CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNo &PTNT Việt Nam–
4.2.8. Tăng cường hiệu quả tài sản bảo đảm
Các ngân hàng luôn coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất (các lƣu chuyển tiền tệ) không thể thanh toán đƣợc nợ. Mặt khác, các hình thức bảo đảm và loại tài sản bảo đảm có mức độ an toàn khác nhau, hay nói cách khác ngay trong các biện pháp phòng vệ rủi ro cũng có rủi ro.
Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ dƣ nợ có bảo đảm của Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân lại đang có xu hƣớng giảm xuống. Năm 2010, tỷ lệ này là 87,8% thì đến năm 2013, tỷ lệ này đã giảm gần 10%, xuống còn 78,9%. Việc giảm tỷ lệ dƣ nợ có đảm bảo có thể xuất phát từ chính sách tín dụng của chi nhánh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn, song cũng làm tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam nói chung và Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân nói riêng cần đề ra các chính sách về TSBĐ thích hợp vừa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng song cũng đảm bảo hạn chế đƣợc rủi ro cho chính ngân hàng mình. Chính sách về TSBĐ của chi nhánh cần đảm bảo mối quan hệ giữa rủi ro, thời hạn và quy mô tín dụng:
- Quan hệ giữa rủi ro và bảo đảm: khách hàng và loại cho vay có mức độ rủi ro cao thì phải yêu cầu TSBĐ có rủi ro thấp và ngƣợc lại.
- Quan hệ giữa thời hạn cho vay và bảo đảm: thời hạn cho vay càng dài thì tỷ lệ cho vay so với giá trị TSBĐ càng thấp. Đồng thời phải tiến hành định giá lại tài sản theo định kỳ (thƣờng là 1 năm) đối với các TSBĐ cho vay trung và dài hạn và có cách thức xử lý thích hợp khi giá trị TSBĐ tái định giá nhỏ hơn dƣ nợ.
- Quan hệ quy mô tín dụng và TSBĐ: tính chất chắc chắn của bảo đảm tín dụng tỷ lệ thuận với quy mô của khoản cho vay. Song đối với các khoản cho vay trung và dài hạn theo dự án có quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải áp dụng một hệ thống các bảo đảm gồm nhiều hình thức và loại hình tài sản khác nhau.
Mặt khác, hiện nay TSBĐ của khách hàng mà chi nhánh chấp nhận phần lớn là bất động sản (chiếm đến 71%). Đây là loại tài sản có rất nhiều rủi ro do khó xác định đƣợc giá trị chính xác cũng nhƣ chịu tác động rất nhiều của thị trƣờng, cũng nhƣ những thay đổi trong chính sách của Nhà nƣớc và các cơ quan có thẩm quyền.
Do vậy để giảm tỷ trọng TSBĐ là bất động sản, chi nhánh Sông Vân có thể khuyến khích khách hàng sử dụng các TSBĐ là giấy tờ có giá, hoặc mở rộng loại hình TSĐB mà chi nhánh có thể chấp nhận, chỉ cần nó đảm bảo đƣợc 3 yếu tố sau:
- Tính ổn định về giá trị của TSBĐ (hoặc khả năng tài chính ổn định của ngƣời bảo lãnh)
- Tính thanh khoản của TSBĐ, nhanh chóng chuyển TSBĐ thành tiền, hoặc khả năng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Phƣơng thức quản lý TSBĐ: đối với các TSBĐ đặt dƣới sự quản lý của ngân hàng hoặc ngân hàng đƣợc pháp luật bảo vệ để dễ dàng lấy tài sản đi bán thì tính chất an toàn của bảo đảm sẽ cao hơn. Trái lại, nếu những tài sản này nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng thì tính an toàn của đảm bảo sẽ thấp.