Giải pháp về quản lý và phát triển nguồn thu

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính tại đài truyền hình việt nam (Trang 106 - 116)

5. Kết cấu cùa luận văn

4.2.3. Giải pháp về quản lý và phát triển nguồn thu

Thực hiện cơ chế tài chính theo hướng tự chủ thì chiến lược tăng thu là điều kiện không thể thiếu của đơn vị. Việc nâng cao doanh thu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, do vậy muốn nâng cao doanh thu đòi hởi phải kết

hợp nhiều biện pháp.

4.2.3. ỉ. Đa dạng hoá dịch vụ

Việt Nam hiện nay có khoảng 31 triệu người dùng internet, gần 9 triệu người sử dụng các mạng xã hội và hơn 128 triệu điện thoại di động cùng các dịch vụ đang không ngừng lớn mạnh. Điều đó tạo ra sức hấp dẫn cho thị

trường kinh doanh online.

Mức đầu tư cho quáng cáo qua phương tiện truyền thông xã hội dự kiến sẽ vượt qua thị trường quảng cáo Internet nói chung, và tăng trưởng khoảng

18% trong quãng 2014-2019. Điêu này đang làm dịch chuyên dòng vôn từ thị trường quảng cáo truyền thống sang quảng cáo trên các phương tiện cá nhân. Các phương tiện truyền thông xã hội, các trang web như Facebook đã tăng thị phần của mình trong thị trường quảng cáo trực tuyến nói riêng, và mức giá trung bình cho quảng cáo ở các trang web này đã tăng lên gấp mười lần. Trong thời gian qua, giá trung bình cho mồi quảng cáo trên Facebook tăng 220% mồi năm.

Từ phân tích thực trạng, thì doanh thu chủ yếu của Đài là từ cung cấp dịch vụ quảng cáo truyền thống, các nguồn thu từ khai thác dịch dụ truyền thoonh truyền hình, dịch vụ truyền hình trên internet hay từ điện thoại di động hoặc từ các lĩnh vực khác là rất thấp và chưa xứng với tầm vóc của Đài THVN. Vì vậy, đa dạng hoá dịch vụ là mục tiêu mang tính chiến lược và lâu dài của Đài THVN trong thời gian tới. Việc ra đời Trung tâm Sản xuất và Kinh doanh nội dung số cho thấy Đài THVN đang từng bước có những mục tiêu phát triển cụ thể.

Vì vậy, giải pháp về nguồn thu cho truyền hình phụ thuộc vào việc đa dạng hóa các sản phẩm truyền hình có chất lượng cao, đồng thời phù hợp với các thiết bị đầu cuối đang là tập quán sử dụng của xã hội (truyền hình trên internet, trên điện thoại di động...). Thực tế đa phần khán giả (đối tượng khán giả của truyền hình trả tiền) đang tiếp cận với truyền hình qua các website trực tuyến, qua các thiết bị di động, smart phone...Do đó, thời gian tới Đài cần tăng cường đa dạng hóa các dịch vụ phục vụ nhu cầu khán già xem truyền hình, trong đó cần quan tâm đến định hướng và phát triền của Trung tâm Sản xuất và Kinh doanh nội dung số đề có thể cạnh tranh với các thương hiệu đã có trên thị trường.

4.2.3.2. Khai thác hiệu quá hoạt động tài chính

Qua phân tích doanh thu nhận thấy, cơ cấu nguồn thu từ hoạt động tài chính của Đài mới chỉ tập trung chủ yếu từ nguồn thu lãi tiền gửi. Doanh thu

từ đâu tư vôn liên doanh liên kêt mang lại hiệu quả chưa cao, việc đánh giá góp vốn liên doanh, liên kết chưa được quan tâm sát sao, hiệu quả mang lại chưa tương xứng với đồng vốn bỏ ra. Vì vậy, việc giám sát và quản lý vốn tại các đơn vị cần được quan tâm sâu sát. Hàng năm, các ban chức năng phải xây dựng kế hoạch, giao kế hoạch và đánh giá hiệu quả việc đàu tư vốn theo quý, năm để lãnh đạo có những nhận định và định hướng phù hợp nhằm đưa ra

những giải pháp quản lý kịp thời.

4.2.3.3. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và phân tích tài chính

Với bất kỳ doanh nghiệp nào, lập kế hoạch thu, chi rất quan trọng. Công tác lập kế hoạch thu ảnh hưởng đến công tác kế hoạch chi bởi vì nhiều khoản chi sẽ phụ thuộc vào kế hoạch thu như ước thực hiện quỳ lương, chênh lệch thu chi. Đặc biệt với đặc thù của Đài THVN có nhiều chương trình phát sinh, việc mua bản quyền các chương trình mang tính quốc tế và khu vực khó lường trước được giá. Vì vậy, việc lập kế hoạch là rất quan trọng.

Việc lập kế hoạch càng sát với thực tế thì việc định hướng và đưa ra những hoạch định về tài chính sẽ hiệu quả. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng hướng dần kiến thức về quản lý kế hoạch cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác kế hoạch tại đơn vị trực thuộc.

Xây dựng và giao kế hoạch sản xuất cho các đơn vị đăm bảo sát thực, phù hợp với năng lực và khả năng phát triển, hàng tháng, quý đánh giá thực hiện kế hoạch để đề ra biện pháp kịp thời khắc phục nhằm hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đề ra.

Bên cạnh việc lập kế hoạch thu thì phân tích tài chính cũng là cơ sở để dự đoán tài chính, từ đó giúp cho nhà quản lý tài chính ra quyết định đúng đắn kịp thời. Đồng thời việc phân tích tài chính cũng là một cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính cho Đài.

Việc lập kê hoạch và công tác phân tích tài chính đặc biệt đôi với các chương trình mua, đối bản quyền và các chương trình liên kết cần có tiêu chí quy định cụ thể cho hiệu quả của từng thể loại nhằm kiểm soát được doanh thu và chi phí.

Quản lý nguồn thu, kế hoạch phát sóng của Đài đồng thời lập kế hoạch sản xuất là giải pháp tối ưu cho việc quản lý tài chính của Đài nhất là việc có thể phải xem xét đến các chi phí cơ hội và điều tiết kế hoạch chung toàn Đài, kịp thời điều chỉnh sàn xuất chương trình phát sóng đến từng đơn vị, khung giờ nhằm mục đích thu hút quảng cáo và các dịch vụ truyền hình về cho Đài. Từ đó có các quyết sách mang tầm chiến lược, điều chỉnh tài chính phù hợp đến từng chương trình từng đơn vị trực thuộc để điều tiết việc cấp phát kinh phí quản lý chặt chẽ dòng tiền của Đài.

4.2.4 Giải pháp về quản lý và kiểm soát chi:

Cơ chế quản lý tài chính tại Đài THVN và các đơn vị trực thuộc trên thực tế đã mang lại những kết quả rất tích cực thể hiện bằng sự phát triển với tốc độ cao và ổn định của Đài trong suốt thời gian qua. Xong, cơ chế quàn lý tài chính nói chung và quản lý chi phí nói riêng của Đài THVN cũng đã bộc lộ những nhược điểm nhất định. Trong bối cảnh kinh tế trên thế giới và trong nước như hiện nay thì Đài THVN đang đứng trước những thách thức rất lớn trong vấn đề quản lý chi phí hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo cân đối thu chi và xác định quỳ lương hàng năm. Vì vậy, để kiểm soát, quân lý chi phí chúng ta phải thực hiện đồng thời các biện pháp:

4.2.4.1. về chi sản xuất chương trình:

Chi sản xuất chương trình luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn chi của Đài THVN, vì vậy cần phải xây dựng và kiểm soát chi tiết kế hoạch về chi phí sản xuất trong đó chi mua, đổi bản quyền, hợp tác kinh doanh, chi đặt hàng và chi phí sản xuất chương trình. Các đơn vị khi xây dựng kế hoạch phái tính toán chặt chẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất chương trình và nhiệm vụ

được giao, hạn chê việc phải bô sung điêu chỉnh trừ trường hợp đặc biệt do nguyên nhân khách quan. Công tác lập kế hoạch chi cần được thực hiện thống nhất, sát với việc thực hiện nhiệm vụ của các đon vị và quyết toán chi phí năm trước. Việc tăng chi phí phải gắn với việc tăng trưởng nguồn thu.

4.2A.2. về chi nghiệp vụ chuyên môn:

Thực hiện nghiêm chỉ thị của Tồng giám đốc về việc tiết kiệm, chổng lãng phí

Các đơn vị càn tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy định sử dụng điện thoại, rà soát, điều chỉnh lại các tiêu chuẩn, định mức về đổi tượng được trang bị, mức thanh toán cước phí trên tinh thần tiết giảm tối đa; tăng cường kiểm soát chi phí sử dụng điện thoại, không sử dụng điện thoại cơ quan vào việc riêng.

Thực hiện gửi, nhận văn bản và chỉ đạo, xử lý công việc qua Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc của Đài THVN, cắt giảm bớt đầu báo, tạp chí tăng cường khai thác thông tin trên mạng internet.

Rà soát, sửa đổi các quy định về định mức tiêu hao xăng dầu đối với xe ô tô, định mức sử dụng đối với các máy móc, thiết bị trong cơ quan đảm bảo phù họp với thực tế; tăng cường sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của các bộ phận có liên quan.

Xây dựng định mức chi phí đối với truyền dẫn phát sóng làm cớ sở triển khai dịch vụ kinh doanh trong thời gian tới.

4.2A.3. Phân hô hợp lý chi phí nhân sự

Những nhân tố quan trọng trong tối ưu hóa chi phí nhân sự bao gồm lựa chọn nhân sự, đào tạo, và thúc đẩy nhân viên làm việc.

- Lập kế hoạch sản xuất hợp lý hơn để có cơ sở bố trí điều độ lao động,

r

có kê hoạch sừ dụng cộng tác viên

- Phân tích định biên toàn Đài, xem xét hệ thông một cách linh hoạt, thay đổi nhân sự nếu càn thiết. Xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ, từng vị trí, chức vụ để có kế hoạch tuyển dụng lao động và sử dụng lao động hợp lý.

- Tránh tình trạng đào tạo lãng phí không sử dụng chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo dựa trên nguyên tắc căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuấn ngạch, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; nhu cầu công việc và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Đài THVN.

- Xây dựng lại quy chế trả lương cơ cấu lại quỳ tiền lương thực hiện, xây dựng lại hệ số, định mức áp dụng đối với từng loại lương.

- Quy định phân loai tỷ lệ hưởng lương theo đặc thù từng đơn vị đồng thời quy định mức lương sản phấm tổi đa cho các chức danh quản lý của khối sản xuất để phát huy trình độ chuyên môn của các chức danh quản lý đồng thời giữ được mức cân đối thu nhập theo mặt bằng chung toàn Đài.

Phân chia, xếp loại các đơn vị, các chức danh theo nhiều cấp độ chuyên môn.

- Giải pháp ứng dựng công nghệ thông tin vào việc quản lý nhân sự, hỗ trợ công việc tính lương, các khoản phải nộp và xác định thuế thu nhập hàng năm của người lao động toàn đài. Nhằm hạn chế sai sót trong việc tính toán chi phí lương, các khoản theo lương đến từng người lao động và kịp thời cung cấp các thông tin về lao động, tiền lương, định biên lao động.

4.2.5. Giải pháp về phân cấp quản lý, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc• •

Kiểm tra là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong quản lý vì kiểm tra giúp phát hiện tính đúng sai của kế hoạch, cơ cấu tổ chức quản lý, tính phù hợp của các phương pháp mà cán bộ quàn lý đang sử dụng để tiếp tục hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển chung của hệ thống quản lý.

Kiêm tra đảm bảo cho các kê hoạch được thực hiện với hiệu quả cao• • • • • 1 thông qua việc chủ động phát hiện sửa chữa những sai lầm trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Kiểm tra đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo, giúp duy trì hoạt động của hệ thống theo yêu cầu. Đồng thời phát hiện, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý để hoàn thiện quy chế quàn lý và điều tiết kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ, xây dựng nội dung kiểm tra các đơn vị theo chuyên đề cụ thể để kịp thời chấn chỉnh công tác kế toán, đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát, duyệt chi chứng từ thanh toán và lập sổ kế toán, Báo cáo tài chính đúng quy định của Luật kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp và hướng dần áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp của Đài THVN.

Cùng với việc hoàn thiện Quy chế quản lý tài chính, công tác xây dựng kế hoạch, quản lý và thực hiện các quy định tài chính trong Đài và các đơn vị trực thuộc cần tiếp tục được phân cấp mạnh hơn, thông thoáng hơn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định. Trong thời gian qua, công tác quản lý tài chính của Đài đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như thực tiễn nhằm tận dụng những đặc thù mà cơ chế tự chủ tài chính như một doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt áp dụng cho Đài Truyền hình quốc gia.

Thực hiện phân cấp quản lý tài chính hơn nữa cho các đơn vị để gắn quyền lợi với trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị với phạm vi được phân cấp: Có thế giao cho Giám đốc Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ truyền hình được chủ động quyết định giá quảng cáo, tỷ lệ giảm giá quảng cáo và giá cả mua đối bản quyền các chương trình, nhưng phải đảm bảo doanh thu quảng cáo năm sau cao hơn năm trước từ 10-20%.

Tiến hành kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc thực hiện quyết toán thu chi hoạt động tài chính của các đơn vị. Định kỳ đầu mỗi quý, các đơn vị

có báo cáo tình hình quản lý tài chính cùa đơn vị trong quý trước, phân tích rõ kết quả đạt được, những tồn tại, phân tích nguyên nhân và kiến nghị giải pháp, đồng thời có kế hoạch và giái pháp thực hiện. Thông qua đó giúp sớm phát hiện các vi phạm, uốn nắn kịp thời, có biện pháp xử lý nghiêm những vụ

việc vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính tại các đơn vị.

KÉT LUẬN

Nen kinh tế thị trường với những quy luật của nó vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hòi nhà quản trị doanh nghiệp phải biết nắm bắt tận dụng thời cơ, kịp thời đưa ra những chính sách kinh doanh hợp lí mà mục tiêu cần hướng tới đó là tăng doanh thu, giảm chi phí.

Trong bối cảnh và tình hình hoạt động hiện nay, việc quản trị tài chính theo hướng tự chủ là vấn đề cấp thiết và trọng tâm. Dưới góc độ nghiên cứu, đề tài “Quản trị tài chính tại Đài truyền hình Việt Nam ” theo hướng tự chủ được tiến hành nhằm tìm ra giải pháp hiệu quà để giải quyết vấn đề này. Quá trình nghiên cứu và phân tích trong khuôn khổ của đề tài, trên cơ sở thực hiện cơ chế tài chính như doanh nghiệp, đề tài đã đánh giá được thực trạng về coogn tác xây dựng kế hoạch, quản trị doanh thu, chi phí tại Đài, các yếu tố tác động đến quản trị tài chính của Đài. Đề xuất các giải pháp quản trị tại chính theo định hướng tự chủ tại Đài THVN. Trong khuôn khố giới hạn của luận văn, khả năng trình độ của tác giả, việc nghiên cứu luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung, phương pháp tiếp cận. Tác giả hy vọng những vấn đề được nêu trong luận văn có thể đóng góp trong việc quản trị tài chính tại Đài THVN trong tình hình mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường

đại học công lập ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Bộ Tài chính (2003), Báo cáo tham luận cùa các bộ và địa phương tổng kết triển

khai thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/12/2002 của Chính phủ và quyết định 192/2001/QĐ-TTG ngày 17/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Tài chính (2015), Hội thảo “Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự

nghiệp công lập”.

4. Bộ Tài chính (2019), Thông tư số 09/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ

Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Đài THVN.

5. Vũ Duy Hào, Trần Minh Tuấn (2021), Giáo trình "Tài chính Doanh nghiệp",

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính tại đài truyền hình việt nam (Trang 106 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)