Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ
Động từ Đơn tiết Đa tiết
TĐ TN Văn học (187 thuật ngữ) 24 (12,83%) 1 (4,17%) 23 (95,83%)
d. Từ điển Triết học: chúng tôi đã thống kê đƣợc 275 thuật ngữ hoá từ thông thƣờng, trong đó thuật ngữ là động từ chiếm 53 đơn vị (19,27%) gồm 6 thuật ngữ là động từ đơn tiết (chiếm 11,32%) và 47 thuật ngữ là động từ đa tiết (chiếm 88,68%).
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của động từ đơn tiết:
Ví dụ: “lặp” (đg.) theo nghĩa thông thƣờng là “nhắc lại giống y nhƣ cái đã
có trƣớc” [97, tr. 531]. Vd: Bài văn có nhiều ý lặp; Lịch sử không lặp lại. Trong lĩnh vực chuyên ngành Triết học, “lặp” có chức năng làm thuật ngữ mang nghĩa chuyên môn là “định nghĩa trong đó cái định nghĩa chẳng qua chỉ là sự lặp lại đơn thuần bằng những từ khác điều đã đƣợc quan niệm trong cái đƣợc định nghĩa” [105, tr. 307].
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của động từ đa tiết:
+ Ví dụ: “biến đổi” (đg.) theo nghĩa thông thƣờng là “thay đổi thành khác trƣớc” [97, tr. 61]. Vd: Quang cảnh biến đổi. Theo nghĩa thuật ngữ trong chuyên
ngành Triết học, “biến đổi” là “bao hàm vận động và tác động qua lại, chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác” [105, tr. 39]. Vd: “Âm - Dương thống nhất thành thái cực. Nguyên lí này nói lên tính toàn vẹn, tính chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và biến đổi” [79, tr. 37].
+ Ví dụ: “chứng minh” (đg.) theo nghĩa thông thƣờng là “làm cho thấy rõ
là có thật, là đúng, bằng sự việc hoặt lí lẽ” [97, tr. 186]. Vd: “...Phó Thủ tướng khẳng định: Đến nay chúng ta không phụ thuộc về kinh tế với bất cứ nước nào, tôi
có đầy đủ số liệu để chứng minh và báo cáo Quốc hội về vấn đề này” [5, tr. 4].
Khi “chứng minh” đƣợc dùng trong chuyên ngành Triết học thì nó mang nghĩa thuật ngữ “(lập luận nhằm mục đích) chứng giải sự đúng đắn (hoặc sự sai lầm) của một luận đoán nào đó” [105, tr. 97]. Vd:“...Côpécních đã chứng minh rằng, mặt trời ở trung tâm vũ trụ, các hành tinh (kể cả trái đất) di chuyển xung quanh mặt trời” [79, tr. 59].
Kết quả đƣợc tổng hợp qua bảng 3.13 sau: