Bài 35: Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 127 - 135)

5.7.1. Benzen và đồng đẳng Phần III: Tính chất hóa học

a/ Phản ứng tạo thành thuốc nổ TNT:

Để nói về những tác hại của thuốc nổ TNT với môi trường, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các tư liệu và hình ảnh sau:

TNT là chất rắn màu vàng, là loại chất nổ nổi tiếng được dùng trong lĩnh vực quân sự. Sức công phá của TNT được xem là thước đo tiêu chuẩn về sức công phá của các quả bom và của các loại thuốc nổ khác (được tính tương đương với TNT).

TNT là một trong những chất nổ thông dụng nhất cho các ứng dụng của quân đội và công nghiệp. Giá trị của nó nằm ở chỗ không nhạy với sốc và ma sát, vì thế giảm thiểu nguy cơ nổ ngoài ý muốn. TNT nóng chảy ở 80°C (180 °F), thấp hơn nhiều so với nhiệt độ mà nó tự phát nổ, nhờ đó nó có thể được trộn chung một cách an toàn với các chất nổ khác. TNT không hút nước hay hòa tan trong nước nên có thể sử dụng rất

hiệu qua trong môi trường bị ẩm ướt. Hơn nữa, nó tương đối bền khi so sánh với các chất nổ mạnh khác.

TNT độc hại với con người, khi tiếp xúc với da có thể làm da bị kích thích chuyển sang màu vàng. Những người làm việc, tiếp xúc nhiều với TNT sẽ dễ bị bệnh thiếu máu và dễ bị bệnh về phổi. Ảnh hưởng của TNT làm nước tiểu có màu đen. TNT cũng có khả năng gây ung thư cho con người.

Một số khu đất thử nghiệm của quân đội đã bị nhiễm TNT. Nước thải, nước mặt và nước ngầm có thể chuyển thành màu tím bởi sự hiện diện của TNT.

Sử dụng TNT trong khai thác mỏ đá, phá đá gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Gần hai tháng qua, hàng trăm người dân ở xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ vì đơn vị thi công thủy điện Đăk DRinh đánh mìn làm đường hầm. Theo xác nhận của ông Phan Tiến Dũng - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Cavico giao thông, việc đánh mìn là để chuẩn bị việc đào 8km đường hầm dẫn nước của dự án thủy điện Đăk DRinh. Thời gian qua, phía Cavico đã sử dụng gần 10 tấn thuốc nổ, trong đó có những lúc cho nổ đến 2,4 tấn thuốc/lần.

“Cavico ước tính còn phải sử dụng khoảng 1.000 tấn thuốc nữa” - ông Dũng cho biết.

Việc nổ mìn phá đá gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân xung quanh. Người dân nơi đây phải chịu những tiếng nổ đinh tai nhức óc và cảnh khói thuốc nổ lẫn với bụi đá bay đầy trời do đơn vị thi công sử dụng lượng mìn quá lớn.

Ông Huỳnh Tấn Lợi - giám đốc Sở Công thương Quảng Ngãi cho biết đang yêu cầu phía Cavico thống kê toàn bộ thiệt hại và đền bù cho từng hộ gia đình trước ngày 20/5/2012. Đồng thời yêu cầu Cavico phải cam kết từ nay không đánh mìn vượt quá 200kg thuốc nổ/lần.

Sắp tới, tòa án tỉnh Quảng Ngãi sẽ xét xử vụ án sập mỏ đá Lèn Cờ hơn một năm trước (1/4/2011). Vụ việc đã xảy ra hơn một năm, nhưng chắc chắn những đau thương của những người dân huyện Yên Thành phải gánh chịu không dễ gì xóa được. Sự cố xảy ra là do khai thác không đúng quy trình. Vấn đề an toàn lao động ở các mỏ đá cần

Hình 5. 31: Tích cực tìm kiếm người bị nạn sau khi sự cố xảy ra ở mỏ đá Lèn Cờ.

b/ Phản ứng tạo hexacloran (thuốc trừ sâu 666)[58]

Để nhấn mạnh những tác hại của thuốc trừ sâu đối với môi trường, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các tư liệu và hình ảnh sau:

Thuốc trừ sâu là một loại chất được sử dụng để chống côn trùng. Chúng bao gồm các thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng của côn trùng. Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp, y tế, công nghiệp và gia đình. Việc sử dụng thuốc trừ sâu được cho là một trong các yếu tố chính dẫn tới sự gia tăng sản lượng nông nghiệp trong thế kỷ 20.

Thuốc trừ sâu nói chung đều có hại cho hệ sinh thái và nguy hiểm đối với con người: các hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm Clo hữu cơ bao gồm DDT và 666 đều có tính tích lũy lâu trong cơ thể và là chất gây độc đối với hệ thần kinh trung ương,

thường được tích lũy trong các mô mỡ và thải trừ rất chậm. Nó rất bền vững trong nước, đất từ đó gây ô nhiễm môi trường một cách lâu dài. Trong thực phẩm đã phát hiện thấy dư lượng cao hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Clo hữu cơ trong sữa, sản phẩm chế biến từ sữa, mỡ động vật, cá, trứng... Hiện nay nhiều nước đã cấm hoặc hạn chế DDT và 666. Ở nước ta DDT và 666 không còn được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nữa mà chỉ còn được dùng trong công tác phong chống dịch như diệt muỗi để phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết...

Nhìn chung, gần như tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy cơ làm thay đổi lớn các hệ sinh thái. Nhiều loại thuốc trừ sâu độc hại với con người, gây ra nhiều rắc rối về sức khỏe bao gồm các bệnh ung thư, bệnh về phổi, rối loạn về nội tiết và khả năng miễn dịch gây nên vô sinh. Và các loại thuốc trừ sâu khác tích tụ lại trong chuỗi thức ăn, có thể khiến động vật bị rối loạn hành vi, thiểu năng trí tuệ thậm chí là hủy hoại não bộ và hệ thần kinh. Một số loại thuốc trừ sâu giết hại hay gây ảnh hưởng xấu tới các loài khác ngoài những loài côn trùng chúng được sử dụng để tiêu diệt. Ví dụ, chim có thể bị đầu độc khi ăn thức ăn mới bị phun thuốc trừ sâu.

Các loại thuốc trừ sâu sử dụng bằng cách phun có thể bay ra bên ngoài khu vực dự định sử dụng và rơi xuống các khu vực thiên nhiên hoang dã, đặc biệt khi nó được phun từ máy bay.

Hình 5. 32: Phun thuốc trừ sâu bằng máy bay

(Ảnh: roughstockstudios.com)

Các loại thuốc trừ sâu có thể giết chết ong và gây ra một sự giảm số lượng những chú ong thụ phấn cho cây. Sự mất tác nhân thụ phấn sẽ đồng nghĩa với việc sụt giảm sản lượng khi thu hoạch cây trồng.

Tư liệu thực tế:

a/ Ô nhiễm thuốc trừ sâu ở các tỉnh miền Nam [53]

Tiến sỹ khoa học Lê Huy Bá, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho biết: Đã có bằng chứng khoa học cho thấy tồn lưu một hàm lượng lớn gấp nhiều lần cho phép các loại hoá chất độc, kim loại nặng từ thuốc trừ sâu trong đất, nước và nông sản tại Tây Ninh, Long An, Trà Vinh và một số vùng ngoại thành ở TP.HCM...

Tại tất cả các điểm khảo sát thuộc sông Nhật Tảo, sông Rạch Cát và rạch thuộc ấp Mỹ Bình, rạch thuộc huyện Cần Đước... ở các huyện Tân Trụ và Cần Giờ (Long An), đã phát hiện hàm lượng kim loại nặng có trong nước như: arsen (As), Cadmi (Cd), chì (Pb), đồng (Cu) và kẽm (Zn). Đối với huyện Tân Trụ, hàm lượng kim loại nặng trong nước đã ở mức gây độc đối với vật nuôi. Ô nhiễm nguồn nước không chỉ báo động ở việc tôm chết hàng loạt mà còn là mối nguy hại đối với việc sử dụng nước kênh làm nước uống cho gia cầm (heo, gà, vịt...).

Tại Trà Vinh, nguồn nước ở sông Long Bình cũng ở tình trạng nhiễm bẩn nghiêm trọng. Các chỉ tiêu về COD, ammoniac, nitơ,... đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,35- 7,81 lần. Riêng hàm lượng clo vào mùa khô hiện diện rất cao, điểm thấp nhất cũng đã lên đến 178mg/l. So với tiêu chuẩn quy định, nước sông Long Bình đã thuộc loại 2 (không dùng cho sinh hoạt).

Tại Tây Ninh, có đến 60% điểm đo có hàm lượng vi sinh vượt giới hạn tối đa cho phép. Nguồn nước giếng ở Tân Châu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thanh...

bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh. Các khảo sát thực địa và lấy mẫu các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh cho thấy mức độ ô nhiễm thuốc trừ sâu ở nguồn nước ngầm là khá cao (cao hơn nguồn nước mặt).

Hình 5. 33: Phun thuốc trừ sâu trên ruộng lúa. (Ảnh: vietbao.vn)

Kết quả điều tra cho thấy: Đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động. Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu...

Hình 5. 34: Phun thuốc trừ sâu cho rau cải

Theo các chuyên gia, mỗi năm Việt Nam sử dụng đến chín triệu tấn hóa chất thuộc 500 loại khác nhau, trong đó phần lớn là thuốc trừ sâu và còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh. Do đó, không kể một số lượng lớn (ước tính hàng triệu tấn) hoá chất được nhập lậu từ Trung Quốc và Thái Lan, Việt Nam hiện nay phải đối mặt với hai vấn nạn lớn:

môi trường thoái hóa nhanh và sức khỏe nông dân bị đe dọa trầm trọng.

Đã đến lúc các cấp chính quyền cần đẩy mạnh công tác khuyến nông và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV. Các mô hình rau an toàn cần được đẩy mạnh, áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp để sử dụng thuốc hợp lý, bảo vệ môi trường.

c/ Người tiêu dùng phải làm gì để tự bảo vệ sức khỏe trước tình trạng thực phẩm bị nhiễm thuốc trừ sâu?

- Loại bỏ vỏ trái cây và những lá viền ngoài đối với rau xanh.

- Rửa rau quả dưới vòi nước đang chảy đối với những loại rau quả không bỏ vỏ được. Có thể sử dụng các sản phẩm chuyên dụng khử độc rau quả.

- Đối với những loại thực phẩm khó rửa như dâu tây, nho, cải bó xôi, rau bina, rau diếp thì bạn nên ngâm chúng trong nước muối pha loãng, sau đó rửa chúng dưới vòi nước chảy.

- Chọn sản phẩm không nấm mốc, vết bầm tím, bị sâu đục vì chúng hấp thu thuốc trừ sâu nhiều hơn.

- Không sử dụng chất béo của động vật nếu nghi bị nhiễm thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu thường tập trung ở mỡ, da của gia cầm, thịt lợn, cá…

- Nên mua các loại rau quả được trồng hữu cơ trong các siêu thị bán thực phẩm sạch.

- Nên chọn sản phẩm đúng mùa vụ của địa phương, tránh được các chất bảo quản, thuốc trừ sâu.

- Ăn nhiều loại thực phẩm tránh sự lặp đi lặp lại một vài loại thực phẩm để giảm khả năng hấp thu thuốc trừ sâu.

5.7.2. Một vài hidrocacbon thơm khác Phần II- Naphtalen

Để nhấn mạnh tác hại của băng phiến đối với sức khỏe con người, giáo viên có thể cung cấp một số tư liệu sau:

Có nhiều loại sản phẩm băng phiến với thành phần khác nhau, được bán rất rộng rãi trên thị trường và sử dụng trong gia đình để xua đuổi côn trùng, khử mùi hoặc làm thơm phòng. Băng phiến là hiđrocacbon ở thể rắn, tinh thể màu trắng, dễ bay hơi. Hiện nay nó được làm từ 2 thành phần là naphtalen và para-điclobenzen. Những viên băng phiến được sử dụng trong gia đình, đặt trong các tủ đựng quần áo, góc nhà, kệ… để xua đuổi côn trùng.

Hình 5. 35: Băng phiến

Băng phiến được hấp thu nhanh chóng qua da, đường tiêu hóa và qua đường thở.

Đây là chất tan trong lipid, được chuyển hóa qua gan và sau đó bài tiết qua thận. Cả 2 loại hóa chất trên biểu hiện độc tính cấp hoặc lâu dài thông qua việc tiếp xúc khi nuốt phải, hít thở và qua da. Chúng đều gây kích thích ruột và ảnh hưởng đến não.

Naphtalen phá hủy các tế bào máu và gây tổn thương thận. Trên thực nghiệm cho thấy, naphtalen còn gây đục thủy tinh thể và tổn thương biểu mô phổi. Para-điclobenzen gây tổn thương gan và kích thích da nếu được cầm trên tay lâu. Naphtalen gây độc nhiều hơn para-điclobenzen. Chỉ cần ngộ độc 1 viên băng phiến chứa naphtalen đủ phá hủy tế bào máu. Liều cao hơn, từ 4 viên băng phiến trở lên sẽ gây cơn co giật.

Theo Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), naphtalen là chất có thể gây

thể gây ra đục thủy tinh thể ở người, bệnh vàng da, thiếu máu do tan huyết (hay vỡ hồng cầu) ở trẻ em và trẻ sơ sinh.

Khối EU cấm cung cấp các sản phẩm có chứa naphtalen kể từ năm 2008. Trung Quốc cũng đã cấm sản xuất long não sử dụng chất naphtalen.

Xử trí cấp cứu [53]

Xử trí tại nhà đối với ngộ độc do nuốt băng phiến là nhanh chóng rửa sạch hóa chất trên môi miệng trẻ. Bị vào mắt, rửa mắt bằng nhiều nước. Nếu vào da, rửa da bằng xà phòng và nhiều nước hoặc dưới vòi nước. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Tại bệnh viện, loại thải độc chất bằng rửa dạ dày không có tác dụng đối với băng phiến vì chúng được hấp thu rất nhanh. Trong trường hợp nuốt phải băng phiến chứa naphtalen nên dùng than hoạt tính liều cao, vì đặc tính ngăn chặn sự xâm nhập của độc tố vào cơ thể của than hoạt tính. Không cho uống sữa hoặc thức ăn chứa nhiều chất béo. Xử trí tùy vào mức độ nặng của ngộ độc. Trẻ bị thiếu máu trầm trọng cần truyền hồng cầu lắng. Nếu có triệu chứng methemoglobine máu (mức độ trên 30%) cần được áp dụng biện pháp giải độc bằng thuốc bleu de methylene.

Một phần của tài liệu Tư liệu hỗ trợ giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT (Trang 127 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)