III. CÂU HỎI DÀNH CHO THÍ SINH KHỐI TRUNG TÂM SỰ NGHIỆP.
CÂU HỎI DÀNH CHO THÍ SINH KHỐI DOANH NGHIỆP
Câu 59: Đồng chí hãy nêu điều kiện để Người sử dụng lao động (NSDLĐ) cho người lao động (NLĐ) mất việc làm? Thủ tục cho NLĐ mất việc làm?
Trả lời:
1.1- Điều kiện để Người sử dụng lao động (NSDLĐ) cho người lao động(NLĐ) mất việc làm: (NLĐ) mất việc làm:
- Khi Doanh nghiệp, đơn vị có sự thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, bao gồm: + Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn, sử dụng ít lao động hơn.
+ Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng ít lao động hơn. + Thay đổi cơ cấu tổ chức, bao gồm sát nhập, giải thể một số bộ phận đơn vị. - Đã đào tạo nghề lại cho NLĐ nhưng không sắp xếp được việc làm mới.
1.2- Thủ tục cho NLĐ mất việc làm:
- Công bố danh sách NLĐ sẽ mất việc làm.
- Trao đổi nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, đơn vị. - Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
Câu 60: Đồng chí hãy nêu quyền lợi của NLĐ khi bị mất việc làm?
Trả lời:
Quyền lợi của NLĐ khi bị mất việc làm:
- NLĐ có thời gian làm việc cho doanh nghiệp, đơn vị đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm được NSDLĐ trợ cấp mất việc làm với mức cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng.
- Mức tiền tính trợ cấp mất việc làm là mức lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm.
- Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế cho doanh nghiệp, đơn vị. Thời gian đối với những tháng lẻ được tính như sau:
+ Dưới 1 tháng: không được tính.
+ Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng: tính bằng 6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp bằng ½ tháng lương.
+ Từ 6 tháng đến 12 tháng: tính bằng 1 năm làm việc để hưởng trợ cấp bằng 1 tháng lương.
- Khoản trợ cấp mất việc làm của NLĐ được trả trực tiếp một lần tại nơi làm việc hoặc nơi thuận lợi nhất cho NLĐ chậm nhất không quá 7 ngày, kể từ ngày NLĐ bị mất việc làm.
- Ngoài các khoản trợ cấp mất việc làm trên, NLĐ còn được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo quy định của doanh nghiệp, đơn vị và theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
Câu 61: Đồng chí hãy nêu các loại Hợp đồng lao động (HĐLĐ) được giao kết?
Trả lời:
HĐLĐ được giao kết theo một trong những loại sau:
- HĐLĐ không xác định thời hạn
- HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
Khi HĐLĐ xác định thời hạn hoặc HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký HĐLĐ mới.
- Nếu không ký HĐLĐ, hợp đồng đã giao kết trở thành không xác định thời hạn. - Nếu ký HĐLĐ mới là HĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ ký thêm một thời hạn; sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký HĐLĐ không xác định thời hạn.
- HĐLĐ ký kết bằng văn bản giữa NLĐ và NSDLĐ, phải được chia thành 2 bản, mỗi bên giữ 1bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng thì các bên có thể giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật.
- HĐLĐ có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh và bảo hiểm xã hội đối với NLĐ.
- NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của các bên. Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì NSDLĐ phải nhận NLĐ vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận.
Câu 62: Đồng chí hãy nêu các nguyên tắc và hình thức trả lương?
Trả lời:
* Nguyên tắc:
- Tiền lương của NLĐ do NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận ghi trong HĐLĐ và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc, không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
- Tiền lương được trả trực tiếp đầy đủ, đúng thời hạn tại nơi làm việc; Trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không chậm quá một tháng và NSDLĐ phải
- Tiền lương * Hình thức:
Tiền lương được trả theo hình thức sau:
- Tiền lương được trả theo thời gian: là hình thức trả lương cho NLĐ căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, bao gồm lương tháng, tiền lương tuần, tiền lương ngày và tiền lương giờ.
- Tiền lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương cho NLĐ theo khối lượng, chất lượng công việc phải hoàn thành.
Câu 63: Đồng chí hãy nêu các cách thức trả lương khi NLĐ làm thêm giờ, làm
việc vào ban đêm và ngừng việc? Trả lời:
Khi làm thêm giờ NLĐ được trả lương như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.
- Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%.
- Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả theo thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương). Nếu NLĐ được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì NSDLĐ chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm của ngày làm việc bình thường.
Khi làm việc vào ban đêm NLĐ được trả lương như sau:
NLĐ làm việc vào ban đêm (từ 22h đến 6h hoặc từ 21h đến 5h tùy vùng khí hậu) được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền công của công việc đang làm vào ban ngày.
Trong trường hợp phải ngừng việc, NLĐ được trả lương như sau:
- Nếu do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ được trả đủ tiền lương.
- Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc vì nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Câu...: Đồng chí hãy cho biết hiện nay ở Trung ương Đoàn có bao nhiêu
doanh nghiệp, kể tên các doanh nghiệp đó? Doanh nghiệp thuộc Trung ương Đoàn là những loại hình doanh nghiệp nào?
1. Hiện nay ở Trung ương Đoàn có 07 doanh nghiệp, gồm:
- Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn (Công ty Incomex Sài Gòn)
- Công ty cổ phần đầu tư và phát triển thương mại Vạn Xuân
- Công ty TNHH một thành viên sản xuất và xuất nhập khẩu thanh niên Việt Nam (Công ty Vypexco)
- Công ty TNHH một thành viên phát triển du lịch - dịch vụ thanh niên Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên du lịch thanh niên Việt Nam (Công ty Festival Việt Nam)
- Công ty Phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam (Detesco Việt Nam)
- Công ty TNHH một thành viên Tổng đội thanh niên Xung phong Trường Sơn 2. Doanh nghiệp ở Trung ương Đoàn có 2 loại hình cơ bản:
- Công ty cổ phần do Trung ương Đoàn nắm giữ cổ phần chi phối
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Trung ương Đoàn nắm giữ 100% vốn
Câu...: Trong thời gian qua, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã rất tích cực,
chủ động chỉ đạo việc sắp xếp lại mô hình doanh nghiệp thuộc Trung ương Đoàn trong đó tập trung chính vào việc cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Trung ương Đoàn, đồng chí hãy cho biết mục tiêu của việc cổ phần hóa doanh nghiệp là gì?
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự tồn tại hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả đem lại gánh nặng lớn cho Ngân sách Nhà nước và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, do vậy theo Điều 2, Nghị định NĐ44/NĐ-CP về Cổ phần ngày 29/6/1998 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần (gọi tắt là cổ phần hóa) nhằm các mục tiêu sau:
1. Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
2. Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Câu....: Đồng chí hãy cho biết việc thực hiện dân chủ tại nơi làm việc trong
Theo quy định đó, đồng chí hãy cho biết Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc và Những hành vi cấm khi thực hiện dân chủ tại nơi làm việc?
- Việc thực hiện dân chủ tại nơi làm việc trong đơn vị là doanh nghiệp của Trung ương Đoàn được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP:
Điều 4 có quy định về Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc gồm:
1. Người sử dụng lao động phải tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc; quyền dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật thông qua quy chế dân chủ của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
Điều 5 có quy định về Những hành vi cấm khi thực hiện dân chủ tại nơi làm việc gồm:
1. Thực hiện trái các quy định của pháp luật.
2. Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
3. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động.
4. Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.
Câu...: Đồng chí hãy cho biết tại Công ty đồng chí đang làm việc, trong nội
dung dân chủ tại nơi làm việc thì Nội dung nào người lao động quyết định, Nội dung nào người lao động kiểm tra, giám sát?
Theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP:
Nội dung người lao động quyết định gồm:
1. Giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung thương lượng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).
3. Thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.
4. Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia hoặc không tham gia đình công. 6. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát, gồm:
1. Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
2. Thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nội quy, quy chế, quy định phải công khai của doanh nghiệp. 4. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có); thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động, nghị quyết hội nghị tổ chức công đoàn cơ sở.
5. Trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp; trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
6. Tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết luận của thanh tra, kiểm toán và thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động.
7. Thực hiện điều lệ doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. 8. Thực hiện các nội dung của quy chế dân chủ quy định tại Nghị định này.
Câu...: Đồng chí hãy cho biết tại Công ty đồng chí đang làm việc, trong nội
dung dân chủ tại nơi làm việc thì những nội dung người sử dụng lao động phải công khai? Những nội dung người lao động tham gia ý kiến?
Theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP:
Nội dung người sử dụng lao động phải công khai
1. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
2. Nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp, bao gồm: nội quy lao động; quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động; định mức lao động; thang, bảng lương, quy chế nâng bậc lương, quy chế trả lương, trả thưởng; trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành máy, thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
3. Tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, tiền lương, tiền thưởng, khấu trừ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động.
4. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).
5. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp.
6. Trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
7. Công khai tài chính hàng năm của doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến người lao động.
8. Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung người lao động tham gia ý kiến
1. Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, quy định phải công khai tại doanh nghiệp.
2. Các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.