- Đốivới các thủtục đầu tư:
3.2.6 Một số giải pháp khác
Ngoài các giải pháp trên, để tăng cường hiệu quả QLNN đối với CCN Đồng Lạng trong thời gian tới, theo tác giả nghiên cứu cần khuyến nghị thực hiện các giải pháp sau
Một là, tăng cườngsự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong
quá trình thực hiện giải pháp đả bảo nguồn lao động cho CCN. Theo đó, tỉnh cần tập trung thu hút, đào tạo nghề cho ngườilao động tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp của tỉnh, như: Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp, Cao đẳng nghề.... Chính quyền tỉnh cần định hướng và có các chính sách khuyến khích nhằm mở rộngquy mô và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả cho phép nước ngoài liên kết với thành phần kinh tế trong nước,đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực dạy nghề và đào tạo nguồn nhân lực.
Hai là,nghiên cứu, thống nhất với các chủ DN xây dựng khung, bậc,
mức lương thoả đáng đối với người lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà đầu tư (lợi nhuận), người lao động (lương, thưởng) vàNhà nước (thu t huế). Đây là yếu tố thiết thực và quan trọng nhất để thu hút lao động trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh đến làm việc tại CCN. Cùng với đó phải xây dựng kế hoạch và định kỳ tổ chức các hoạt động giao lưu,sinh hoạt văn hoá cho người lao động (nhất là đối với công nhân ở trọ tại các địa phương), tạo động lực về tinh thần để họ yên tâm, gắn bó với công việ c.
Ba là, thiết lập các tổ chức chính trị - xã hội trong CCN.Vai trò của các tổ
chức chính trị - xã ho0ọi trong CCN là rất quan trọng vì các tổ chức này hỗ trợ hoạt động QLNN trên nhiều mặt, nhất là tronggiám sát hoạt động của DN và bảo vệ lợi ích của người lao động. Hiện nay, trong các vănbản quy phạm
pháp luật chưa có hướng dẫn đầy đủ về tổ chức chính trị - xã hộitrong CCN, nhất là trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hộicũng chưa đề cập rõ ràng đến hoạt động của các tổ chức này trong KCN, CCN như thế nào; riêng tổ chức công đoàn thì có hướng dẫn khá đầy đủ song còn nhiều bất cập. Nên thiết lập tổ chức Đoàn thanh niên, bố trí bộ máy thích hợp cho Đoàn nhằm tập hợp lực lượng thanh niên, hướng họ vào các hoạt động thiết thực, qua đó tăng cường công tác giáo dục tư tưởng và nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động...
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra nhữnggiải pháp góp phần tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc trong công tác QLNN đối với CCN Đồng Lạng nói riêng, đối với các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung để tiếp tục thúc đẩy phát triển CNcủa tỉnh, góp phần tích cực vào sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của huyện Phù Ninh và của toàn tỉnh nói chung.Với tinh thần đó, luận văn đã thực hiện được một số nội dung chủ yếu sau đây:
Đã hệ thống hóa một số vấn đềlý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đối với CCN, gồm: Khái niệm, đặc điểm, phân loại CCN; Nội dung và quy trình quản lý, Chủ thể và cácnhân tố ảnh hưởng tới quản lý và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả QLNN đối với các CCN; nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với KCN, CCN củacác địa phương để rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác QLNN đối với CCN Đồng Lạng.
Phân tích thực trạng QLNN đối với CCN Đồng Lạng từ năm 2018 – 2020 về các nội dung: Xây dựng quy hoạch Cụm công nghiệp;Thu hút, tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp; Quản lý và phát triển Cụm công nghiệp đã hình thành. Từ đó, đánh giá những mặt tích cực, nhữnghạn chế và nguyên nhân của thực trạng trên.
Trên cơ sởkhung lý thuyết và những phân tích thực tiễn về QLNN đối với CCN Đồng Lạng, luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với CCN trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả QLNN đối với CCN Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ đòi hỏi đề xuấtvà thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Tác giả hy vọng
rằng, những giải phápđược nêu trong luận văn, nếu được áp, sẽ góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong QLNN đối với CCN Đồng Lạng. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN trong CCN, hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu, phương hướng đề ra.
Do thời gian có hạn và khả năng nghiên cứu của học viên còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rấtmong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn.
2. Kiến nghị
Thứ nhất, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tập trungphát triển CCN trong mối quan hệ hữu cơ với các KCN, CCN của tỉnh và củaVùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Thứ hai, kiến nghị UBND tỉnhchỉ đạo UBND huyện Phù Ninh tiếp tục
quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư vào hạtầng, thu hút các dự án động lực quan trọng trongCCN nhằm tăng tính hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư; chỉ đạo đẩy nhanh việc triển khai quy hoạch quỹ đất dành cho khu nhà ở cho công nhân tại CCN trên địabàn, tạo tiền đề đẩy mạnh việc thu hút các nhà đầu tư lớn, tiềm năng nướcngoài.