Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động củng cố biểu tượng ĐHKG cho trẻ ở mọi lúc mọi nơ

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 75 - 78)

mọi lúc mọi nơi

* Mục đích, ý nghĩa

- Hoạt động củng cố biểu tượng ĐHKG cho trẻ cần được tiến hành mọi lúc mọi nơi, không chỉ trong HĐHT mà còn ở trong các hoạt động khác nhau của trẻ ở trường mầm non giúp trẻ luyện tập, củng cố biểu tượng ĐHKG và những kĩ năng nhận biết toán học cho trẻ, góp phần hình thành cho trẻ kĩ năng vận dụng chúng vào các tình huống, hoàn cảnh khác nhau trong trường mầm non - Việc tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng ĐHKG mọi lúc mọi nơi như trong quá trình tổ chức trò chơi, hoạt động ngoài trời, trong các hoạt động khác của trường mầm non…Tạo điều kiện củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức, kĩ năng mà trẻ đã được học trên các hoạt động học có chủ đích

- Đảm bảo nguyên tắc “Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với cuộc sống” trong quá trình dạy học những kiến thức toán học sơ đẳng cho trẻ MN

- Góp phần hình thành cho trẻ kĩ năng và thói quen vận dụng những kĩ năng đã được học vào tình huống, hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.

Ví dụ 2.23: Như cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đi theo chỉ dẫn”, cô đóng vai hoặc mời một bạn lên đóng vai làm chú cảnh sát điều khiển giao thông, những trẻ còn lại sẽ phân chia đội chơi sẽ đóng vai là người tham gia giao thông, khi chú cảnh sát giao thông chỉ về phía bên nào thì người tham gia giao thông phải đọc to phía ấy là phía nào rồi mới được đi? người đi bộ phải

đi như thế nào? Vậy phía phải là phía nào? Phía trái là phía nào?... nếu đội nào đọc sai sẽ không được đi và nhường quyên trả lời cho đội bạn. Sau khi trò chơi kết thúc đội nào về đích trước sẽ là đội giành chiến thắng

- Giúp trẻ thấy được ý nghĩa của những kiến thức toán học và những kĩ năng nhận biết đã học trong cuộc sống thực tế hàng ngày của trẻ, qua đó hình thành cho trẻ hứng thú đối với những kiến thức, kĩ năng toán học

* Yêu cầu:

- GV nên tổ chức các hoạt động chơi thoải mái, để trẻ được tự do hoạt động, không gò ép thôi thúc trẻ

- Tổ chức nhiều hoạt động lôi cuấn, hấp dẫn trẻ tránh sự nhàm chán - Cần thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ trong quá trình trẻ thực hiện nhiệm vụ.

- Những yêu cầu đưa ra cho trẻ cần ngắn gọn, dễ hiểu nhằm mục đích củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng mới.

* Nội dung

- Mở rộng không gian hoạt động cho trẻ, trẻ không chỉ được củng cố kiến thức kĩ năng ĐHKG trong tiết học mà còn cả những hoạt động ngoài tiết học

- Thay đổi hình thức tổ chức củng cố ĐHKG cho trẻ, để trẻ không cảm thấy nhàm chán

- Thông qua hoạt động ngoài tiết học, ĐHKG của trẻ được mở rộng, có chiều dài, chiều sâu…từ đó trẻ nhận thấy biểu tượng không gian gắn liền với cuộc sống của trẻ và giúp cho trẻ có thể định hướng tốt hơn, điều đó vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi vì, một đứa trẻ sẽ thế nào khi không biết cách định hướng trong không gian, đó quả là một điều thiệt thòi và sẽ khó có thể tồn tại trong xã hội này.

- Hoạt động ngoài tiết học được tổ chức một cách đa rạng, trẻ sẽ được củng cố biểu tượng ĐHKG theo nhiều hướng khác nhau, theo nhiều cách tiếp cận khác nhau thông qua chơi tự do, thông qua hoạt động ngoài trời, thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, thông qua hoạt động góc..Cách tiếp cận

mới mẻ, sẽ kích thích khả năng ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ, yêu cầu của cô về ĐHKG.

* Cách tiến hành:

- Trong suất thời gian trẻ ở trường mầm non giáo viên có điều kiện sử dụng các hình thức dạy học khác nhau nhằm củng cố biểu tượng ĐHKG. Việc dạy trẻ có thể diễn ra trong thời gian trẻ chơi, khi trẻ tham quan, dạo chơi, khi trẻ tham gia vào các hoạt động khác như thể dục, âm nhạc, tạo hình…hay trong cuộc sống hàng ngày của trẻ

- Trong cuộc sống hàng ngày giáo viên, có thể giao cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi trẻ phải vận dụng kiến thức về không gian nhằm giải quyết vấn đề như xếp cho cô những chiếc ghế ở phía trên này xuống phía dưới kia giáo viên vừa nói vừa chỉ cho trẻ biết. Hay nhiệm vụ đòi hỏi trẻ phải sử dụng tới các kiến thức đã học để giải quyết như: Bạn Nam ngồi xang phía tay phải của bạn Trang đi, hay chuyển những quyển vở phía trên này cho các bạn theo thứ tự lần lượt xuống phía dưới.

- Trong thời gian cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát và hướng sự chú ý của trẻ tới các biểu hiện toán học có trong các sự vật, hiện tượng có ở xung quanh trẻ như: quan sát bầu trời hay góc thiên nhiên, giáo viên hỏi trẻ “Con thấy trên bầu trời có gì?”, “Phía dưới mặt đất có gì nào?”…Trong thời gian trẻ chơi các trò chơi vận động ngoài trời, giáo viên hướng sự chú ý của trẻ tới các sự kiện như: Bạn nào chạy được xa hơn, ném được chúng đích hơn, bạn nào chuyền bóng giỏi hơn…?

- Trong thời gian cho trẻ chơi ở các góc, giáo viên giao nhiệm vụ cho trẻ, sau khi trẻ chơi xong cô yêu cầu trẻ: “Con xếp đồ đó xang tủ phía bên phải ở ngăn giữa”; “Con hãy giúp cô xếp chỗ đồ chơi đó lên phía bên trên kệ tủ đó?”, cô vừa nói vừa chỉ tay về phía đó. Giáo viên có thể hướng sự chú ý của trẻ tới các dấu hiệu toán học trong sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ. Cho trẻ nhận xét tranh cũng như bố cục sắp xếp vị trí các họa tiết, hay tri tiết trong bức tranh đó, cũng có thể sản phẩm từ đất nặn như “con nặn gia đình

con, con đứng ở đâu, mẹ con đứng bên phía tay nào của con, ba đứng phía bên nào của con?”

- Trong thời gian trẻ thực hiện bài tập thể dục, giáo viên yêu cầu trẻ giơ tay về phía phải, phía trái, giơ tay lên phía trên, cho tay xuống phía dưới, cúi người về các phía khác nhau của trẻ, dậm chân phải, dậm chân trái…với số lần nhất định. Bài tập này đòi hỏi trẻ không những chỉ có kĩ năng vận động mà còn phải ứng dụng những kiến thức toán học vào việc thực hiện để đạt được kết quả mong muốn.

* Điều kiện vận dụng:

- Trẻ hứng thú với các hoạt động ngoài tiết học, cô tạo cho trẻ tâm thế thoải mái nhất để trẻ có thể tự do vui chơi, hoạt động

- Các yêu cầu của cô phải nâng dần mức độ từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp, cũng như tùy thuộc vào đặc điểm phát triển của mỗi trẻ mà cô có những nhiệm vụ khác nhau

- Tổ chức hoạt động để tất cả trẻ có thể tham gia, cần sửa chữa những lỗi sai của trẻ để trẻ có những kiến thức đúng đắn và nhìn nhận chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)