Đánh giá về thành công, hạn chế của video 360 độ-thực tế ảo trên chuyên

Một phần của tài liệu Đặc điểm của video 360 độ thực tế ảo trên chuyên trang ap 360 của báo mạng điện tử ap” (khảo sát thời gian từ tháng 122015 đến tháng 122016) (Trang 67)

trên chuyên trang AP 360 của báo mạng điện tử AP

2.4.1. Đánh giá về thành công của video 360 độ - thực tế ảo trên chuyên trang AP 360 của báo mạng điện tử AP

Video 360 độ - thực tế ảo được đánh giá là loại hình video mới mẻ, hấp dẫn và đang dần trở thành xu hướng phát triển đối với báo chí hiện đại. Thành công của video 360 độ - thực tế ảo trên chuyên trang AP 360 của báo mạng điện tử AP sẽ là tiền đề tạo đà phát triển cho việc vận dụng loại hình video công nghệ này vào các tác phẩm báo chí trong tương lai.

Thứ nhất, một trong những đặc điểm nổi bật tạo nên sự thành công của video 360 độ - thực tế ảo là khả năng lôi cuốn, thu hút người xem bởi họ được hoàn toàn trải nghiệm, đắm chìm trong không gian thực tế ảo, khiến họ trở thành một phần trong bối cảnh sự kiện. Khảo sát về mức độ quan tâm của công chúng đối với video 360 độ - thực tế ảo trên chuyên trang AP 360 của báo mạng điện tử AP cho thấy có 56.3% người được hỏi trả lời rằng họ thích xem loại video này trên AP 360.

Theo nhà báo Lê Quốc Minh, Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam,

video 360 độ giúp người xem có trải nghiệm hoàn toàn khác so với video thông thường, khi họ có thể chủ động xem các góc khác nhau, thay vì chỉ một góc theo cái nhìn của người quay. Đối với những sự kiện nhất định, chẳng hạn một buổi biểu diễn âm nhạc, một trận đấu thể thao, một cuộc tranh luận chính trị, video 360 độ sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời. Thực tế ảo cũng rất phù hợp với các nội dung về du lịch khám phá, giới thiệu kiến trúc, tham quan bảo tàng, v.v… [PVS1].

Thứ hai, video 360 độ - thực tế ảo phù hợp để sản xuất các thể loại báo chí khác nhau như phóng sự, ký sự hay phỏng vấn bởi khả năng tương tác cao

62

với công chúng. “Có thể xây dựng những phóng sự báo chí thông thường nhưng sử dụng VR để tạo ra những cảm xúc chân thực, gần gũi với người xem, khiến cho họ cảm thấy mình là một phần của phóng sự đó” [PVS1].

Trên chuyên trang AP 360, có đến 17 trên tổng số 23 video trong thời gian khảo sát thuộc thể loại phóng sự, chiếm 74%. Có thể khẳng định đây là thể loại báo chí tương đối phù hợp để xây dựng các video 360 độ - thực tế ảo bởi nó không đòi hỏi cao về tốc độ sản xuất và thời gian xây dựng đồ hoạ 3D. Hơn nữa, các tác phẩm phóng sự được thiết kế dưới dạng video 360 độ giúp người xem có những trải nghiệm sống động, chân thực về sự kiện, vấn đề được đề cập đến. 72.9% người được hỏi trả lời rằng khả năng truyền tải nội dung của video 360 độ - thực tế ảo đăng tải trên chuyên trang AP 360 rất dễ hiểu (theo khảo sát về mức độ quan tâm của công chúng đối với video 360 độ - thực tế ảo trên chuyên trang AP 360 của báo mạng điện tử AP).

Thứ ba, các yếu tố âm thanh được vận dụng linh hoạt trong tác phẩm

video 360 độ - thức tế ảo, điều này làm tăng tính sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn người xem. Khảo sát trên chuyên trang AP 360 cho thấy, có đến 96% video sử dụng tiếng động hiện trường, 52% video sử dụng lời nhân vật, 48% video sử dụng lời bình và 35% video sử dụng âm nhạc. Tỷ lệ sử dụng các yếu tố âm thanh tương đối cao, tạo nên hiệu ứng và kích thích khán giả trong quá

trình theo dõi video 360 độ - thực tế ảo. Theo khảo sát về mức độ quan tâm

của công chúng đối với video 360 độ - thực tế ảo trên chuyên trang AP 360 của báo mạng điện tử AP, 52.1% người được hỏi trả lời rằng các yếu tố âm thanh sử dụng trong video 360 độ - thực tế ảo mà AP sản xuất tương đối hay, đa dạng và hấp dẫn người xem.

Thứ tư, ưu điểm nổi bật nữa của video 360 độ - thực tế ảo là người dùng có thể lựa chọn cách thức xem trực tiếp hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ bên ngoài khác điển hình như kính thực tế ảo. Điều này đòi hỏi chất lượng hình ảnh cao trong các video 360 độ - thực tế ảo bởi trong quá trình xem,

63

khán giả bị thu hút hoàn toàn vào không gian trong tác phẩm. Theo khảo sát

trên chuyên trang AP 360 có đến 78% videosử dụng hình ảnh 4K - chất lượng

hình ảnh cao, sắc nét. Điều này cho thấy AP rất chú trọng việc sản xuất hình ảnh đem đến cho công chúng các tác phẩm video 360 độ - thực tế ảo chất lượng, đẹp mắt.

2.4.2. Đánh giá về hạn chế của video 360 độ - thực tế ảo trên chuyên trang AP 360 của báo mạng điện tử AP

Song vì video 360 độ - thực tế ảo là loại hình video khá mới mẻ và ứng dụng nhiều yếu tố kỹ thuật nên trong quá trình sản xuất và phát hành loại video này còn gặp nhiều hạn chế.

Thứ nhất, mặc dù thiết bị sản xuất và hỗ trợ xem video 360 độ - thực tế ảo đã có sẵn trên thị trường, song việc đầu tư vào sản xuất video 360 độ - thực tế ảo còn khá tốn kém. Việc xử lý khâu hậu kỳ trong quá trình sản xuất loại video này cũng phức tạp và đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật hơn so với làm phim thông thường. Do vậy, việc đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên thiết kế công nghệ 3D phục vụ việc sản xuất video 360 độ - thực tế ảo là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải toà soạn nào cũng có đầy đủ đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm. Đây cũng là hạn chế khiến cho việc sản xuất loại video công nghệ này không được phổ biến rộng rãi.

Theo nhà báo Lê Quốc Minh, Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam,

VR là loại nội dung còn mới mẻ và chưa ai dám khẳng định nó sẽ đóng vai trò quyết định trong chiến lược nội dung của mỗi tòa soạn. Số lượng tòa soạn trên thế giới áp dụng VR còn rất ít, không chỉ do việc đầu tư tốn kém mà còn ở chỗ người dùng chưa quen với sản phẩm này và không phải ai cũng thích xem, hoặc có thể họ chỉ xem vài lần vì tò mò rồi không quay trở lại. VR chưa được coi là một

64

hướng đi rõ ràng nên việc các tòa soạn chưa quan tâm tới VR, thậm chí video 360 độ, là điều hết sức bình thường [PVS1].

Khảo sát về mức độ quan tâm của công chúng đối với video 360 độ - thực tế ảo trên chuyên trang AP 360, chỉ có 48/100 người được hỏi trả lời rằng họ quan tâm đến loại video này. Điều này cho thấy nhu cầu và sự đón nhận của công chúng đối với video 360 độ - thực tế ảo còn chưa cao.

Thứ hai, do vấn đề công nghệ, nhiều người dùng phàn nàn về việc họ phải tập trung xem video 360 độ - thực tế ảo trong khoảng thời gian dài gây nhức mỏi mắt. Hơn nữa, tâm lý nhiều người dùng không thích xoay nhiều lần các góc quay để xem đa hướng. Điều đó gây bất tiện, nhất là trong trường hợp người dùng đang di chuyển mà không ở vị trí cố định.

Dù việc xem video 360 độ - thực tế ảo nhận được sự hỗ trợ từ các thiết bị bên ngoài như kính thực tế ảo. Tuy nhiên, theo ông Minh,

không phải người dùng nào cũng thích sử dụng kính VR, và không có sẵn kính VR trong gia đình. Đó là lý do mà New York Times quyết định phát miễn phí 1 triệu kính VR Google Cardboard cho độc giả để lôi kéo họ trải nghiệm và giữ chân người dùng với các dự án VR khác [PVS1].

Thứ ba, đường cắt cảnh trong video 360 độ - thực tế ảo thực sự là một

vấn đề đáng lo ngại bởi quá trình ghép ảnh của một vài máy quay với nhau,

người dùng có thể nhìn thấy đường ghép là các cạnh của mỗi cảnh riêng biệt. Nếu nhân vật đi qua đường ghép thì người đó có thể xuất hiện dưới dạng ảnh méo. Do vậy trong quá trình quay và dựng video cần thận trọng với những đường ghép này để hạn chế nhân vật xuất hiện vào đường cắt.

65

Đường cắt cảnh trong tác phẩm Summer Symphony (tạm dịch: Giai điệu mùa hè) trên AP 360

Thứ tư, vấn đề xây dựng nội dung video 360 độ - thực tế ảo còn khá mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm rộng rãi. Với các thể loại tin, ghi nhanh, đặc trưng của thể loại này là tính cập nhật, thông tin nhanh đến công chúng, song quy trình sản xuất loại video 360 độ - thực tế ảo lại khá mất thời gian và tương đối phức tạp, không phù hợp để xây dựng thể loại này. Với các thể loại thuộc nhóm chính luận như xã luận, bình luận, phê bình, điều

tra, … video 360 độ - thực tế ảo không hoàn toàn thể hiện được yếu tố nhập

vai của người xem khi các sản phẩm thuộc thể loại này mang đậm tính cá nhân của tác giả.

Thứ năm, do những yêu cầu phức tạp của yếu tố kỹ thuật, hiện không có nhiều video 360 độ - thực tế ảo sử dụng đồ hoạ. Theo khảo sát về mức độ quan tâm của công chúng đối với video 360 độ - thực tế ảo trên chuyên trang AP 360 của báo mạng điện tử AP, có đến 47.9% người được hỏi trả lời rằng các yếu tố đồ hoạ được sử dụng trong các video 360 độ - thực tế ảo trên trang báo này hay, hấp dẫn và nên được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, khảo sát trên chuyên trang AP 360 cho thấy chỉ có 13% video sử dụng đồ hoạ trong tác

66

phẩm. Điều này cho thấy yếu tố đồ hoạ chưa đáp ứng được nhu cầu của công

chúng và phần nào ảnh hưởng đến việc thể hiện nội dung của video 360 độ - thực tế ảo.

67

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả tiến hành khảo sát đặc điểm của video 360 độ - thực tế ảo trên chuyên trang AP 360 của báo mạng điện tử AP trong thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016.

Cụ thể, tác giả đi sâu vào tìm hiểu những thông tin cơ bản về Hãng thông tấn AP và chuyên trang AP 360 trên trang báo mạng của hãng thông tấn này.

Đồng thời thực hiện các khảo sát về tần suất đăng tải, những đặc điểm về nội dung và hình thức của các video 360 độ - thực tế ảo trên chuyên trang AP 360. Từ đó, tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá về thành công, hạn chế và mức độ quan tâm của công chúng đối với loại hình video công nghệ mới mẻ này đăng tải trên chuyên trang AP 360 của báo mạng điện tử AP.

68

Chƣơng 3

RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC SỬ DỤNG VIDEO 360 ĐỘ - THỰC TẾ ẢO Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY 3.1. Đối với cơ quan báo chí

3.1.1. Cần có sự đầu tư nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật trong quy trình sản xuất và phát hành video 360 độ - thực tế ảo

Các cơ quan báo chí cần tập trung nghiên cứu phát triển các ứng dụng khoa học - công nghệ, đồng thời phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ về kỹ thuật và hiểu biết sâu về báo chí để sản xuất ra các tác phẩm video 360 độ - thực tế ảo chất lượng.

Trong cuốn luận văn thạc sĩ “Vấn đề ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong tác phẩm báo chí đa phương tiện”30, tác giả Bùi Thị Vân Anh có khẳng định: “hiện nay đa số các cơ quan báo chí đều lựa chọn kỹ thuật video 360 độ để làm báo nhúng (tên gọi khác của loại hình báo chí có sử dụng công nghệ thực tế ảo) do video 360 độ dễ triển khai và thời gian thực hiện cũng nhanh hơn so với kỹ thuật đồ hoạ 3D tương tác”[3, tr.76].

Theo đánh giá của TS. Vũ Tuấn Anh, Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, “yếu tố kỹ thuật công nghệ là rất quan trọng, trong tương lai hy vọng sẽ phát minh ra máy quay 360 độ quay được các góc đa chiều” [PVS2].

Các cơ quan báo chí cần thường xuyên cập nhập những xu hướng mới nhất liên quan đến video 360 độ - thực tế ảo, hợp tác với các công ty công nghệ để tạo ra những sản phẩm video 360 độ - thực tế ảo chất lượng. Theo

nhà báoLê Quốc Minh, Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam,

30Bùi Thị Vân Anh (2016), “Vấn đề ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong tác phẩm báo chí đa phương tiện”.

69

các công ty công nghệ sẽ phải nghiên cứu để đạt tới mức độ công nghệ tiên tiến hơn, khi đó người dùng đeo kính VR không có cảm giác đeo kính mà như thể họ nhìn bằng mắt thường. Kế đến là vấn đề nội dung - là phần trách nhiệm của các cơ quan báo chí cũng như các đơn vị sản xuất nội dung, ứng dụng. Sản phẩm VR phải có chất lượng cao cả về nội dung lẫn hình ảnh thì mới mong thu hút được người dùng [PVS1].

nếu có chiến lược đầu tư vào VR, thứ cần nhất là quyết tâm của người đứng đầu một tòa soạn, chứ công nghệ và nguồn nhân lực không phải là yếu tố then chốt bởi công nghệ cũng có nhiều cấp độ và nguồn nhân lực đi theo cũng vậy. Không có thử nghiệm nào chắc chắn dẫn đến thành công, nhưng không có thành công nào mà không bắt đầu từ những thử nghiệm, thậm chí nhiều thử nghiệm thất bại. Vì thế yêu cầu duy nhất để triển khai VR trong báo chí hay bất kỳ một công nghệ nào khác thì yêu cầu quan trọng nhất là một sự thay đổi về tư duy làm báo [PVS1].

Bên cạnh đó, cần phát triển các ứng dụng hỗ trợ xem video 360 độ - thực tế ảo trên nền tảng di động cho phép người dùng dễ dàng tiếp cận và tương tác với các sản phẩm video này. Hiện một số cơ quan báo chí lớn trên thế giới đã có chiến lược hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn để phát triển các ứng dụng xem video 360 độ - thực tế ảo thông qua điện thoại di động. Tháng 8/2016, Hãng thông tấn hàng đầu thế giới Reuters hợp tác với

Samsung cho ra mắt trang chuyên mục Focus 36031, nơi chuyên đăng tải các

sản phẩm tin tức thực tế ảo, ảnh và video 360 độ trên nền tảng Android của Samsung. Tuy nhiên, chỉ một vài thiết bị di động công nghệ cao của hãng như

Samsung Galaxy S6 và S7 mới xem được các sản phẩmcủa Focus 360 qua bộ

kính đeo Samsung Gear VR.

31Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tin-cong-nghe/nguoi-doc-sap-duoc-thuong-thuc-tin- tuc-thuc-te-ao-318530.html

70

Trang chuyên mục Focus 360 của Hãng thông tấn Reuters hợp tác với tập đoàn Samsung

3.1.2. Đề xuất phát hành video 360 độ - thực tế ảo dưới dạng video độc lập và lồng ghép chúng trong tác phẩm đa phương tiện

Trong cuốn luận văn thạc sĩ “Vấn đề ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong tác phẩm báo chí đa phương tiện”32, tác giả Bùi Thị Vân Anh có đề xuất hướng ứng dụng của công nghệ thực tế ảo trong việc sản xuất các tác phẩm

báo chí: “Phát hành các bài báo nhúng dưới dạng video độc lập và nội dung

thực tế ảo được lồng ghép trong tác phẩm báo chí đa phương tiện như là một hình thức bổ sung, tăng thêm giá trị thông tin” [3, tr. 72].

Video 360 độ - thực tế ảo được xem như thành tố quan trọng góp phần làm phong phú, đa dạng thêm nội dung và hình thức của tác phẩm đa phương tiện như mega story hay long-form.

So với các tác phẩm video thông thường, video 360 độ - thực tế ảo mang tính mới mẻ, đặc sắc hơn bởi người xem được hoàn toàn trải nghiệm vào không gian đa chiều được giả lập bằng máy tính nên khả năng tương tác cũng cao hơn. Do vậy, việc sản xuất video 360 độ - thực tế ảo với thời lượng

Một phần của tài liệu Đặc điểm của video 360 độ thực tế ảo trên chuyên trang ap 360 của báo mạng điện tử ap” (khảo sát thời gian từ tháng 122015 đến tháng 122016) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)