Chương trình xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 33 - 36)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn, đảm bảo an

2.2.2. Chương trình xuất khẩu lao động

- Trong những năm qua, UBND huyện chỉ tập trung cho 03 đơn vị là Công ty CP hợp tác đào tạo quốc tế Sona chi nhánh tại Huế, Công ty cổ phần phát triển Quốc tế Việt Thắng tại Huế và Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh phụ trách công tác tư vấn và tuyển lao động đi xuất khẩu lao động ở các xã, thị trấn.

- Trên cơ sở được phân công, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành tư vấn XKLĐ và dạy nghề tại các thôn, cụm dân cư. Trong năm 2010, các đơn vị tuyển dụng đã tổ chức tư vấn XKLĐ 60 buổi/20 xã, thị trấn với gần 2.800 lượt người tham gia.

- Những năm qua, các xã Vinh An, Vinh Thái, Phú Thượng, Phú Diên, Vinh Phú, Vinh Hà và Phú Hải đã thực hiện tốt công tác XKLĐ. Tuy nhiên, một số xã như Phú Thanh, Vinh Xuân quá trình triển khai công tác XKLĐ chưa đạt yêu cầu đề ra, đến cuối năm 2010 vẫn chưa có lao động nào xuất cảnh. Nguồn lao động đang được đào tạo ở các Công ty và chờ xuất cảnh trên 129 người. Có 125 người đi lao động nước ngoài theo hình thức du lịch kết hợp lao động có thu nhập cao ở các xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh An và thị trấn Thuận An.

- Thông qua Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay chương trình xuất khẩu lao động với dư nợ đến nay là 2,099 tỷ đồng với 137 hộ vay.

2.2.2.1. Kết quả thực hiện

Bảng 7: Tổng hợp tình hình xuất khẩu lao động giai đoạn 2006-2010 tại huyện Phú Vang – tỉnh TTH

ĐVT SL: số lao động

Số lao động xuất

khẩu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cộng So sánh

2008/2006 So sánh 2010/2008 So sánh 2010/2006 SL cấu (%) SL cấu (%) SL cấu (%) SL cấu (%) SL cấu (%) SL cấu (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Malaysia 166 66,4 72 55,38 64 50 80 59,26 67 47,86 449 57,34 -102 -61,44 3 4,69 -99 -59,64 Hàn Quốc 40 16 37 28,46 28 21,88 19 14,07 35 25 159 20,3 -12 -30 7 25 -5 -12,5 Nhật 35 14 17 13,08 27 21,1 19 14,07 27 19,28 125 15,96 -8 -22,86 0 0 -8 -22,86 Các nước khác 9 3,6 4 3,08 9 7,03 17 12,6 11 7,86 50 6,4 0 0 2 22,22 2 22,22 Cộng 250 100 130 100 128 100 135 100 140 100 783 100 -122 -48,8 12 9,375 -110 -44

( Nguồn báo cáo tổng kết năm của Phòng LĐ-TB&XH huyện Phú Vang –TTH)

Nhìn vào bảng 7ta thấy:

Về chương trình xuất khẩu lao động trong năm năm qua ở huyện không đạt được nhiều thuận lợi. Số lao động xuất khẩu trong năm năm chỉ là 783 người, trung bình mỗi năm huyện chỉ có 156 lao động đi xuất khẩu.

- Trong năm đầu tiên triển khai kế hoạch, số lao động xuất khẩu đạt số lượng lớn nhất là 250 người, do XKLĐ khi đó còn mới lạ so với người nông dân, đa phần nghĩ được XKLĐ sẽ mang lại thu nhập cao và công việc an nhàn.

- Những năm sau, số lao động đi xuất khẩu giảm dần, do trình độ kỹ thuật tay

nghề chưa đủ, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, và khối lượng công việc nặng nhọc. Cụ thể năm 2010, số lao động đi xuất khẩu là 140 người, đạt 56% so với năm

2006.Trong năm năm qua, số lao động đi xuất khẩu Malaysia là lớn nhất, đạt 57,34%;

tiếp theo là Hàn Quốc, đạt 20,3%; Nhật, đạt 15,96% và cuối cùng là các nước khác, đạt 6,4%.

2.2.2.2. Tồn tại:

Kết quả xuất khẩu lao động ở huyện đạt thấp. Nguyên nhân chủ yếu là:

- Tâm lý kén chọn việc làm, có thu nhập cao của người lao động là rất phổ biến, ngại làm những công việc giản đơn, nặng nhọc và không đi những nước có thu nhập thấp.

- Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.

- Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin về thị trường lao động, việc làm cho người lao động còn phụ thuộc vào các đơn vị xuất khẩu lao động.

- Bản thân người lao động chưa chấp hành tốt các nội quy, quychế nơi đến làm

việc dẫn đến việc nhiều lao động phải về nước trước thời hạn.

- Vai trò lãnh chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể về giải quyết việc làm và XKLĐ chưa được quam tâm đúng mức; một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm đến công tác xuất khẩu lao động, chưa thấy được XKLĐ là một trong những giải pháp để giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, giảm hộ nghèo, tăng tỷ lệ hộ giàu và khá của huyện.

CHƯƠNG III

MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Phương hướng phát triển chương trình tạo việc làm của tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Phú Vang trong giai đoạn 2011 – 2015

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)