Chuẩn hoá chương trình, nội dung và tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân độ

Một phần của tài liệu DE TAI NANG CAO CHAT LUONG MON TU TUONG HỒ CHI MINH HIEN NAY (Trang 92 - 96)

hiện nay

Chương trình, nội dung, phương pháp là cơ sở pháp lý để triển khai hoạt động giảng dạy, đây cũng là những yếu tố chi phối trực tiếp đến chất lượng giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế, chuẩn hoá chương trình, nội dung và đổi mới phương pháp giảng dạy là giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm tính pháp lý, chính xác và thống nhất về thông tin môn học trong toàn quân, phù hợp với từng đối tượng, từng học viện, trường sĩ quan quân đội; đồng thời, khích lệ giảng viên luôn sáng tạo, đổi mới và vận dụng linh hoạt các phương pháp

giảng dạy, tạo sức hấp dẫn cho môn học. Từ đó, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các học viện, trường sĩ quan quân đội. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chỉ thị nêu rõ: “Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo”.

Hiện nay, chương trình, nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các học viện, trường sĩ quan quân đội do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam quy định thống nhất trong toàn quân và thường xuyên bổ sung, phát triển. Cụ thể, theo Quyết định số 1650/ QĐ- CT, ngày 28/9/2018 của Tổng cục Chính trị về việc ban hành chương trình khoa học xã hội và nhân văn đào tạo sĩ quan chỉ huy – tham mưu, hậu cần, kỹ thuật, quân y, tình báo cấp phân đội, trình độ đại học trong Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những nội dung cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; về nhân văn, đạo đức, quân sự, văn hoá và chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau…Chương trình khung này bước đầu thể hiện tính hệ thống, cơ bản, chuyên sâu và nhất quán trong giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nội dung chương trình khá rộng, bao quát nhiều vấn đề nên khó tránh khỏi sự trùng lặp giữa các chuyên đề, các bậc học và cấp học. Mặt khác, nội dung kiến thức cơ bản vẫn nặng về lý thuyết, hàn lâm, trừu tượng làm cho học viên khó học, khó nhớ, khó vận dụng trong thực tiễn. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, chuẩn hoá chương trình, nội dung môn học, bảo đảm tính cơ bản, thống nhất, hệ thống nhưng không được

trùng lặp. Rà soát toàn bộ nội dung môn học, mạnh dạn cắt bỏ những nội dung trùng lặp giữa các chủ đề, các đối tượng và các cấp học. Đồng thời, tích cực nghiên cứu, bổ sung, cập nhật, phát triển chương trình môn học, đưa những kết quả nghiên cứu mới vào giảng dạy. Cùng với đó, cần căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường để lựa chọn nội dung giảng dạy cho phù hợp, sát với từng đối tượng học viên và gắn với đặc điểm, yêu cầu của mỗi ngành nghề đào tạo. Ngoài ra, cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản hồi của người học để kịp thời điều chỉnh nội dung, chương trình cho ngày càng phù hợp, sát với thực tiễn và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu của người học. Từ đó, tạo sự hứng thú, hấp dẫn, giúp cả người dạy và người học cùng tích cực, tự giác tự nghiên, tự học tập.

Cùng với chuẩn hoá về chương trình nội dung môn học, việc tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy có ý nghĩa hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp giảng dạy chính là cách thức để giảng viên truyền tải nội dung chương trình đến người học. Mỗi phương pháp giảng dạy đều có vai trò nhất định trong quá trình dạy học. Không một phương pháp vạn năng nào cho tất cả các môn học. Do đó, kết hợp nhiều phương pháp là cách đổi mới phương pháp dạy học tốt nhất.

Đối với môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, thuyết trình là phương pháp chủ yếu. Tức là, giảng viên dùng lời nói cùng các phương tiện kỹ thuật thông tin, nghe, nhìn như: bảng – phấn, văn bản in, video/film, máy tính, máy chiếu…để diễn giảng nội dung cần truyền đạt cho học viên. Mặc dù có nhiều ưu điểm như: chủ động động tiến trình giảng dạy, tập trung vào nội dung chính, kiểm soát thông tin truyền đạt trong thời gian nhất định; truyền đạt được khối lượng kiến thức lớn trong thời gian giới hạn; phù hợp với quân số lớp đông, hội trường lớn. Song, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như: chỉ thông tin một chiều, sinh viên bị động, dễ nhàm chán khi nghe quá lâu và khó nắm bắt được hiệu quả của bài giảng. Vì thế, cần kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp khác như: thảo luận nhóm, công não, phát vấn, nghiên cứu sự kiện, tham quan thực tế…để đạt được hiệu quả giảng dạy cao hơn. Cho nên, giảng viên không nên chỉ thuyết giảng

một chiều mà cần kết hợp với nhiều phương pháp để khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tạo hứng thú và lôi cuốn học viên hăng hái tham gia vào giải đáp những nội dung của bài giảng ngay trên lớp.

Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ trang bị cho học viên những nội dung cơ bản và giá trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, mà quan trong hơn là qua đó góp phần xây dựng, bồi đắp tư tưởng, bản lĩnh, tình cảm, đạo đức, hình thành nhân cách người sĩ quan quân đội. Do đó, việc giảng dạy cần kết hợp trang bị những tri thức cần thiết với việc phát triển các phẩm chất, năng lực của học viên. Đồng thời, cần tích cực từng bước chuyển đổi phương pháp giảng dạy từ trang bị tri thức sang rèn luyện, phát triển phẩm chất và năng lực học viên, làm cho di sản Hồ Chí Minh không chỉ là những kiến thức lý luận mà đã chuyển hoá thành ý chí, hành động cụ thể của mỗi học viên. Đây mới là mục đích cao nhất của giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cần mạnh dạn đổi mới hình thức giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, chuyển mạnh từ giảng dạy theo chủ đề sang giảng dạy theo chuyên đề. Tức là, thay vì giảng viên giảng dạy tất cả các chủ đề của môn học cho một lớp, một đối tượng sẽ chỉ giảng dạy chuyên sâu về một, hai chuyên đề cho tất cả các lớp các đối tượng. Hình thức giảng dạy này sẽ giúp cho giảng viên có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu một hoặc hai nội dung và tập trung được mọi tri thức, hiểu biết cũng như khả năng sư phạm của mình vào những nội dung sở trường. Từ đó sẽ tạo nên những bài giảng hay, sâu sắc và hấp dẫn, tránh được sự dàn trải, hời hợt và nhàm chán.

Đặc biệt, bảo đảm thời gian và duy trì có hiệu quả các hoạt động phương pháp, nhất là sinh hoạt học thuật, giảng thử, giảng mẫu ở các bộ môn, khoa giáo viên. Đây là hoạt động học thuật rất quan trọng để cán bộ, giảng viên trao đổi, góp ý chuyên môn về nội dung, chương trình cũng như phương pháp giảng dạy của môn học. Qua đó, giúp giảng viên chuẩn hoán thông tin, cập nhật, bổ sung kiến thức mới cho bài giảng. Hơn nữa, qua sinh hoạt học thuật, giảng thử, giảng mẫu giúp giảng viên có sự học hỏi lẫn nhau, rèn luyện thêm về bản lĩnh, tác phong và

phương pháp giảng dạy để có những bài giảng tốt hơn. Cùng với đó, sau mỗi bài giảng, giảng viên cần rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung các phương pháp tích cực, phù hợp hơn cho những lần giảng sau.Có như vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ ngày càng hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức cũng như kết quả học tập của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, để đối mới phương pháp giảng dạy nhất thiết cần áp dụng và phát huy có hiệu quả vai trò của các phương tiện, trang thiệt bị hiện đại trong hỗ trợ giảng dạy. Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, rất nhiều công cụ, phương tiện, trang thiết bị giáo dục hiện đại ra đời, hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuẩn bị và thực hành lên lớp của giảng viên cũng như kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên như: máy chiếu, hình ảnh tư liệu, đĩa CD/film… và các phần mền công nghệ thông tin cần thiết như Microsoft Powerpoint, các phần mềm giảng dạy và kiểm tra trực tuyến khác như Zoom, Kahoot, Shub Classoom, Quizizz… Những công cụ, phương tiện này nếu được kết hợp nhuần nhuyễn trong quá trình giảng dạy sẽ tăng tính tương tác, tính hấp dẫn đối với người học, làm cho hiệu quả giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh được nâng lên đáng kể.

2.2.3. Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Tư tưởng Hồ ChíMinh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay

Một phần của tài liệu DE TAI NANG CAO CHAT LUONG MON TU TUONG HỒ CHI MINH HIEN NAY (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w