cao nhận thức trong hỗ trợ giảm nghèo tại huyện Mường Lát
Từ thực tiễn chƣơng 2 phân tích cho thấy kết nối nguồn lực là hoạt động đặc biệt quan trọng, nó xuất hiện trong tất cả các hoạt động hỗ trợ chính sách giảm nghèo của huyện Mƣờng Lát và cũng là hoạt động đang đƣợc thực hiện hiệu quả nhất. Tuy nhiên, dù độ bao phủ rộng nhƣng vẫn chƣa phải là toàn diện, vẫn có ý kiến ngƣời dân phản ánh rằng họ không đƣợc kết nối với các thông tin về chính sách dành cho ngƣời hay chƣa đƣợc kết nối để học nghề, hỗ trợ việc làm.
Để khắc phục tình trạng đó trong hoạt động tuyên truyền, trƣớc tiên ngƣời cán bộ chính sách địa phƣơng cần thƣờng xuyên rà soát xem đối tƣợng là ngƣời nghèo có nắm bắt đƣợc thông tin mình tuyên truyền hay không. Với những lý do khách quan nhƣ nhà không có thiết bị để tiếp nhận thông tin, cán bộ chính sách nên đến tận nhà để tuyên truyền cho đối tƣợng.
Phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để kết nối những thông tin bổ ích tới ngƣời nghèo. Bên cạnh đó cần biên soạn nội dung thông tin tuyên truyền ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu để ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số miền núi dễ tiếp nhận thông tin nhanh, đầy đủ và chính xác nhất.
Với những ý kiến ngƣời nghèo phản ánh cán bộ không cung cấp thông tin đầy đủ, không nhiệt tình giải thích, chính quyền địa phƣơng cần nghiêm khắc chấn chỉnh, tuyệt đối không đƣợc để ngƣời cán bộ chính sách lơ là, không làm tròn nhiệm vụ của mình. Bản thân ngƣời cán bộ chính sách cũng
cần phải nghiêm túc nhận thức về các hoạt động kết nối của công tác xã hội trong hoạt động tuyên truyền giảm nghèo, không đƣợc chủ quan, hời hợt trong thực hiện bởi thông tin là một mắt xích quan trọng trong công tác giảm nghèo, thiếu thông tin dẫn tới việc ngƣời nghèo thiếu kiến thức, thiếu những hiểu biết về các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, bị bó hẹp suy nghĩ và xa rời đời sống thực tế cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ.
Hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và hỗ trợ về tài chính còn gặp nhiều khó khăn, vậy nên cán bộ chính sách cùng chính quyền địa phƣơng cần kết nối nhiều hơn những đơn vị tổ chức đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, các đơn vị, cá nhân hỗ trợ về tài chính. Tận dụng những tổ chức, doanh nghiệp, Mạnh thƣờng quân đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, huyện, hay cả những mối quan hệ riêng của lãnh đạo địa phƣơng, của cán bộ chính sách.
Theo chị C.T.Y - cán bộ chính sách xã C để nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề và kết nối việc làm cần “Thực hiện sàng lọc, đánh giá và chọn ra những nghề có thời gian đào tạo không quá dài, sau đào tạo tìm đƣợc việc ngay và tạo ra thu nhập luôn để ngƣời nghèo dễ dàng chấp thuận việc đƣợc kết nối để học nghề và giới thiệu việc làm. Tránh những nghề có thời gian đào tạo quá lâu, khó xin việc và lâu thu hồi lại vốn, sẽ rất dễ khiến ngƣời nghèo nhanh nản, không tin tƣởng vào tính khả thi của việc kết nối”.(PVS)