1.Sơ đồ nguyên lý TBA:
2.Sơ đồ mặt bằng TBA: Hình 4. 2.Sơ đồ mặt bằng TBA 3.Sơ đồ nối đất Trung tính ↓ Đất Các phần vỏ kim loại ↓ Đất Rn L1 L2 L3 N PE
4.5. Nhận xét
Hiểu tổng quan về trạm biến áp
Chọn được loại trạm biến áp phù hợp với đối tượng thiết kế Tính toán nối đất , đảm bảo độ tin cậy an toàn cho trạm biến áp Vẽ được các loại sơ đồ
CHƯƠNG 5 – TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
5.1. Ý nghĩa bù công suất phản kháng:
Công suất phản kháng hay gọi là công suất hư kháng, công suất ảo Q(kW) là năng lượng vô công, được sinh ra bởi các thành phần phản kháng trong trong hệ thống điện xoay chiều AC.
Công suất phản khángđược chuyển ngược về nguồn cung cấp năng lượng trong mỗi chu kỳ do sự tích lũy năng lượng trong các thành phần cảm kháng và dung kháng, được tạo ra bởi sự lệch pha giữa hiệu điện thế U(t) và dòng điện I(t). Nó là loại công suất không có lợi của mạch điện.
Trong thực tếcông suất phản kháng Q không sinh công nhưng lại gây ra những
ảnh hưởng xấu về kinh tế và kỹ thuật:
- Về kinh tế: Chúng ta phải trảchi phí tiền điện cho lượng công suất phản kháng tiêu thụ trong khi thực tế nó không đem lại lợi ích gì.
- Về kỹ thuật: Công suất phản kháng là nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt áp và tiêu hao năng lượng trong quá trình truyền tải điện năng.
Lợi ích khi nâng cao hệ số công suất phản kháng cosφ:
- Giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện (máy biến áp,
đường dây …).
- Giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải.
- Tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp.
Vì vậy, ta cần có biện pháp bù công suất phản kháng Qđể hạn chế ảnh hưởng của nó. Cũng tức là ta nâng cao hệ số công suất phản kháng cosφ.
5.2. Tính toán bù công suất phản kháng
*Một số vị trí lắp đặt tụ bù và ưu nhược điểm:
- Đặt tập trung: Đặt ở thanh cái hạ áp TBA – phân xưởng(0,4kV) hoặc thanh cái t TBA trung tâm (6-10kV), ưu điểm dễ quản lý vận hành, giảm vốn đầu tư.
- Đặt phân tán: thiết bị bù được phân nhỏ thành từng nhóm đặt tại các tủ động lực trong phân xưởng. Trường hợp động cơ công suất lớn tiêu thụ nhiều Q có thể đặt ngay tại các động cơ đó.
- Do phân xưởng công nghiệp đề bài ra, phần lớn các động cơ đều có công suất vừa và nhỏ nên ta có thể chọn phương án lắp đặt tụ bù tại các tủ động lực trong phân xưởng.
- Dung lượng bù được tính theo công thức: Qbù = P(tgφ1 - tgφ2 )
- Trong đó tgφ1 : góc ứng vi hệ số cos φ1(trước khi bù )
tgφ2 :góc ứng với hệ số cosφ2 muốn đạt được(sau khi bù)
- Hệ số công suất cosφ2 do quản lý hệ thống quy định cho hộ tiêu thụ phải đạt được ( đề bài yêu cầu phải nâng cosφ của phân xưởng lên 0,93)
- Theo kết quả tính toán của CHƯƠNG 1 ta có:
Bảng 5. 1.Thông số công suất phân xưởng
S kVA P kW Q kVAr Cosφtb
142.4 99.68 101.69 0.7
+ cosφtb = 0,7 → φ =45.57 + cosφ2 = 0,9 → φ = 25.84
→ Qbù = 99.68(tg45.57 – tg25.84) = 53.41 kVAr Vậy ta chọn được bộ tụ bù sau:
Bảng 5. 2.Thông số tụ bù
Loại tụ Qb kVAr Udm V Số lượng Đơn giá
SCHNEIDER EASYCAN 10 10 440 6 970.103đ