.4 Các thông số của mã kênh UTRAN cho các kênh trong bảng 2.2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát và đánh giá lớp vật lý thông tin di động thế hệ 3 (Trang 48 - 50)

Các kênh truyền tải Lựa chọn bộ mã kênh Tốc độ bộ mã hóa

BCH, PCH, RACH Mã chập 1/2 CPCH, DCH, DSCH, FACH Mã chập Mã Turbo Không mã hóa 1/3, 12 1/3

2.4.4. Bộ cân bằng khung vô tuyến

Bộ cân bằng khung vô tuyến chỉ được thực hiện ở đường lên (UL) tại đó dãy dữ liệu đầu vào được đưa vào bộ đệm để đảm bảo rằng đầu ra được phân thành các đoạn bằng nhau trong mỗi một khung vô tuyến 10 ms (TTI/10 ms). Cân bằng khung vô tuyến không được thực hiện ở đường xuống (DL).

2.4.5. Ghép xen lần đầu

Độ lớn ghép xen đầu tiên này được chỉ ra trong hình 2.14 và 2.15 có thể dao động từ một khung vô tuyến 10 ms đến 80 ms phụ thuộc vào TTI

2.4.6. Phân đoạn khung vô tuyến

Dãy bit dữ liệu đầu vào sau khi thực hiện ghép xen đầu tiên được phân đoạn vào các khung vô tuyến liên tiếp trong khoảng thời gian 10 ms. Số lượng các khung vô tuyến tương ứng là TTI/10. Bởi vì bước cân bằng khung vô tuyến thực hiện trước các phân đoạn ở đường lên (UL) trong hình 2.14 và bước thực phối hợp tốc độ ở đường xuống trong hình 2.15, điều này thuận tiện cho việc phân chia dãy bit dữ liệu đầu vào thành các khung vô tuyến.

2.4.7. Phối hợp tốc độ

Quá trình xử lý phối hợp tốc độ của hình 2.14 và 2.15 là các bit trên kênh truyền tải được lặp lại hoặc trích bỏ để đảm bảo tốc độ bit tổng cộng sau khi ghép kênh trên tất cả các kênh truyền tải có tốc độ bit trên kênh là như nhau tương ứng với các kênh vật lý. Như vậy phối hợp tốc độ phải có sự phối hợp giữa các kênh truyền tải được mã hóa khác nhau, do đó tốc độ bit của mỗi kênh được điều chỉnh theo các mức độ khác nhau đáp ứng yêu cầu QoS tối thiểu của nó. Trên đường xuống (DL) tốc độ bit cũng được điều chỉnh tốc độ bit kênh truyền tải tức thời phù hợp tốc độ bit xác định của kênh vật lý được đưa ra ở bảng 2.1

2.4.8. Chỉ thị phát gián đoạn.

Trên đường xuống (DL) quá trình phát bị gián đoạn nếu tốc độ bit thấp hơn tốc độ bit kênh được cấp. Như chế độ phát gián đoạn (DTX), bit chỉ thị DTX được chèn vào dãy bit để chỉ thị cho biết khi nào truyền dữ liệu sẽ bị ngắt.

2.4.9. Ghép kênh truyền tải

Một khung vô tuyến từ mỗi kênh truyền tải có thể được ánh xạ vào cùng một kênh vật lý được cấp cho bộ ghép kênh truyền tải của hình 2.14 và 2.15, ở đây thực hiện ghép kênh liên tiếp tạo dạng kênh truyền tải kết hợp mã (CCTrCH) lưu ý tốc độ bit của khung vô tuyến được ghép có thể khác nhau cho các kênh truyền tải khác nhau. Để thực hiện thành công việc giải ghép kênh mỗi một kênh truyền tải tại máy thu, TFCI có chứa thông tin về tốc độ bit của mỗi bộ ghép kênh truyền tải có thể được truyền cùng với thông tin CCTrCH (sẽ được ánh xạ vào tới một kênh vật lý) điều này đã được chỉ rõ trong phần 2.3.

2.4.10. Phân đoạn kênh vật lý

Nếu nhiều hơn một kênh vật lý được yêu cầu để thích ứng các bit của kênh CCTrCH, khi đó dãy bit được phân thành các đoạn bằng nhau vào trong các kênh vật lý khác nhau như hình 2.14 và 2.15

2.4.11. Ghép xen thứ 2:

Độ lớn của trạng thái ghép xen thứ 2 được chỉ ra trong hình 2.14 và 2.15 tương đương với một khung vô tuyến. Do đó quá trình xử lý này không làm tăng độ trễ hệ thống.

2.4.12. Ánh xạ kênh vật lý.

Cuối cùng các bit được ánh xạ vào các kênh vật lý tương ứng được đưa ra trong bảng 2.3, như được mô tả trong hình 2.14 và 2.15.

Sau khi chỉ rõ các kỹ thuật ghép kênh và mã kênh khác nhau cũng như cấu trúc các kênh vật lý được đưa ra trong hình 2.4 – 2.10, chúng ta xem xét các dịch vụ có tốc độ bit khác nhau được ánhh xạ vào các kênh DPDCH tương ứng ở DL và UL của hình 2.4 và 2.5.

2.4.13. Ánh xạ một số các dịch vụ đa tốc độ vào các kênh vật lý UL trong chế độ FDD FDD

Xét một dịch vụ thoại 4.1 kbps và dịch vụ video 64 kbps được truyền đồng thời trên UL. Thông số của người sử dụng được cho trong bảng 2.5.

Như minh họa trong hình 2.16. 16 bit kiểm tra CRC được thêm vào lần đầu tiên ở mỗi một khối truyền tải của DCH#1, có nghĩa là #1a, …, #1d cũng như khối truyền tải DCH#2 cho mục đích phát hiện lỗi. Kết quả là số bit trong khối truyền tải của dịch vụ 1 và dịch vụ 2 được tăng lên tương ứng là 640 + 16 = 656 bit và 164 + 16 = 180 bit. 4 khối truyền tải của dịch vụ 1 được kết hợp lại, như trong hình 2.16. Chú ý rằng không có sự phân đoạn khối mã, khi đó tổng số bit của khối truyền tải kết hợp lại nhỏ hơn 5114 so với mã Turbo đã được đưa ra trong phần 2.4.2.

Khi dịch vụ video thông thường yêu cầu BER thấp mã Turbo được lựa chọn và sử dụng tốc độ bộ mã hóa là 1/3. Do đó sau mã Turbo và các bit đuôi được thêm vào, kết quả trong phân đoạn 40 ms có (656x4)x3 + 12 = 7884 bit được đưa ra trong hình 2.16

Bảng 2.5: Các thông số cho truyền thông đa phương tiện

Dịch vụ 1, DCH #1 Dịch vụ 2, DCH #2

Kích thước khối truyền tải Kích thước tập khối truyền tải TTI Tốc độ bit CRC Mã hóa 640 bit 4*640 bit 40 ms 64 kbps 16 bit Turbo Tốc độ 1/3 164 bit 1*164 bit 40 ms 4.1 kbps 16 bit Mã chập Tốc độ 1/3 #1a #1d Dịch vụ #1 Dịch vụ #2 640 640 164

Khối truyền tải

#1a 640 C R C #1d 640 C R C 16 16 164 C R C 16 Chèn CRC

Kết hợp khối truyền tải

8 (640+16)*4=2624 Tail Mã Turbo, tốc độ 1/3; 2624*3 = 7872 Tail Mã chập, tốc độ 1/3 164+16=180 12 7872 (180+8)*3=564 Mã kênh/ chèn thêm bit đuôi

Ghép xen lần đầu 7884 bit 564 bit

#1A #1D #2A #2D #1A #1D #2A #2D 141 141 1971 1971 1971+200 = 2171 1971+200 = 2171 141+88 = 229 141+88 = 229 #1A #2A #1D #2D 2400 2400 2400 2400 DPDCH, 240 kbps DPDCH, 240 kbps Ánh xạ lên kênh vật lý Ghép xen lần 2

Ghép kênh truyền tải Phối hợp tốc độ

Phân đoạn khung vô tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát và đánh giá lớp vật lý thông tin di động thế hệ 3 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)