Trách nhiệm của công dân trong xã hội dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của karl raimund popper (Trang 128 - 131)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Quan niệm của Karl Raimund Popper về dân chủ

4.2.2. Trách nhiệm của công dân trong xã hội dân chủ

Tƣ tƣởng của Karl Popper về trách nhiệm của công dân trong một xã hội dân chủ không đƣợc ơng trình bày một cách có hệ thống hay dành riêng một chƣơng sách nào để đi sâu phân tích. Song khi trình bày những tƣ tƣởng của mình về một xã hội mở thì chính những u cầu ơng đặt ra để có thể xây dựng đƣợc một xã hội mà ông cho là lý tƣởng ấy, trách nhiệm của những ngƣời công dân trong việc giám sát thực thi quyền lực của nhà nƣớc và tinh thần phản biện đối với những chính sách cơng trong một xã hội mở lại nổi lên nhƣ một phần giá trị nhất trong qua niệm của ông về dân chủ.

Khác biệt căn bản nhất của “xã hội mở” với “xã hội đóng” là khả năng phản ứng duy lý của các cá nhân đối với các vấn đề mà họ gặp phải. Các thành viên của xã hội đóng thì buộc phải hành động phù hợp vói các mệnh lệnh đƣợc thần thánh hóa. Đặc trƣng của xã hội đóng là niềm tin vào sự tồn tại của những điều cấm kị mầu nhiệm nào đó. Hệ thống những điều cấm kị ấy giống nhƣ các đạo luật xã hội và tƣơng tự nhƣ các quy luật tự nhiên mà con ngƣời phải tuân thủ tuyệt đối, tuyệt nhiên không đƣợc vi phạm.

Công dân trong một xã hội mở phải có thái độ phê phán đối với những cấm kị ấy và ra các quyết định của mình trên cơ sở cùng nhau thảo luận, dựa trên năng lực trí tuệ của con ngƣời. Theo Popper, xã hội đƣợc coi là “mở” khi nó tạo ra một địa bàn đủ rộng cho trách nhiệm cá nhân và các quyết định cá nhân.Sự hiện diện của những nguyên tắc phê phán lý tính tạo cho các thành viên khả năng định hƣớng sự phát triển xã hội một cách có ý thức, dẫn dắt và quản lý “kĩ thuật xã hội từng phần”, tạo nên các thiết chế nhà nƣớc phù hợp với nhu cầu hiện thực của các công dân, muốn vậy công dân phải chủ động, không đƣợc thụ động, bởi vì họ biết rằng sự thành cơng hay thất bại của chính phủ là trách nhiệm của họ chứ khơng phải của ai khác. Chính phủ dân chủ - do dân bầu ra và có trách nhiệm trƣớc nhân dân - bảo vệ các quyền cá nhân, từ đó cơng dân trong một nền dân chủ có thể thực hiện nghĩa vụ

và trách nhiệm cơng dân của mình, góp phần củng cố xã hội. Ít nhất thì cơng dân cũng phải tự nhận thức về những vấn đề quan trọng mà xã hội đang phải đối mặt. Chỉ có vậy họ mới có thể tham gia thảo luận và biểu quyết một cách sáng suốt. Bởi theo K. Popper, nền dân chủ cung cấp một môi trƣờng cho bất cứ cải cách hợp lý nào, vì nó cho phép cải cách mà khơng có bạo lực. Nhƣng nếu sự duy trì nền dân chủ khơng biến thành cân nhắc đầu tiên trong bất cứ cuộc chiến đấu nào đƣợc đấu tranh đến cùng trên chiến trƣờng này, thì các xu thế chống dân chủ tiềm tàng ln ln hiện diện có thể gây ra một sự đổ vỡ của nền dân chủ. Nếu một sự hiểu biết về các nguyên lý này vẫn chƣa đƣợc phát triển, phải chiến đấu vì sự phát triển của nó. Chính sách ngƣợc lại có thể mang đến tai hoạ; nó có thể gây ra sự thất bại của cuộc chiến đấu quan trọng nhất, cuộc chiến đấu vì bản thân nền dân chủ.

K. Popper quan niệm mọi vấn đề trong xã hội mở đều không phải đƣợc lịch sử quyết định từ trƣớc, bản thân lịch sử không có mục đích, khơng có ý nghĩa. Cái gọi là mục đích và ý nghĩa của lịch sử là do con ngƣời tạo nên. Ông cho rằng mặc dù bản thân lịch sử khơng có mục đích, nhƣng chúng ta có thể căn cứ vào tình trạng của bản thân để tạo cho lịch sử những mục đích nào đó, “sự thật cũng khơng có ý nghĩa, chỉ là do quyết định của chúng ta sự thật mới có ý nghĩa” [Trích theo: 70, tr.106]. Từ quan niệm nhƣ vậy ơng địi hỏi chúng ta phải chịu trách nhiệm lớn nhất đối với lời nói và việc làm của chúng ta; và cũng chịu trách nhiệm lớn nhất đối với những ảnh hƣớng do hành động của chúng ta gây nên trong lịch sử. Quan niệm này của Popper, theo ông, là khác căn bản với quan điểm của chủ nghĩa lịch sử. Chủ nghĩa lịch sử cho rằng sự vận động của lịch sử là tuân theo quy luật, khơng cần có sự quyết định và lựa chọn của cá nhân, con ngƣời chỉ cần đi theo bƣớc chân của lịch sử. Ngƣợc lại, Popper cho rằng, ngƣời đƣa ra quyết định phải tự chịu trách nhiệm, chứ không đổ vấy cho lịch sử trừu tƣợng. Do con ngƣời tự chịu trách nhiệm về bản thân mình nên con ngƣời phải chăm lo phát huy lý tính và lƣơng tri của mình.

Nhƣ vậy, theo K. Popper, công dân ở một nền dân chủ khơng chỉ có các quyền, mà cịn có trách nhiệm tham gia hệ thống chính trị. Đổi lại, hệ thống chính trị đó bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của họ. Công dân trong xã hội dân chủ đƣợc

tự do thực hiện các quyền của mình trong khn khổ quy định của pháp luật sao cho việc ngƣời này thực hiện quyền tự do của mình khơng làm phƣơng hại tới các công dân khác. Tức là: “Quyền tự do chuyển động các nắm đấm của anh bị hạn chế bởi vị trí cái mũi của ngƣời đứng cạnh anh” [Trích theo: 6, tr.566].

Từ những phân tích trên có thể thấy, trong triết học chính trị - xã hội của mình Popper đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm. Là một ngƣời theo

chủ nghĩa tự do xã hội (social liberalism), khác với các đại biểu của chủ nghĩa tự do cổ điển chủ trƣơng đề cao quyền tự do cá nhân, trong đó có quyền sở hữu tƣ nhân và kinh tế thị trƣờng khơng có sự can thiệp của nhà nƣớc, K. Popper đề cao vai trò và ủng hộ những biện pháp cần thiết của nhà nƣớc trong việc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội. Mặc dù đề cao tự do cá nhân, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải hạn chế nó khi con ngƣời tham gia vào cộng đồng. Ơng viết: “Tự do, nếu nó khơng đƣợc hạn chế, sẽ tự thủ tiêu bản thân mình…Đó chính là lí do chúng ta yêu cầu chính phủ hạn chế tự do ở một chừng mực nào đó để tự do của mỗi ngƣời đƣợc luật pháp bảo vệ” [90, p.123]. Do đó, yêu cầu của K. Popper đối với nhà nƣớc chính là : “Tơi yêu cầu bảo vệ tự do của bản thân tôi và tự do của những ngƣời khác…Tơi hồn tồn nhất trí coi quyền tự do hành động của bản thân tôi bị nhà nƣớc cắt xén chút ít với điều kiện là tơi có đƣợc sự bảo vệ quyền tự do cịn lại ở tơi, vì tơi hiểu rằng một số hạn chế đối với tự do của tôi là cần thiết” [90, p.109]. Chúng tôi thầy rằng, quan niệm trên của K. Popper việc thực hiện quyền tự do cá nhân trong xã hội có nét tƣơng đồng với tƣ tƣởng của J.S. Mill trong tác phẩm Bàn về tự

do và dù Popper khơng thừa nhận thì nó cũng có điểm thống nhất với quan niệm của chủ nghĩa Mác. Trong nhiều tác phẩm của mình C. Mác ln khẳng định trình độ giải phóng xã hội ln đƣợc thể hiện ra ở sự tự do của cá nhân con ngƣời, vì cá nhân đƣợc giải phóng sẽ tạo ra động lực cho giải phóng xã hội và đến lƣợt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng cá nhân. Con ngƣời tự giải phóng cho mình và qua đó, giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội - đó chính là sự khẳng định vị thế và vai trị của con ngƣời trong tiến trình lịch sử. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con ngƣời,

mà trong hiện thực, con ngƣời đã từng bƣớc đƣợc giải phóng: con ngƣời đã từ “vƣơng quốc của tất yếu” chuyển sang “vƣơng quốc tự do”, trong đó sự phát triển tự do của mỗi con ngƣời là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi ngƣời. Sự tự do đem lại cho con ngƣời quyền đƣợc lao động, đƣợc phân phối công bằng của cải vật chất và tinh thần, đƣợc tham gia vào các công việc xã hội, đƣợc phát triển và vận dụng các năng lực của mình thực hiện những nhu cầu cơ bản. Trong chủ nghĩa xã hội, tự do cá nhân không chỉ biểu hiện trong các quyền cá nhân đƣợc hƣởng, mà còn đƣợc biểu hiện trong nghĩa vụ và trách nhiệm - thể hiện sự phát triển xã hội và con ngƣời

Theo đánh giá của Popper thì xã hội mở là một xã hội mang lại nhiều tự do nhất. Nó mở rộng khả năng tìm kiếm những khác biệt, khả năng tự ý thức và phát triển cá nhân. Tự do hành động rộng lớn này gắn liền với trách nhiệm đối với những quyết định của chính bản thân mỗi ngƣời, cũng nhƣ là trách nhiệm của nhà nƣớc trên cơ sở tƣ tƣởng về sự tham dự vào các thể chế dân chủ. Chỉ có thơng qua việc thực hiện trách nhiệm nhƣ vậy mới có thể phát triển và duy trì một xã hội mở. Trách nhiệm ở đây không chỉ giới hạn trong trách nhiệm của mỗi ngƣời đối với cộng đồng chính trị của riêng mình mà cịn vƣơn tới tầm trách nhiệm trong phạm vi toàn cầu và trách nhiệm đối với tƣơng lai. Vì thế ở nội dung này trong tƣ tƣởng của K. Popper ta có thể tìm thấy những ý tƣởng làm phong phú thêm những tranh luận về cơng lý mang tính tồn cầu và liên thế hệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của karl raimund popper (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)