Quyền của cha mẹ đối với giáo dục con

Một phần của tài liệu Quyền của cha mẹ theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 39 - 43)

1.3.2 .Về mặt pháp lý

2.1. Nội dung quyền của cha mẹ trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt

2.1.2. Quyền của cha mẹ đối với giáo dục con

Giáo dục đu ợc hiểu theo nghĩa rọ ng nhất tức là tạ p hợp các biẹ n pháp mà cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ thực hiẹ n nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của con về trí tuẹ , tài na ng và nha n cách. Vì vạ y, đa y là nghĩa vụ và quyền hết sức quan trọng và kho ng thể thiếu của cha mẹ nhằm hình thành nha n cách, trang bị tri thức cho con tạo dựng cuọ c sống trong tu o ng lai. Nghĩa vụ và quyền giáo dục của cha mẹ đối với con đu ợc Điều 72, Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định:

“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được song trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tố chức trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chinh trị, kỉnh tế, văn hóa, xã hội của con.

3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tô chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thế tự giải quyết được”.

Một gia đình êm ấm, cha mẹ hòa thuận yêu thương con cái là điều kiện tốt và là tấm gương để giáo dục con trẻ. Ngược lại, một gia đình không hạnh phúc, thiếu sự dạy dỗ, giáo dục của cha, hoặc mẹ sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, sự hình thành nhân cách của trẻ em. Chính vì vậy, khoản 1, điều 72 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 đã quy định “Cha mẹ tạo điều kiện cho con được song trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phốỉ hợp chặt chẽ với nhà trường và các tố chức xã hội trong việc giảo dục con”.

Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định: “cha, mẹ ...phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con”. Giáo dục trẻ em không những là quyền mà còn là bổn phận của cha mẹ. Trong việc giáo dục con, quan trọng trước tiên phải kể đến là vai trò của gia đình. Gia đình là nền tảng giáo dục của con cái. Những tri thức đầu tiên mà trẻ nhận được từ khi sinh ra xuất phát từ cha, mẹ và những người thân trong gia đình. Việc giáo dục con cái nếu chỉ từ cha mẹ là không đủ mà cần phải có sự phối họp với nhà trường và xã hội trong việc dạy con cái cách làm người, trang bị tri thức cho trẻ vận dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên, việc giáo dục con cái để trở thành công dân có ích cho xã hội thuộc trách nhiệm từ nhiều phíabởi khi thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục con cái, gia đình không thể tách rời những yếu tố khác là nhà trường và cộng đồng xã hội.

Khoản 2, Điều 72 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con: “Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chỉnh trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con”.

Hơn ai hết cha, mẹ là những người theo dõi sát sao sự lớn lên và trưởng thành của con cái, thông qua tính cách, hành vi của con mình, họ biết được những điểm mạnh, điểm yếu, năng khiếu sở trường của con từ đó với kinh nghiệm của mình cha mẹ đưa ra những lời khuyên đúng đắn, gợi ý cho con lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân nhu cầu của xã hội trong tương lai. Việc lựa chọn ngành nghề nào cũng như việc tham gia hoạt động xã hội nào là do trẻ quyết định, cha mẹ không có quyền dùng ảnh hưởng của mình để ép buộc con phải chọn những ngành nghề và tham gia các hoạt động xã hội không phù hợp với sự phát triển năng lực của trẻ. Quy định này đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ đối với tương lai của con đồng thời mở rộng quyền lựa chon của con cái, tránh việc cha mẹ áp đặt ý chí của mình đối với con cái.

“Quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa” là một trong những quyền hết sức cơ bản của con cần được cha mẹ ghi nhận và tôn trọng. Bởi lẽ, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một nâng cao và đa dạng hơn. Không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn no, mặc ấm; mà trẻ em ngày nay được Nhà nước và xã hội trao cho rất nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế và văn hóa tạo sân chơi lành mạnh cho các em và giúp các em thể hiện bản thân, rèn luyện kỹ năng sống tự lập. Đó có thể là: những hành động cụ thể, thiết thực trong những ngày lễ lớn của dân tộc hay các lễ hội của từng vùng miền; tham gia các gameshow truyền hình; tham gia các hoạt động vì môi trường, vì cộng đồng; giúp đỡ trẻ em nghèo, người già neo đơn; tham gia hoặc tự mình phát triển các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa

tuổi... Đặc biệt là ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, việc các em tham gia và phát triển các hoạt động kinh tế cần được tạo điều kiện và khuyến khích.Tất cả những quyền tham gia các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa, cha mẹ có nghĩa vụ phải tôn trọng sự lựa chọn của con. Tuy nhiên ở đây cũng cần phải hiểu một cách linh hoạt về quyền tham gia các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa của con là sau khi con cái đưa ra sự lựa chọn, cha mẹ sẽ phân tích, đánh giá và định hướng những việc làm cần thiết và đúng đắn cho con thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất hoặc cha mẹ có thể định hướng cho con để con lựa chọn tham gia những hoạt động phù hợp với bản thân. Thông qua đó cha mẹ thực hiện nghĩa vụ giáo dục con.

Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thê tự giải quyết được”.

Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con. Ở đây có thể hiểu “khó khăn không thể tự giải quyết được” không phải chỉ là những khó khăn về vật chất, bởi lẽ cha mẹ dù có nghèo thì vẫn thực hiện được việc giáo dục con. Có lẽ các nhà làm luật muốn nói tới trường hợp con cái ngỗ nghịch, hư hỏng, nghiện ngập mà cha mẹ không có khả năng và biện pháp giáo dục con. Sự hỗ trợ của cơ quan, tổ chức đối với cha mẹ trong việc giáo dục con có thể coi như một cách Nhà nước thực hiện việc giáo dục đối với công dân, nhưng cũng có thể là một hình thức giáo dục con gián tiếp mà cha mẹ, trong những hoàn cảnh đặc thù, thực hiện thông qua vai trò của Nhà nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc giáo dục con cái thực sự là việc ủy thác một phần quyền của cha mẹ cho Nhà nước, về thủ tục và thể thức, ở đây luật không có quy định cụ thể về thể thức và thủ tục yêu cầu giúp đỡ. Thông thường, yêu cầu này được đặt ra sau khi con đã có hành vi trái pháp luật được

phát hiện (nghiện hút, gây rối trật tự công cộng...). Có trường hợp do hành vi đó mà con bị xử lý hành chính hoặc hình sự và cha mẹ có thể yêu cầu biện pháp giáo dục bổ sung ngoài biện pháp chế tài theo luật đối với con. Cũng có trường hợp tuy con không phải chịu chế tài theo luật nhưng cha mẹ chủ động đề nghị dành cho con những biện pháp giáo dục đặc biệt nhằm ngăn ngừa những sự việc tồi tệ hơn có thể xảy ra. Con có thể được giao hẳn cho cơ quan chức năng để được giáo dục tập trung tại một cơ sở giáo dưỡng, điều trị bệnh hoặc chỉ chịu sự giáo dục “bán trú”.

Thực tế hiện nay quyền giáo dục con bị nhiều bậc cha mẹ lạm dụng việc cha mẹ bắt con học quá tải sảy ra trong rất nhiều gia đình không chỉ tại Việt Nam mà còn sảy ra ở nhiều nước trên thế giới rất nhiều trẻ bị quá tải do lịch học dày đặc, ngoài học chính khóa lại phải học thêm ngoại ngữ, toán, lý, hóa… xem kẽ với các giờ học đàn học vẽ cho đến tối mịt. Hai ngày cuối tuần cũng kín lịch với các buổi sinh hoạt rèn luyện kỹ năng sống như bóng đá, bơi lội…thế nhưng kết quả thu được có thực sự tốt. Khi bị quá tải trẻ sẽ bị u sầu hay cộc cằn, không còn quan tâm đến những hoạt động yêu thích, nhiều trường hợp bé bị trầm cảm dẫn đến tự tử vì quá áp lực. Đây là vấn đề nhạy cảm trong mỗi gia đình vì vậy cha mẹ cần theo dõi sát sao tâm tư tình cảm của con và xây dựng cho con một thời gian biểu hợp lý tránh lạm quyền để ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.

Một phần của tài liệu Quyền của cha mẹ theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)