32
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN CHẤT LƯỢNG VIDEO TRONG CÁC ỨNG DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Phương pháp đánh giá chủ quan chất lượng hình ảnh sử dụng một nhóm người tham gia xếp loại và đánh giá chất lượng hình ảnh. Những phương pháp này có thể được áp dụng cho các mục đích khác nhau: lựa chọn các kỹ thuật xử lý hình ảnh, xếp hạng hiệu suất của của hệ thống nghe nhìn và đánh giá các mức chất lượng video trong một kết nối nghe nhìn.Phương pháp đánh giá chủ quan được sử dụng để đánh giá hiệu suất của hệ thống truyền hình bằng cách sử dụng các phép đo trực tiếp phản ứng của người xem. Do đó các phương pháp đánh giá chủ quan sẽ cung cấp trực tiếp phản ứng của người dùng về chất lượng video trong các dịch vụ đa phương tiện đang được cung cấp. Các phương pháp đánh giá chủ quan được phân làm 2 loại, loại thứ nhất đánh giá hiệu suất của hệ thống được thiết lập ở những điều kiện tối ưu, loại này thường được gọi là đánh giá chất lượng. Loại thứ hai đánh giá chất lượng của hệ thống được thiết lập ở những điều kiện không tối ưu liên quan đến lỗi truyền dẫn và mã hóa, đây được xem là đánh giá suy giảm.
4.1 Các điều kiện trong phương pháp đánh giá chủ quan
Các bước tiến hành để đánh giá chất lượng hình ảnh cho các ứng dụng đa phương tiện như sau:
- Xác định một loạt các mẫu hình ảnh để tiến hành kiểm tra. - Lựa chọn một số tham số cấu hình.
- Thiết lập môi trường kiểm tra tuân thủ với các tham số cấu hình mong muốn.
- Tập hợp người tham gia vào kiểm tra. - Tiến hành kiểm tra và phân tích các kết quả.
Môi trường kiểm tra chất lượng hình ảnh chính thức tuân theo quy định trong khuyến nghị ITU- T P910 được liệt kê trong Bảng 5 . Theo những đề xuất này, các bài kiểm tra đánh giá phải được thực hiện trong một phòng đặc biệt (gọi là phòng đánh giá chất lượng), nơi có thể tạo ra những điều kiện môi trường. Để tránh làm ảnh hưởng đến đánh giá, nó cân phải cách âm với bên ngoài (mức ồn khoảng 30 dBA hoặc ít hơn). Thiết lập sử dụng để kiểm tra đánh giá chất lượng hình ảnh trong các ứng dụng đa phương tiện như Hình 4.
33