi phát sóng… Chính vì

thế, hình ảnh trên truyền hình HDTV đẹp và sắc nét hơn rất nhiều so với TV thông thường. Ngồi ra, HDTV cịn hấp dẫn ở hệ thống âm thanh 5.1 vốn được dùng nhiều trong rạp chiếu phim, các dàn âm thanh…giờ xuất hiện ngay

cả trên sóng truyền hình.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)