thanh toán
Để làm rõ vai trò của tỷ giá hối đoái, ta xét mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại nói riêng, cán cân thanh toán nói chung.
Có:
NX = X - IM NX > 0 ⇒ Cán cân TM thặng dư
NX < 0 ⇒ Cán cân TM thâm hụt NX = 0 ⇒ cân bằng
Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng (NX). Vì:
- Tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế. Một khi giá cả sản phẩm nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế, thì khả năng cạnh tranh tăng lên ⇒ X có xu hướng tăng lên.
Khả năng cạnh tranh còn gọi là tỷ giá hối đoái thực tế (Real foreign Exchange rate) là tỷ giá có phản ánh tương quan giá cả hàng hoá giữa hai nước, được tính theo loại tiền của 1 trong hai nước đó.
Nếu chọn đồng nội tệ để tính thì:
Er = Pnước ngoài tính bằng nội tệ/ Ptrong nước tính bằng nội tệ = (Pnước ngoài tính bằng ngoại tệ.E)/ Ptrong nước tính bằng nội tệ
Do giá hàng nước ngoài tính bằng nội tệ thì bằng giá hàng nước ngoài tính bằng ngoại tệ nhân với tỷ giá hối đoái danh nghĩa E.
Hay, khả năng cạnh tranh (về giá cả) của 1 loại sản phẩm của 1 nước so với sản phẩm cùng loại sản xuất tại nước ngoài được xác định theo công thức:
Khả năng cạnh tranh = Er= E.Po/P
Từ phương trình, ta thấy Er phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa E và mối quan hệ giữa giá cả tương đối giữa 2 nước.
Trong đó:
Po - giá sản phẩm nước ngoài tính theo giá nước ngoài (ví dụ: USD)
P - giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo đồng nội địa (ví dụ: VNĐ) E - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được tính bằng số đơn vị nội tệ/1 đơn vị ngoại tệ. Ví dụ: giá Máy tính của Mỹ tính theo tiền của Mỹ là Po =1000 USD, nếu tỷ giá danh nghĩa E = 14.000 VNĐ/USD thì giá máy tính của Mỹ theo tiền VN là:
1.000 USD . 14.000 VNĐ/USD = 14.000.000 VNĐ
Với P và Po không đổi, khi E⇑⇒ E.Po⇑. P của sản phẩm nước ngoài trở nên đắt tương đối so với giá sản phẩm trong nước. P của sản phẩm trong nước trở nên rẻ tương đối so với sản phẩm nước ngoài. Sản phẩm trong nước, do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn ⇒ Trong ngắn hạn X⇑, IM⇓.
Mặt khác, ở chương 4, ta có:
AD = C + I + G + NX
⇒NX ⇑⇒AD⇑, Ycb⇑ và ngược lại.
Vậy, Tỷ giá hối đoái danh nghĩa E thay đổi ⇒ làm thay đổi cán cân thương mại (XK ròng) ⇒ tác động đến sản lượng, việc làm và giá cả.
Mở rộng tác động của tỷ giá hối đoái với cán cân thanh toán (xem xét mối quan hệ giữa lãi suất i và tỷ giá hối đoái)
Khi i ⇑⇒ đồng tiền nội địa trở nên có giá hơn ⇒ E⇓⇒ nếu điều kiện tư bản vận động tự do ⇒ vốn nước ngoài sẽ tràn vào thị trường trong nước, giả định cán cân TM cân bằng (NX = 0)⇒ cán cân thanh toán sẽ thặng dư. Ngược lại, nếu E⇑ ⇒ cán cân thanh toán sẽ thâm hụt.