Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 89 - 91)

4.2. Định hƣớng phát triển Du lịch di sản văn hóa Hà Nội

4.2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Chúng ta cần phải xác định rõ quan điểm phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di sản văn hóa là phải luôn gắn với công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị của di sản văn hóa trong việc khai thác phục vụ du lịch; hay nói cách khác phát triển du lịch vì mục tiêu văn hoá; đồng thời, việc bảo vệ tôn tạo di tích là các di sản văn hóa phải hƣớng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tƣợng đến tham quan, nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.

lịch văn hoá là rất cần thiết và là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của các cơ quan chức năng.

Đối với mỗi điểm đến là các di sản văn hóa thì yêu cầu khi khai thác di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch của Thủ Đô phải đạt đƣợc mục tiêu: Giáo dục truyền thống lịch sử thủ đô Hà Nội và lòng tự hào yêu quê hƣơng đất nƣớc; giới thiệu cho khách du lịch trong nƣớc và quốc tế về lịch sử, văn hoá, nét đẹp thiên nhiên của Hà Nội; tăng thêm lợi ích kinh tế cho xã hội, cho thủ đô Hà Nội, cho ngƣời dân và các đơn vị kinh doanh du lịch. Hạn chế thấp nhất những tác động xấu từ hoạt động du lịch đối với các di sản văn hóa. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản và các nƣớc du lịch di sản văn hóa phát triển, thông qua phát triển du lịch, “lấy di sản văn hóa để tái tạo di sản văn hóa “ (chữ tái tạo ở đây mang hàm nghĩa bảo tồn, bảo vệ, trùng tu, tu sửa và phát triển).

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, phát huy đƣợc những lợi ích kinh tế và xã hội trong việc khai thác các di sản văn hoá Thủ đô phục vụ hoạt động du lịch cần phải tính đến những vấn đề sau:

- Hoạt động du lịch có tính cạnh tranh rất cao, động cơ và nhu cầu của khách du lịch luôn thay đổi, điều này đòi hỏi phải khai thác sản phẩm du lịch hợp lý, thích hợp để luôn luôn có khách. Không có khách thì không thể khai thác tốt di sản văn hóa cũng nhƣ phát triển hoạt động du lịch. Do đó phải thƣờng xuyên điều tra nghiên cứu thị trƣờng để lựa chọn những di sản văn hóa phù hợp tạo nguyên liệu cho các sản phẩm du lịch, thu hút đƣợc nhiều nguồn khách, đem lại lợi ích cao. Để nâng cao lợi ích kinh tế của việc khai thác các di sản văn hóa, cần phải phát huy cao nhất những tiềm năng, sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ, thƣờng xuyên trùng tu, sửa chữa để kéo dài thời gian sử dụng di sản văn hóa và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các di sản văn hóa.

- Việc khai thác các di sản văn hóa phải làm nổi bật đƣợc những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa, của thủ đô Hà Nội, đó chính là việc tạo ra sức thu

hút đối với khách tham quan, khách du lịch và cũng là linh hồn của hoạt động du lịch. Các di sản văn hóa đặc sắc, độc đáo mới có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, để di sản văn hóa có giá trị đặc sắc, cần phải cố gắng hết sức việc duy trì diện mạo nguyên thuỷ của nó, tránh sửa chữa một cách quá mức hoặc phá cũ xây mới hoàn toàn.

- Việc khai thác di sản văn hóa trên thực tế là sự khai thác tổng hợp đối với nơi khách du lịch đến: một mặt cần khai thác các sản phẩm khác để hỗ trợ bổ sung, tạo sự liên hoàn trong chƣơng trình du lịch; mặt khác, phải xem xét nhu cầu của khách về đi lại, ăn, ở, hƣớng dẫn tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí…vv, cần thực hiện sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các tổ chức liên quan đến phục vụ khách, đảm bảo chất lƣợng, đem lại danh tiếng và uy tín cho di sản văn hóa, cũng nhƣ cho Hà Nội và quốc gia.

Mục đích cao nhất của du lịch là vừa bảo tồn, bảo vệ, tu sửa, tôn tạo di sản văn hóa vừa đem lại lợi ích cho nhiều bên tham gia. Cần coi môi trường tự nhiên và văn hoá của di sản cũng là môi trường du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)