Văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu PLDC_THAM KHAO docx (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT I. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

VI. QUI PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT

3. Văn bản quy phạm pháp luật

a. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức tiến bộ, khoa học nhất trong các hình thức bên ngoài của pháp luật. Chính vì thế nó được các Nhà nước hiện đại sử dụng rộng rãi nhất. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống ( Điều 1 - Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật 16/12/2002)

Từ định nghĩa trên rút ra những nhận xét sau:

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nghĩa là chỉ có những văn bản nào được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (theo luật định) ban hành mới có thể là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung (các quy phạm pháp luật ). Đó chính là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi của con người hay tổ chức con người có tính bắt buộc thực hiện.

- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống, trong mọi trường hợp. Khi có sự kiện pháp lý xảy ra văn bản quy phạm pháp luật lại được áp dụng.

- Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong luật.

*Phân biệt VBQPPL với các loại văn bản khác:

- Văn bản có tính chất chủ đạo là văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thực hiện các chủ trương lớn, các nhiệm vụ, đường lối lớn, đề cập đến các vấn đề có tính chất chính trị, pháp lý của quốc gia, địa phương (ví dụ: lời tuyên bố, lời hiệu triệu...), động viên nhân dân thực hiện các chính sách đó, tuy mang tính pháp lý song không phải là VBQPPL.

- Văn bản cá biệt là loại văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào QPPL ban hành để giải quyết những vụviệc cụ thể, hiệu lực chỉ một lần và chỉ có quan hệ với những cá nhân, tổ chức chỉ ra trong chính văn bản (Ví dụ: bản án, quyết định của Tòa án, quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức...)

b. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.

Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật được chia ra thành 2 loại là các văn bản luật và văn bản dưới luật.

* Các văn bản luật.

Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của quyền lực Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục được qui định trong Hiến pháp( Điều: 84, 88 và 147 của Hiến phápnăm 1992).

Các văn bản này có giá trị pháp lý cao nhất. Mọi văn bản khác (văn bản dưới luật) khi ban hành đều phải dựa trên cơ sở của văn bản luật và không được ttrái với các quy định trong văn bản đó. Các văn bản dưới luật trái với các đạo luật đều không có hiệu lực pháp lý và bị bãi bỏ. Chỉ có Quốc hội mới có quyền thông qua, sửa đổi hoặc hủy bỏ Hiến pháp, các đạo luật và bộ luật . Các đạo luật không chịu sự kiểm tra, phê chuẩn, đình chỉ của bất cứ cơ quan nào ngoài Quốc hội.

Văn bản Luật có các hình thức là Hiến phápvà luật.

- Hiến pháp(bao gồm Hiến phápvà các đạo luật về bổ sung hay sửa đổi Hiến pháp). Hiến phápquy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: Hình thức và bản chất của Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháplà luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, là cơ sở pháp lý cho tất cả hệ thống pháp luật.

Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với các quy định của Hiến phápvà không được trái với Hiến pháp. Trình tự và thủ tục thông qua Hiến phápcũng khác so vớiviệc thông qua các đạo luật thông thường.

- Luật (Bộ luật, luật), Nghị quyết của Quốc hội có chứa đựng các quy phạm pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành để cụ thể hoá Hiến pháp, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước.Giữa Bộ luật và Luật thì Bộ luật có tính tổng hợp cao hơn, phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao quát hơn, trọn vẹn một lĩnh vực QHXH quan trọng.

Các Luật và Nghị quyết của Quốc hội có giá trị pháp lý cao (chỉ sau Hiến pháp), vì vậy khi xây dựng các văn bản dưới luật phải dựa trên cơ sở các quy định thể hiện trong văn bản luật, không được trái với các quy định đó.

* Các văn bản dưới luật.

Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định.

Những văn bản này có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản luật, vì vậy khi ban hành phải chú ý sao cho những quy định của chúng phải phù hợp với những quy định của Hiến phápvà Luật.

Giá trị pháp lý của từng loại văn bản dưới luật cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào thẩm quyền của các cơ quan ban hành chúng.

Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hiện nay ở nước ta có những loại văn bản dưới luật sau:

- Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ quốc hội ban hành quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Thẩm quyền ban hành Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ quốc hội được quy định trong Điều 91 và Điều 93 của Hiến phápnăm 1992.

- Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, giám sátviệc thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác.

- Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, Luật quy định.

- Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Chính phủ.

- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởngviện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước với nhau (Ví dụ: giữa các Bộ, giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức CT-XH fy\có quyền ban hành Nghị quyết, Thông tư liên tịch).

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.

- Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp.

VII. QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu PLDC_THAM KHAO docx (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w