2.2 Thực trạng pháp luật về các chủ thể tham gia mua bán giao dịch qua Sở
2.2.3 Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch
2.2.3.1. Đối với khách hàng
Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 158/2006/NĐ-CP không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của khách hàng, nhưng quy định việc khách hàng muốn mua bán hàng hóa qua SGDHH thì phải ủy thác cho thành viên kinh doanh của SGD để thực hiện. Như vậy, khách hàng là chủ thể của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa qua SGDHH, có các quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP về ủy thác giao dịch không hoàn toàn thống nhất. Cụ thể, Khoản 1 Điều 45 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân không phải là thành viên kinh doanh của SGDHH có thể ủy thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua
bán hàng hóa qua SGDHH”, trong khi theo tinh thần của Khoản 13 Điều 3 và Khoản
19 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP thì khách hàng bắt buộc phải ủy thác cho thành viên kinh doanh của SGD nếu muốn mua bán hàng hóa qua SGD. Do vậy, trong tương lai, cần sửa đổi các quy định pháp luật để việc áp dụng luật được thống nhất và có hiệu quả trong thực tiễn.
Hơn nữa, việc pháp luật hiện hành quy định khách hàng “phải ủy thác cho thương nhân kinh doanh của SGDHH để thực hiện giao dịch” đã tước bỏ quyền và nghĩa vụ rất cơ bản của khách hàng với tư cách là người mua, người bán hàng hóa qua SGDHH. Điều này cũng dẫn đến những điểm bất hợp lý khi xét đến tư cách chủ thể quan hệ mua bán hàng hóa qua SGDHH của thành viên kinh doanh SGDHH.
2.2.3.2. Đối với thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hoá
Theo Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP, thành viên kinh doanh của SGDHH tham gia mua bán hàng hóa qua SGDHH có các quyền cơ bản sau:
55
(i) Nhận ủy thác của khách hàng để tiến hành mua bán hàng hóa qua
SGDHH cho khách hàng
Khoản 1 Điều 22 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định: “Thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng
hoá qua SGDHH cho khách hàng”. Do vậy, chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa qua
SGDHH có thể là:
(1) Thành viên kinh doanh (giả sử đặt lệnh mua theo ủy thác) và một thành viên kinh doanh khác (giả sử đặt lệnh bán theo ủy thác)
Trong trường hợp này, hợp đồng được giao kết giữa thành viên kinh doanh và thành viên kinh doanh theo ủy thác của khách hàng. Theo đó, thành viên kinh doanh có tư cách người mua, người bán hàng hóa qua SGDHH; có các quyền và nghĩa vụ của người mua, người bán hàng hóa như: nhận hàng, giao hàng, thanh toán qua Trung tâm giao nhận hàng hóa của SGD hay thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán bù trừ của SGDHH. Như vậy, thành viên kinh doanh có các quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể: vừa có quyền và nghĩa vụ của chủ thể ủy thác mua bán hàng hóa theo ủy thác giao dịch của khách hàng; vừa có quyền và nghĩa vụ của người mua, người bán hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH [17, tr.100].
(2) Chính thành viên kinh doanh với hai lệnh mua, bán đối ứng được chuyển lên SGD theo ủy thác của hai khách hàng; hoặc một lệnh được đặt theo ủy thác của khách hàng, một lệnh đối ứng thành viên kinh doanh đặt cho chính mình
Một thành viên kinh doanh đồng thời là người bán, đồng thời là người mua với hai lệnh bán, lệnh mua hàng hóa tương lai đối ứng được khách hàng ủy thác giao dịch; hoặc một lệnh nhận ủy thác của khách hàng, một lệnh đối ứng thành viên kinh doanh tự đặt cho mình. Theo Điều 161 Luật Thương mại năm 2005 thì “Bên nhận ủy
thác có thể nhận ủy thác của nhiều bên ủy thác khác nhau”. Điều này có nghĩa là họ
hoàn toàn có thể nhận ủy thác của nhiều khách háng để giao dịch trên SGDHH. Nếu trường hợp này xảy ra, thành viên kinh doanh sẽ ký hợp đồng với chính mình hoặc
56
với chủ thể thứ ba mà mình cũng là người đại diện. Đây là đặc trưng của giao dịch qua trung gian, khi những người có nhu cầu mua, bán hàng hóa qua SGDHH cùng ủy thác cho một chủ thể trung gian thực hiện giao dịch.
Tuy nhiên, quy định này có thể dẫn đến việc lạm dụng vị thế của thành viên kinh doanh gây thiệt hại cho lợi ích của khách hàng cũng như góp phần làm lũng đoạn nền kinh tế. Vì vậy, trong tương lai, các nhà làm luật cần nghiên cứu, sửa đổi các quy định về quyền hạn của thành viên kinh doanh của SGDHH, xác định rõ tư cách chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGD để đảm bảo sự hợp lý trong các quy định của hệ thống pháp luật nước ta [17, tr.101].
(ii) Hoạt động tự doanh
Theo Khoản 1 Điều 22 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, thành viên kinh doanh có quyền hoạt động tự doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Với quyền hạn này, thành viên kinh doanh có tư cách của khách hàng, và trong trường hợp lệnh mua, lệnh bán hàng của họ được khớp trên SGD, họ sẽ thu được lợi nhuận hoặc chịu rủi ro từ hợp đồng mua bán hàng hóa.
(iii) Hoạt động môi giới hàng hóa
Đây là một quyền hạn mới của thành viên kinh doanh được các nhà làm luật bổ sung thêm trong Nghị định 51/2018/NĐ-CP. Hoạt động môi giới hàng hóa qua SGDHH được định nghĩa là “việc thành viên của SGDHH làm trung gian thực hiện việc mua bán hợp đồng hàng hóa cho khách hàng trên SGDHH” (Khoản 2 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP). Có thể thấy, các nhà làm luật đã nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của thành viên kinh doanh trên thị trường giao dịch hàng hóa tương lai nên không chỉ cho phép thành viên kinh doanh được nhận ủy thác từ khách hàng, hoạt động tự doanh để tìm kiếm lợi nhuận mà còn được thực hiện hoạt động môi giới. Mặc dù luật không quy định chi tiết nhưng có thể hiểu hoạt động này cũng tương tự như hoạt động môi giới hàng hóa qua SGDHH của thành viên môi giới. Tuy nhiên, cũng chính vì việc không có một quy định rành mạch về vấn đề này nên sẽ xảy ra
57
trường hợp lúng túng khi áp dụng và chưa có cơ chế giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh trên thực tiễn.
Ngoài các quyền chính được ghi nhận tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP thì thành viên kinh doanh còn có các quyền và nghĩa vụ khác với tư cách bên nhận ủy thác theo quy định của pháp luật (Điều 164 và 165 Luật Thương mại năm 2005) và Điều lệ hoạt động của SGDHH.
Bên cạnh những quy định về quyền của thành viên kinh doanh, Nghị định 158/2006/NĐ-CP còn xác định cụ thể nghĩa vụ của thành viên này tại Điều 23. Việc quy định rõ ràng các nghĩa vụ này là cần thiết vì việc thành viên kinh doanh vừa có quyền nhận ủy thác của khách hàng để trở thành người mua, người bán hàng hóa qua SGDHH; vừa có quyền hoạt động tự doanh vì mục đích lợi nhuận thì khó tránh khỏi việc họ tư lợi từ các giao dịch. Chẳng hạn như thành viên kinh doanh có thể không ưu tiên chuyển lệnh giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của mình; có thể đặt các lệnh với giá mua rất thấp hoặc giá bán rất cao đối ngược với các lệnh nhận ủy thác của khách hàng để lũng đoạn thị trường, đẩy khách hàng vào tình trạng bắt buộc phải mua hoặc phải bán theo giá mà thành viên đưa ra… Điều này cũng đặt ra vấn đề đạo đức nghề nghiệp của chủ thể trung gian và vấn đề quản lý chặt chẽ các thành viên kinh doanh. Để hạn chế tình trạng này, Nghị định 158/2006/NĐ-CP đã quy định thành viên kinh doanh có nghĩa vụ “Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng”, “Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình”, và “Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng”. Song các nhà làm luật cũng cần đặt ra cơ chế kiểm soát và quản lý chặt chẽ để hạn chế tình trạng thành viên kinh sẵn sàng vì lợi ích của chính mình mà bỏ qua lợi ích của khách hàng.
2.2.3.3. Đối với thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hoá
Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của hợp
58
đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá” (Khoản 2 Điều 69). Nghị định
51/2018/NĐ-CP cũng nhắc lại tinh thần này khi quy định: “Thành viên môi giới chỉ
được thực hiện hoạt động môi giới hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa” (Khoản 19
Điều 1). Hoạt động môi giới hàng hóa qua SGDHH được định nghĩa là “việc thành viên của SGDHH làm trung gian thực hiện việc mua bán hợp đồng hàng hóa cho
khách hàng trên SGDHH” (Khoản 2 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP). Từ định
nghĩa này, thành viên môi giới có thể thực hiện hai công việc: (1) Môi giới cho người bán và người mua để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH; (2) Môi giới cho khách hàng với thành viên kinh doanh của SGDHH để thực hiện hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa qua SGDHH. Tuy nhiên, cả hai khả năng này đều hiếm khi xảy ra, do đó, vai trò của thành viên môi giới trong hoạt động mua bán hàng hòa qua SGDHH tương đối mờ nhạt. Hơn nữa, việc Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định:
“Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới thực hiện theo Luật Thương mại và Điều
lệ hoạt động của SGDHH” (Điều 20) là chưa thực sự chỉ được những quyền và nghĩa
vụ riêng của thành viên môi giới SGDHH phù hợp với tính chất hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua SGDHH. Do vậy, quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới của SGDHH cần được sửa đổi trong tương lai để phù hợp và phát huy hiệu quả điều chỉnh trong thực tiễn.